Các biện pháp đề xuất phải mang tính hệ thống và đồng bộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 66)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1.Các biện pháp đề xuất phải mang tính hệ thống và đồng bộ

Theo chúng tôi, các biện pháp quản công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội cần đảm bảo được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn tức là phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục, từ đó áp dụng cụ thể vào công tác quản lý trong ĐTTT nói chung và quản lý KQHT trong ĐTTT nói riêng. Các biện pháp phải được xác định dựa trên một chu trình quản lý khép kín bao gồm các khâu cơ bản, mỗi khâu thể hiện một chức năng quản lý cụ thể. Đồng thời trên cơ sở nắm được các mối quan hệ qua lại giữa các chức năng quản lý để điều chỉnh hoạt động quản lý một cách toàn diện, hệ thống, phù hợp với thực tiễn của trường.

Không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc đề cao quá mức bất kỳ biện pháp nào và

lạm dụng nó đều dẫn đến kém hiệu quả trong quản lý. Mỗi biện pháp chỉ có tác động ưu trội phù hợp với một vài quy luật nhất định.

Khi khảo sát việc quản lý công tác ĐGKQHT của học viên trong ĐTTT ở trường ĐHSP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp đề xuất phải phù hợp với các quy định về KT-ĐG hiện hành nói chung, phù hợp với các quy định về KT-ĐG đối với loại hình ĐTTT nói riêng. Công tác quản lý KT-ĐG KQHT trong ĐTTT một mặt sử dụng các công cụ KT- ĐG “dựa trên máy tính” (CBA: Computer-Based Assessment) và KT-ĐG “với sự trợ giúp của máy tính” (CAA: Computer-Assisted Assessment) [11], mặt khác kế thừa có chọn lọc một số phương pháp KT-ĐG truyền thống vẫn còn phù hợp với ĐTTT.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 66)