Biện pháp 3: Xây dựng quy trình và quản lý quy trình đánh giá KQHT của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 73)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng quy trình và quản lý quy trình đánh giá KQHT của

KQHT của học viên trong ĐTTT

3.3.3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Theo tác giả Lê Đức Ngọc (2001), quy trình kiểm tra-đánh giá KQHT phải được xây dựng trên cở sở 5 nguyên tắc của Stuffebean và Guber:

Hệ thống phòng học tập trung Hệ thống phòng học tập trung Hub Hub Bộ phận Quản lý Internet Server

1. Đánh giá là một quá trình có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của mục tiêu đã đề ra.

2. Quy trình và công cụ đánh giá phải được lựa chọn theo mục tiêu đánh giá.

3. Để đánh giá cần phải có nhiều công cụ và biện pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp.

4. Biết những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng. 5. Đánh giá chỉ là phương tiện đi đến mục đích chứ bản thân nó không

phải là mục đích.

3.3.3.2. Xây dựng quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Quy trình ĐGKQHT của sinh viên bao gồm các bước sau: 1. Xác định mục đích kiểm tra đánh giá

2. Xác định chuẩn mục tiêu và các nội dung kiểm tra đánh giá 3. Lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp

4. Lựa chọn hoặc xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá 5. Phân tích câu hỏi

6. Tổ chức kiểm tra-đánh giá 7. Chọn cách chấm và cho điểm 8. Phân tích thống kê số liệu kết quả 9. Chuẩn hóa kết quả

10.Công bố kết quả

Hình 13: Mục tiêu môn học

Mục đích của việc ĐGKQHT của học viên là xác định mức độ kết quả giảng dạy và học tập của học viên sau khi kết thúc một bài học, một phần hay một chương trình hay cả khóa học, làm cơ sở cho việc điều chỉnh quá trình dạy học theo hướng tích cực và đảm bảo chất lượng.

Đánh giá KQHT của học viên có vai trò thúc đẩy hoạt động của học viên thông qua việc tạo ra động cơ học tập đúng đắn, đặc biệt tăng cường tính tích cực của người học trong ĐTTT. Thông tin phản hồi kịp thời từ kết quả đánh giá cho học viên là yếu tố tích cực giúp học viên chủ động hơn trong kế hoạch học tập. Dựa vào thông tin phản hồi, học viên hiểu được họ đang ở đâu và họ phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu học tập.

ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT phải làm tốt vai trò định hướng cho hoạt động của dạy và học của thầy và trò để đạt được mục tiêu đào tạo, xác định kết quả học tập của học viên so với chuẩn đề ra, giúp học viên tự

đánh giá những thay đổi của bản thân và động viên họ trong quá trình học tập, giúp giảng viên và học viên điều chỉnh hoạt động dạy-học và giúp nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong tổ chức đào tạo. Tự học và tự KT- ĐG là một trong những đặc thù cơ bản của ĐTTT, do vậy ĐGKQHT của học viên phải thúc đẩy được quá trình tự học của học viên, tự KT-ĐG và động viên giảng viên tích cực nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

Như vậy, ĐGKQHT của học viên phải làm tốt chức năng định hướng, chức năng chẩn đoán, chức năng xác nhận và phát triển trong quá trình dạy-học đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc khách quan, toàn diện, hệ thống và phát triển.

KT-ĐG KQHT phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- KT-ĐG phải có tính quy chuẩn, mục đích, mục tiêu và tiêu chí rõ ràng: KT-ĐG dù theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều nhằm mục tiêu thúc đẩy hoạt động dạy học phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích phát triển cho người được KT-ĐG. Do vậy, KT-ĐG cần tuân theo những chuẩn mực (tiêu chí) nhất định và có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Những chuẩn mực và mục tiêu này được công khai trong quy định hoạt động KT-ĐG đối với người được KT-ĐG.

- KT-ĐG có quy trình hoàn thiện và được xây dựng theo mục tiêu đánh giá

KT-ĐG phải có quy trình hoàn thiện và quy trình này được xây dựng trên cơ sở mục tiêu, tiêu chí KT-ĐG. KT-ĐG phải tuân thủ và được tiến hành theo các bước chặt chẽ và thống nhất trong quy trình. Việc KT-ĐG phải được xác định rõ về mặt mục tiêu, nội dung cũng như cách thức, thời điểm thực hiện, chỉ có vậy mới tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng trong quá trình KT-ĐG và kết quả mới đảm bảo tính ổn định “nội tại” của nó.

- KT-ĐG phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu

Quá trình KT-ĐG cần thực hiện theo kế hoạch, có hệ thống và tuân theo các chuẩn mực nhất định. Kiểm tra một cách có hệ thống giúp thu thập chính xác, đầy đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách quan, toàn diện. Cần thực hiện các hình thức KT-ĐG thường xuyên với KT-ĐG định kỳ. Số lần, hình thức kiểm tra cần phù hợp với đặc thù của công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT.

- KT-ĐG phải sử dụng kết hợp nhiều công cụ và được lựa chọn theo tiêu chí đánh giá

Công cụ và hình thức KT-ĐG phải được lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí KT-ĐG. Mỗi công cụ và hình thức KT-ĐG đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Sử dụng kết hợp nhiều công cụ KT-ĐT để cho kết quả KT-ĐG tổng hợp, tránh được sự may rủi trong KT-ĐG và cho kết quả KT-ĐG công bằng, khách quan.

- KT-ĐG phải được quản lý và thực hiện nghiêm túc, khoa học

Để KT-ĐG có chất lượng, ngoài việc xác định mục tiêu, tiêu chí, hình thức KT-ĐG phù hợp... việc quản lý và thực hiện KT-ĐG nghiêm túc, khoa học cũng rất quan trọng. Điều này làm cho KT-ĐG được tiến hành đúng mục tiêu và tiêu chí đề ra và kết quả KT-ĐG phản ánh chính xác KQHT. KT-ĐG thực sự có hiệu quả khi nó được quản lý và thực hiện nghiêm túc theo quy trình phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của người KT-ĐG.

3.3.3.3. Công cụ đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Công cụ chính để ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT là hệ thống đánh giá điện tử (e-Assessment). Hệ thống này được kết nối với hệ thống học bạ điện tử (e-Portfolio) để lưu trữ kết quả KT-ĐG học viên. Kết quả

KT-ĐG của học viên bao gồm tự KT-ĐG và KT-ĐG theo quy định. Trong quá trình học tập, học viên có thể chủ động lên kế hoạch tự KT-ĐG cho mình. Hệ thống đánh giá điện tử phải có ngân hàng đề thi đa dạng, bám sát với chương trình học, phù hợp với các đối tượng học viên.

Đối với hình thức tự KT-ĐG, học viên có thể làm bài kiểm tra trực tuyến trên hệ thống đánh giá điện tử. Kết quả tự KT-ĐG sẽ được lưu trữ vào hệ thống học bạ điện tử. Như vậy, hệ thống học bạ điện tử sẽ lưu trữ kết quả toán bộ tiến trình tự học của học viên. Hệ thống đánh giá điện tử cũng có thể xuất bản ngân hàng câu hỏi ra hoặc công cụ giúp học viên tự KT-ĐG thông qua đĩa CD-ROM, USB,... đối với những học viên không có điều kiện sử dụng Internet.

Hệ thống đánh giá trực tuyến cần được thiết kế, xây dựng đáp ứng được yêu cầu KT-ĐG khi triển khai cho các nhóm tuổi học viên khác nhau. Theo tổ chức JISC, khi xây dựng hệ thống đánh giá điện tử, cần lưu ý đến “tài nguyên cần được cung cấp” cho các nhóm tuổi sẽ khác nhau. Các yêu cầu về KT-ĐG trong ĐTTT đối với các nhóm tuổi cũng khác nhau [11]:

Nhóm

tuổi Tài nguyên cần được cung cấp Người học cần 5 - 11 - Hệ thống Internet trực tuyến đảm bảo an toàn

và sự dạy dỗ tốt.

- Nguồn tài nguyên học tập và trò chơi đa phương tiện dựa trên Web tương tác.

- Luyện tập và kỹ năng kiểm tra vấn đáp trực tiếp qua điện thoại di động.

- Đối với các đánh giá bắt buộc, giáo viên dựa vào các tài nguyên đánh giá trực tuyến (như là quy định chung tầm cỡ quốc gia).

- Đối với các đánh giá bắt buộc, giáo viên dựa vào các mẫu đánh giá trực tuyến (theo quy

- Truy cập máy tính và tài nguyên học tập ngoài trường học - Đánh giá dựa trên

Web chất lượng cao (ví dụ: đồ họa tương tác) phục vụ cho học tập

Nhóm

tuổi Tài nguyên cần được cung cấp Người học cần định chương trình khung)

- Học bạ điện tử

11 - 14 - Các chương trình kiểm tra vấn đáp qua mạng di động cho đối tượng học tập trong khi di chuyển.

- Các tài nguyên tương tác cho cá nhân, cộng đồng và giáo dục sức khỏe.

- Trò chơi

- Ngân hàng tài nguyên đánh giá trực tuyến (quốc gia)

- Đánh giá không bắt buộc có sử dụng máy tính

- Tài nguyên đa phương tiện trực tuyến theo chương trình khung phục vụ cho học tập (quốc gia)

- Đánh giá dựa trên các trò chơi có tính chất sáng tạo - Được cung cấp mã số học viên duy nhất sử dụng cho học tập suốt đời 14 - 16 - Chứng chỉ học tập số hóa

- Tài nguyên Web tương tác cho ôn tập - Tài nguyên học tập và đánh giá trực tuyến

cho trẻ có năng khiếu.

- Trắc nghiệm các kỹ năng bằng thế giới ảo mô phỏng theo tình huống (Sử dụng CNTT- TT và kiến thức khoa học).

- Các tài nguyên trực tuyến chuẩn theo bậc học - Các kỳ thi kiến thức với sự trợ giúp của máy

tính.

- Thời cơ cho cá nhân hóa vấn đề học tập của học viên, bằng cách tham gia một số đánh giá trực tuyến khi học viên có thể.

16 - 19 - Đánh giá trực tuyến theo sự yêu cầu của một khu vực hoặc tổ chức.

- Đánh giá chẩn đoán về các kỹ năng căn bản - Trắc nghiệm lý thuyết lái xe.

- Học bạ điện tử được chuyển giao cho các cơ sở đào tạo.

- Dung lượng lưu trữ cá nhân trực tuyến cho

Nhóm

tuổi Tài nguyên cần được cung cấp Người học cần phát triển học bạ điện tử cá nhân

19 - 25 - Đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết bằng công cụ đánh giá điện tử cho một số bằng cấp và các khóa học cấp chứng chỉ. - Đánh giá trực tuyến theo sự yêu cầu của một

khu vực hoặc tổ chức.

- Đánh giá chẩn đoán về các kỹ năng căn bản - Trắc nghiệm lý thuyết lái xe.

- Mạng trực tuyến ngang hàng và có người hướng dẫn - Phản hồi trực tuyến chất lượng cao về các đánh giá thường xuyên

25+ - Tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp trực tuyến

- Các khóa học trực tuyến

- Đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết bằng công cụ đánh giá điện tử cho một số bằng cấp và các khóa cấp chứng chỉ. - Các chứng chỉ hướng nghiệp theo yêu cầu

- Lưu trữ cá nhân trực tuyến cho phát triển học bạ điện tử cá nhân - Phản hồi trực tuyến

chất lượng cao về các đánh giá thường xuyên

Bảng 5: Tổng quan về đánh giá điện tử và triển vọng ở các nhóm tuổi khác nhau

Theo báo cáo của tổ chức JISC, đánh giá điện tử đã và đang được triển khai thử ở một số trường Đại học ở Anh và một số nước châu Âu. Các báo cáo của tổ chức JISC về đánh giá điện tử cho rằng: “Kỹ nghệ đánh giá đang trải qua một nguyên tắc biến đổi cơ bản. Một thập kỷ trước, khái niệm đánh giá điện tử thậm chí chưa từng được sử dụng” 5.

Trong một báo cáo của tổ chức JISC về đánh giá điện tử, một sinh viên khi được hỏi về đánh giá điện tử đã phát biểu cảm nghĩ của mình: “Tôi cảm thấy đánh giá bằng máy tính tốt hơn viết tay bởi vì thường bạn quên

những gì bạn định viết....trước khi viết. Bộ não hoạt động nhanh hơn bạn viết tay.”6

Mặc dù đánh giá điện tử có nhiều ưu thế và tiềm năng phát triển tốt nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn hiện hữu trong công tác đánh giá KQHT với sự trợ giúp của máy tính. Để xây dựng một hệ thống đánh giá trực tuyến, trước hết cần có một nguồn lực tài chính. Xây dựng một hệ thống đánh giá điện tử, người ta sẽ nhìn nhận thấy các lợi ích riêng của nó lớn hơn là việc hoàn lại vốn đầu tư.

3.3.3.4. Xây dựng mục tiêu môn học ĐTTT

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, một nền giáo dục nói chung, hay một chương trình đào tạo nói riêng bao giờ cũng có triết lí của nó – mà ta gọi là cơ sở triết học của giáo dục (hay của một chương trình đào tạo). Cơ sở triết học giáo dục định hướng cho sự phát triển của giáo dục: giáo dục ai, giáo dục cái gì, giáo dục như thế nào, và giáo dục để làm gì. Sự định hướng đó giúp ta hoạch định mục đích của giáo dục. Từ mục đích của giáo dục mang tính định hướng, các nhà khoa học và quản lí giáo dục phải xác lập mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của từng bậc học, cấp học, của mỗi chương trình đào tạo và cuối cùng là mục tiêu của từng môn học (hệ mục tiêu) [4].

Tất cả các môn học và ngành học phải có mục tiêu cụ thể và thống nhất. Trong quá trình dạy học, để giảng dạy tốt cần phải có một danh mục chi tiết các mục tiêu cần đạt được, nó thể hiện ở hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh và coi đó như là kết quả của việc dạy học.

Mục tiêu thể hiện ở những hoạt động mà học viên phải thể hiện cụ thể sau mỗi đơn vị giảng dạy. Những mục tiêu này thường được miêu tả bằng những động từ chỉ hành động như: phân tích, so sánh, phân loại, giải thích,

trình bày, tóm tắt, xác định v.v... Như vậy, nói đến mục tiêu học tập là nói đến mức độ thay đổi của học viên sau khi việc giảng dạy kết thúc.

Mục tiêu có thể được viết một cách rất chi tiết, tỉ mỉ, cũng có thể viết khái quát, chung chung. Tuy nhiên, nếu viết mục tiêu quá chi tiết, vụn vặt sẽ khó khăn và mất thời gian trong việc hướng dẫn giảng dạy và học tập. Mục tiêu học tập nên viết cụ thể ở mức độ vừa phải sao cho có đủ thông tin của dạy học và đánh giá. Những mục tiêu này nên tập trung vào những vấn đề cơ bản mà học viên phải nắm được trong các đơn vị kiến thức.

Mục tiêu giáo dục cần đảm bảo đủ số lượng và toàn diện về nội dung. Tức là, đại diện cho nội dung học tập, phản ánh được những vấn đề cơ bản của nội dung, đồng thời đủ về số lượng các mục tiêu. Xác định số lượng các mục tiêu cũng cần căn cứ vào thời lượng giảng dạy, nếu thời lượng giảng dạy lớn thì nên có nhiều mục tiêu hơn thời lượng giảng dạy không lớn.

Xác định mục tiêu học tập cần hướng vào kết quả cao nhất đồng thời có tính khả thi, đòi hỏi học sinh có thể đạt được với sự nỗ lực cao nhất.

Xác định mục tiêu cần phù hợp với xu hướng về dạy học, hướng vào phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, tăng cường tự học, tự nghiên cứu của học viên trong quá trình đào tạo.

3.3.3.5. Xác định hình thức KT-ĐG cụ thể cho môn học trong ĐTTT

Đánh giá là trung tâm của dạy và học. Đánh giá cho chúng ta biết giáo viên đã dạy được những gì và người học đã học được những gì. ĐGKQHT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)