Ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 31)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.3.Ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục

1.3.1. Ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục

Chúng ta bước vào thế kỷ 21 với xu thế nổi bật là toàn cầu hoá đặc biệt là về công nghệ với ưu thế của công nghệ cao: công nghệ sinh học (công nghệ gen, tế bào, vi sinh…), công nghệ vật liệu (công nghệ vật liệu Composit, vật liệu siêu dẫn…), công nghệ năng lượng (năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử… ), CNTT. Trong các công nghệ trên thì CNTT là công nghệ phát triển nhanh nhất và giữ vai trò công cụ chủ yếu, phổ biến để làm việc, để thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin; để nghiên cứu triển khai các thành tựu của các công nghệ nói trên vào sản xuất và đời sống.

Những thành tựu mới của khoa học công nghệ nửa cuối thế kỷ 20 đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT&TT để phát triển và hội nhập. CNTT&TT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.

CNTT đã trở thành một yếu tố then chốt làm thay đổi các hoạt động kinh tế và xã hội của con người, trong đó có giáo dục. Nhờ có việc ứng dụng công nghệ thông tin, đa phương tiện và E-Learning đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Ứng dụng và phát triển CNTT trong GD-ĐT sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình cập nhật kịp thời và thường xuyên các tiến bộ khoa học và công nghệ trong nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.

CNTT phải giữ một vị trí quan trọng trong GD-ĐT với những lý do chủ yếu sau:

- Những yếu tố cơ bản của CNTT và kỹ năng sử dụng máy vi tính là các bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông của con người đáp ứng những yêu cầu của KH-CN trong kỷ nguyên thông tin, nền kinh tế tri thức.

- Những yếu tố của CNTT&TT còn có thể góp phần phát triển con người. - Máy vi tính, với tư cách là một công cụ không thể tách rời của CNTT

& TT, một tiến bộ KH-KT mũi nhọn của thời đại, cũng cần được sử dụng trong quá trình dạy học để cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

- CNTT&TT là công cụ cho mọi cuộc đổi mới giáo dục, cho mọi ngành học, bậc học.

- CNTT&TT đã đem đến một nguồn tài nguyên thông tin cho tất cả mọi người, làm cho vai trò vị trí của giáo viên thay đổi, người học có thể phát huy tính tích cực chủ động truy cập vào nguồn tài nguyên học tập vô cùng phong phú ở trên mạng Internet với những tiêu chí mới: học mọi lúc, học mọi nơi, học mọi thứ, học một cách mở và mềm dẻo suốt đời cho mọi loại hình giáo dục chính quy hay không chính quy, ngoại khoá.

CNTT & TT đang làm nên một cuộc đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ bao gồm:

- Công nghệ dạy học: CNTT làm thay đổi quá trình dạy học với nhiều hình thức phong phú. Mối giao lưu, tương tác giữa người dạy và người học đặc biệt là giữa người học và máy- thông tin đã trở thành tương tác hai chiều với nhiều kênh truyền thông (Multimedia) là kênh chữ, kênh hình, động hình, âm thanh, màu sắc ... mà đỉnh cao E-Learning.

- Công nghệ quản lý: Từ xưa đến nay, lĩnh vực quản lý mà nội dung cơ bản là sự điều khiển, chủ yếu do con người đảm nhận, có sự hỗ trợ phần nào của các máy móc cơ khí trong các công việc phụ, nên hiệu quả rất thấp. Ngày nay, nhờ có hệ thống điều khiển tự động, thông qua CNTT, phương thức quản lý đã thay đổi góp phần đưa năng suất và chất lượng công việc tăng vọt. Lĩnh vực quản lý lại bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, dù trình độ nền kinh tế là cao hay thấp, nên CNTT đã đem lại một cuộc cách mạng hết sức rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Vì thế, có nhà nghiên cứu coi thời đại ngày nay là thời đại cách mạng quản lý, mà công cụ trực tiếp là công nghệ thông tin.

Làm thay đổi cung cách điều hành và QLGD, hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính để làm việc hiệu quả hơn (kinh tế, thời gian, thông tin, tri thức) và quản lý quá trình học tập.

Vai trò của CNTT đối với GD-ĐT rất to lớn. CNTT&TT vừa là phương tiện, vừa là mục đích của GD-ĐT. CNTT&TT là phương tiện ở chỗ: do có những ưu việt, nó được sử dụng rộng rãi đến mức khó có thể thiếu được trong việc thu thập, xử lý, trao đổi, lưu trữ, tra cứu và sử dụng thông tin quản lý. Với những ưu việt của việc ứng dụng CNTT trong quản lý, ngày nay đã có một ngành khoa học được gọi là MIS (Management Information System), được nghiên cứu về khoa học thu thập, phân tích và xử lý hệ thống thông tin quản lý cho các ngành kinh tế-xã hội, trong đó có giáo dục.

Con người mà chúng ta đào tạo ra nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, hoà nhập được với thế giới trong thế kỷ 21 cần thiết phải có những phẩm chất, tư chất và những kỹ năng đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước, của thời đại, trong đó có những hiểu biết cơ bản và kỹ năng sử dụng CNTT&TT trong mọi công việc và mọi lĩnh vực hoạt động của mình. Vì vậy dạy cho học sinh những hiểu biết cơ bản, rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết về CNTT&TT là mục đích của GD-ĐT.

Trước yêu cầu bức xúc và đòi hỏi thực tế của xã hội, đào tạo chuyên gia về CNTT phải đón đầu nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước về số lượng và chất lượng, muốn vậy ứng dụng và phát triển CNTT trong GD-ĐT phải đi trước một bước. GD-ĐT phải là người hiểu rõ hơn ai hết về vai trò của CNTT&TT, để từ đó tăng cường giảng dạy, đào tạo và coi trọng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục của mình. Hạ tầng viễn thông - Internet phải đi trước và đủ mạnh đáp ứng việc ứng dụng và phát triển CNTT. Ngành GD-ĐT đã, đang và sẽ phải đối diện với cái gọi là “văn hoá Internet, văn hóa Blog”.

Ứng dụng CNTT&TT ở nước ta đã thành một trong những yêu cầu cần thiết, nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH.

Trong báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 9 năm 2004, ở phần Các giải pháp phát triển Giáo dục (trang 60) đã ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, coi trọng vai trò chủ động của người học, phát huy năng lực sáng tạo trong cách tiếp thu và vận dụng tri thức vào cuộc sống ... Từng bước đưa công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quá trình dạy và học... tạo điều kiện áp dụng các công nghệ dạy học hiện đại và các mô hình giáo dục tiên tiến”.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong QLGD

- Giảm chi phí về thời gian - Tăng hiệu quả

- Xử lý thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, dễ chia sẻ tài nguyên - Dễ bảo mật và lưu giữ lâu dài

Hệ thống thông tin QLGD (EMIS - Educational Management Information System)

Để ứng dụng công nghệ thông tin cho từng ngành kinh tế-xã hội, cần thiết kế một hệ thống thông tin quản lý thích hợp (MIS: Management Information System). Hệ thống này bao gồm các lĩnh vực thông tin quản lý cần thiết cho từng ngành KT-XH khác nhau. Mỗi lĩnh vực thông tin của từng ngành lại cần được thiết kế với một hệ thống các thông số cần thiết cho việc quản lý ngành, nói một cách khác, đó là những loại thông tin cần được quản lý. Nếu thiếu những thông tin này thì các nhà quản lý không thể xây dựng chiến lược phát triển ngành hoặc cơ sở đào tạo cũng như để kịp thời ra các quyết định để xử lý các tình huống đột xuất xẩy ra.

Đối với GD&ĐT, để quản lý hệ thống cần có các lĩnh vực thông tin cơ bản sau đây:

- Thông tin quản lý nhân sự; - Thông tin quản lý chuyên môn; - Thông tin quản lý học sinh; - Thông tin kết quả học tập;

- Thông tin quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật; - Thông tin quản lý về tài chính ...

Nếu thiếu hệ thống thông tin này thì không thể quản lý được hệ thống giáo dục.

Các phần mềm QLGD

Mỗi loại thông tin cần có những phần mềm thích hợp để thu thập, xử lý, lưu trữ, trao đổi trong quá trình quản lý. Tương ứng với các lĩnh vực thông tin nêu trên, cần có các phần mềm sau đây:

- Quản lý nhân sự; - Quản lý chuyên môn; - Quản lý học sinh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý kết quả học tập;

- Quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật; - Quản lý tài chính v.v...

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 31)