Một số biện pháp pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 68)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.3. Một số biện pháp pháp quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong

ĐTTT ở trƣờng ĐHSP Hà Nội

3.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng quy chế ĐTTT ở trƣờng ĐHSP Hà Nội

Với phương hướng đổi mới của giáo dục hiện nay, yêu cầu coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của người học, chú trọng kỹ năng thực hành của người học. E-Learning - phương thức GD-ĐT mới, được đánh giá là cuộc cách mạng giáo dục thế kỷ 21. Ban hành quy chế ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội nhằm hướng tới đào tạo theo tín chỉ, xây dựng quy trình khép kín trong đào tạo theo mô hình E-Learning và đào tạo theo tín chỉ.

Đối với trường ĐHSP Hà Nội, để có thể triển khai ĐTTT, trước hết nhà trường cần ban hành Quy chế ĐTTT. Quy chế ĐTTT cần đề cập đến các nội dung như đã nêu trong Chương 1: “Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến”.

Quy chế ĐTTT cần được xây dựng dựa trên các vấn đề sau: - Chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn và sứ mệnh của trường

- Các văn bản pháp quy hiện hành về đào tạo, đào tạo từ xa, đào tạo từ xa qua mạng

- Hướng tới mục tiêu đào tạo theo tín chỉ

- Tổ chức quá trình đào tạo (triển khai hệ thống E-Learning) và quản lý học viên (LMS): Tùy thuộc vào quy mô tổ chức ĐTTT, nhà trường có thể liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tổ chức ĐTTT. Các cơ sở liên kết đào tạo chịu trách nhiệm chính quản lý học viên. Trường ĐHSP Hà Nội sẽ ban hành chương trình khung và chương trình chi tiết và áp dụng thống nhất cho các cơ sở liên kết đào tạo 3.

- Thi, kiểm tra kết thúc môn học, khoá học và cấp văn bằng, chứng chỉ: Do đặc thù của ĐTTT là học viên có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý. Việc tổ chức giảng dạy và học tập trong ĐTTT được thực hiện theo hai hình thức: Tự học tại nhà và học tập trung 4.

Học tại nhà: Học viên chủ yếu tự học thông qua các loại tài liệu học tập như bài giảng, sách giáo khoa, giáo trình, băng, đĩa phần mềm máy tính,…; trao đổi, thảo luận về nội dung học tập với giảng viên, học viên khác nhờ máy vi tính và mạng tin học viễn thông [42].

Học tập trung: Mỗi môn học được nhà trường tổ chức giảng dạy tập trung tại trường hoặc cơ sở liên kết từ 15 đến 30% số tiết kế hoạch, để giúp học viên học thực hành các phần khó, giải đáp thắc mắc và tổ chức thi hết môn học…

Với đặc thù là một trường Sư phạm đầu ngành của cả nước, chúng tôi cho rằng nhà trường cần cân nhắc và lựa chọn một số loại hình và một số ngành học có thể triển khai được hình thức ĐTTT thuận lợi, hiệu quả trong thời gian đầu triển khai, phù hợp với các yêu cầu về chất lượng đào tạo của nhà trường, từ đó mới nhân rộng ra các ngành học khác.

Hình 8: Các hệ đào tạo của trường ĐHSP Hà Nội

Để quản lý dược hoạt động ĐTTT nói chung và công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT nói riêng, ban chỉ đạo ĐTTT là bộ phận có chuyên môn về ĐTTT. Ban chỉ đạo ĐTTT có nhiệm vụ:

- Soạn thảo các văn bản, quy định liên quan đến ĐTTT trong phạm vi của trường.

- Xây dựng định hướng phát triển ĐTTT

- Đóng vai trò là hội đồng giám khảo, kiểm soát, đánh giá chất lượng ĐTTT, điều chỉnh các chiến lược liên quan đến ĐTTT

Thành phần của ban chỉ đạo ĐTTT phải là những giảng viên và chuyên gia giỏi về quản lý, phương pháp sư phạm, công nghệ thông tin.

3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện CSVC trong ĐTTT ở trƣờng ĐHSP Hà Nội

Hiện tại, trung tâm CNTT của trường có chức năng quản lý, phát triển hệ thống CNTT trong toàn trường. Ngoài ra, trung tâm cũng tham gia hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo khác của trường.

Với mô hình dạy học truyền thống (hệ giáp mặt), trung tâm CNTT đã tham gia một số hoạt động hỗ trợ công tác đào tạo như: xây dựng các diễn đàn trao đổi học tập giữa giáo viên và sinh viên, cung cấp các thông tin liên

quan đến đào tạo trên Website của trường, biên tập lại các bài giảng thành giáo án điện tử v.v...

Với mô hình ĐTTT, các yêu cầu hỗ trợ được cho công tác đào tạo đòi hỏi trung tâm CNTT phải được tăng cường về năng lực chuyên môn và cơ sở vật chất để có thể đáp ứng được các yêu cầu của ĐTTT.

Trung tâm CNTT phải đóng vai trò là cầu nối giữa giảng viên và học viên trong việc sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ, phát triển tài nguyên học tập, xây dựng và phát triển hệ thống ĐTTT, hệ thống đánh giá điện tử, hệ thống học bạ điện tử...

Trước hết, cần có sự đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên của trung tâm CNTT, hệ thống CNTT của trường. Đánh giá được mức độ đáp ứng của hệ thống CNTT cho kế hoạch ĐTTT của trường. Từ đó, có kế hoạch đào tạo, bỗi dưỡng cho đội ngũ CBQL, nhân viên của trung tâm CNTT.

Ngƣời dạy

Nội dung

Ngƣời học

Hình 9: Hệ đào tạo “giáp mặt”

Ngƣời dạy Nội dung Ngƣời học Hình 10: Hệ đào tạo từ xa Giáo viên hƣớng dẫn Phƣơng tiện hỗ trợ

Trung tâm CNTT của trường khi đó với chức năng xây dựng và phát triển hệ thống ĐTTT của trường, đội ngũ nhân lực của trung tâm sẽ có hai bộ phận cơ bản:

- Bộ phận kỹ thuật viên: Có nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống phần cứng và hệ thống phần mềm phục vụ ĐTTT. Hệ thống phải luôn đảm bảo hoạt động ổn định, kết nối thường xuyên với Internet, ban điều hành (ban chỉ đạo ĐTTT), bộ phận giảng viên, bộ phận phát triển tài nguyên và các cộng tác viên của hệ thống ĐTTT.

- Bộ phận phát triển tài nguyên: Có nhiệm vụ xây dựng và phát triển học liệu cho hệ thống ĐTTT, phối hợp cùng với các bộ phận liên quan

Hình 11: Mô hình Trung tâm điều hành ĐTTT

Bộ phận phát triển tài nguyên

Bộ phận Giảng viên Cộng tác viên

Ban điều hành Internet Web Server Mail Server Database Server Hệ thống Server Administrator

nghiên cứu triển khai hệ thống ĐTTT cho các liên kết ĐTTT của trường. Việc xây dựng và phát triển học liệu phải tuân theo các chuẩn chung của E-Learning, đồng thời dễ dàng triển khai cho các cơ sở liên kết ĐTTT của trường.

Hình 12: Mô hình trung tâm vệ sinh ĐTTT

Các phòng máy tính phục vụ học tập hiện có của trường cũng cần được nâng cấp, đầu tư mới để đáp ứng được các yêu cầu của ĐTTT. Đối với các cơ sở liên kết ĐTTT với nhà trường cũng cần được trang bị phòng máy tính phục vụ ĐTTT.

3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng quy trình và quản lý quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT KQHT của học viên trong ĐTTT KQHT của học viên trong ĐTTT

3.3.3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Theo tác giả Lê Đức Ngọc (2001), quy trình kiểm tra-đánh giá KQHT phải được xây dựng trên cở sở 5 nguyên tắc của Stuffebean và Guber:

Hệ thống phòng học tập trung Hệ thống phòng học tập trung Hub Hub Bộ phận Quản lý Internet Server

1. Đánh giá là một quá trình có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của mục tiêu đã đề ra.

2. Quy trình và công cụ đánh giá phải được lựa chọn theo mục tiêu đánh giá.

3. Để đánh giá cần phải có nhiều công cụ và biện pháp tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp.

4. Biết những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng. 5. Đánh giá chỉ là phương tiện đi đến mục đích chứ bản thân nó không

phải là mục đích.

3.3.3.2. Xây dựng quy trình đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Quy trình ĐGKQHT của sinh viên bao gồm các bước sau: 1. Xác định mục đích kiểm tra đánh giá

2. Xác định chuẩn mục tiêu và các nội dung kiểm tra đánh giá 3. Lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp

4. Lựa chọn hoặc xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá 5. Phân tích câu hỏi

6. Tổ chức kiểm tra-đánh giá 7. Chọn cách chấm và cho điểm 8. Phân tích thống kê số liệu kết quả 9. Chuẩn hóa kết quả

10.Công bố kết quả

Hình 13: Mục tiêu môn học

Mục đích của việc ĐGKQHT của học viên là xác định mức độ kết quả giảng dạy và học tập của học viên sau khi kết thúc một bài học, một phần hay một chương trình hay cả khóa học, làm cơ sở cho việc điều chỉnh quá trình dạy học theo hướng tích cực và đảm bảo chất lượng.

Đánh giá KQHT của học viên có vai trò thúc đẩy hoạt động của học viên thông qua việc tạo ra động cơ học tập đúng đắn, đặc biệt tăng cường tính tích cực của người học trong ĐTTT. Thông tin phản hồi kịp thời từ kết quả đánh giá cho học viên là yếu tố tích cực giúp học viên chủ động hơn trong kế hoạch học tập. Dựa vào thông tin phản hồi, học viên hiểu được họ đang ở đâu và họ phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu học tập.

ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT phải làm tốt vai trò định hướng cho hoạt động của dạy và học của thầy và trò để đạt được mục tiêu đào tạo, xác định kết quả học tập của học viên so với chuẩn đề ra, giúp học viên tự

đánh giá những thay đổi của bản thân và động viên họ trong quá trình học tập, giúp giảng viên và học viên điều chỉnh hoạt động dạy-học và giúp nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong tổ chức đào tạo. Tự học và tự KT- ĐG là một trong những đặc thù cơ bản của ĐTTT, do vậy ĐGKQHT của học viên phải thúc đẩy được quá trình tự học của học viên, tự KT-ĐG và động viên giảng viên tích cực nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

Như vậy, ĐGKQHT của học viên phải làm tốt chức năng định hướng, chức năng chẩn đoán, chức năng xác nhận và phát triển trong quá trình dạy-học đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc khách quan, toàn diện, hệ thống và phát triển.

KT-ĐG KQHT phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- KT-ĐG phải có tính quy chuẩn, mục đích, mục tiêu và tiêu chí rõ ràng: KT-ĐG dù theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều nhằm mục tiêu thúc đẩy hoạt động dạy học phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích phát triển cho người được KT-ĐG. Do vậy, KT-ĐG cần tuân theo những chuẩn mực (tiêu chí) nhất định và có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Những chuẩn mực và mục tiêu này được công khai trong quy định hoạt động KT-ĐG đối với người được KT-ĐG.

- KT-ĐG có quy trình hoàn thiện và được xây dựng theo mục tiêu đánh giá

KT-ĐG phải có quy trình hoàn thiện và quy trình này được xây dựng trên cơ sở mục tiêu, tiêu chí KT-ĐG. KT-ĐG phải tuân thủ và được tiến hành theo các bước chặt chẽ và thống nhất trong quy trình. Việc KT-ĐG phải được xác định rõ về mặt mục tiêu, nội dung cũng như cách thức, thời điểm thực hiện, chỉ có vậy mới tránh được sự tùy tiện, ngẫu hứng trong quá trình KT-ĐG và kết quả mới đảm bảo tính ổn định “nội tại” của nó.

- KT-ĐG phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu

Quá trình KT-ĐG cần thực hiện theo kế hoạch, có hệ thống và tuân theo các chuẩn mực nhất định. Kiểm tra một cách có hệ thống giúp thu thập chính xác, đầy đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách quan, toàn diện. Cần thực hiện các hình thức KT-ĐG thường xuyên với KT-ĐG định kỳ. Số lần, hình thức kiểm tra cần phù hợp với đặc thù của công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT.

- KT-ĐG phải sử dụng kết hợp nhiều công cụ và được lựa chọn theo tiêu chí đánh giá

Công cụ và hình thức KT-ĐG phải được lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí KT-ĐG. Mỗi công cụ và hình thức KT-ĐG đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Sử dụng kết hợp nhiều công cụ KT-ĐT để cho kết quả KT-ĐG tổng hợp, tránh được sự may rủi trong KT-ĐG và cho kết quả KT-ĐG công bằng, khách quan.

- KT-ĐG phải được quản lý và thực hiện nghiêm túc, khoa học

Để KT-ĐG có chất lượng, ngoài việc xác định mục tiêu, tiêu chí, hình thức KT-ĐG phù hợp... việc quản lý và thực hiện KT-ĐG nghiêm túc, khoa học cũng rất quan trọng. Điều này làm cho KT-ĐG được tiến hành đúng mục tiêu và tiêu chí đề ra và kết quả KT-ĐG phản ánh chính xác KQHT. KT-ĐG thực sự có hiệu quả khi nó được quản lý và thực hiện nghiêm túc theo quy trình phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng lực nghiệp vụ của người KT-ĐG.

3.3.3.3. Công cụ đánh giá KQHT của học viên trong ĐTTT

Công cụ chính để ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT là hệ thống đánh giá điện tử (e-Assessment). Hệ thống này được kết nối với hệ thống học bạ điện tử (e-Portfolio) để lưu trữ kết quả KT-ĐG học viên. Kết quả

KT-ĐG của học viên bao gồm tự KT-ĐG và KT-ĐG theo quy định. Trong quá trình học tập, học viên có thể chủ động lên kế hoạch tự KT-ĐG cho mình. Hệ thống đánh giá điện tử phải có ngân hàng đề thi đa dạng, bám sát với chương trình học, phù hợp với các đối tượng học viên.

Đối với hình thức tự KT-ĐG, học viên có thể làm bài kiểm tra trực tuyến trên hệ thống đánh giá điện tử. Kết quả tự KT-ĐG sẽ được lưu trữ vào hệ thống học bạ điện tử. Như vậy, hệ thống học bạ điện tử sẽ lưu trữ kết quả toán bộ tiến trình tự học của học viên. Hệ thống đánh giá điện tử cũng có thể xuất bản ngân hàng câu hỏi ra hoặc công cụ giúp học viên tự KT-ĐG thông qua đĩa CD-ROM, USB,... đối với những học viên không có điều kiện sử dụng Internet.

Hệ thống đánh giá trực tuyến cần được thiết kế, xây dựng đáp ứng được yêu cầu KT-ĐG khi triển khai cho các nhóm tuổi học viên khác nhau. Theo tổ chức JISC, khi xây dựng hệ thống đánh giá điện tử, cần lưu ý đến “tài nguyên cần được cung cấp” cho các nhóm tuổi sẽ khác nhau. Các yêu cầu về KT-ĐG trong ĐTTT đối với các nhóm tuổi cũng khác nhau [11]:

Nhóm

tuổi Tài nguyên cần được cung cấp Người học cần 5 - 11 - Hệ thống Internet trực tuyến đảm bảo an toàn

và sự dạy dỗ tốt.

- Nguồn tài nguyên học tập và trò chơi đa phương tiện dựa trên Web tương tác.

- Luyện tập và kỹ năng kiểm tra vấn đáp trực tiếp qua điện thoại di động.

- Đối với các đánh giá bắt buộc, giáo viên dựa vào các tài nguyên đánh giá trực tuyến (như là quy định chung tầm cỡ quốc gia).

- Đối với các đánh giá bắt buộc, giáo viên dựa vào các mẫu đánh giá trực tuyến (theo quy

- Truy cập máy tính và tài nguyên học tập ngoài trường học - Đánh giá dựa trên

Web chất lượng cao (ví dụ: đồ họa tương tác) phục vụ cho học tập

Nhóm

tuổi Tài nguyên cần được cung cấp Người học cần định chương trình khung)

- Học bạ điện tử

11 - 14 - Các chương trình kiểm tra vấn đáp qua mạng di động cho đối tượng học tập trong khi di chuyển.

- Các tài nguyên tương tác cho cá nhân, cộng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)