Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 36)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học:

Là quá trình ứng dụng CNTT&TT vào hoạt động dạy học một cách hợp lý. Trong đó có sử dụng các loại hình TBDH :

- Phim đèn chiếu

- Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu - Băng, đĩa ghi âm

- Băng hình, đĩa hình - Phần mềm dạy học

- Giáo án điện tử, Bài giảng điện tử, Giáo án kỹ thuật số - Trang Web học tập, Phòng thí nghiệm ảo…

Cơ sở của việc cải tiến PPDH là sự lựa chọn nội dung bài học thích hợp, sau đó là việc nghiên cứu áp dụng những phương pháp và phương tiện thích hợp để dạy và học.

Sử dụng đa phương tiện trong dạy học mang lại cho chúng ta nguồn thông tin phong phú và sinh động, bài giảng trở nên trực quan hơn, giảm

bớt tính trừu tượng, bài giảng sống động hơn, thu hút sự tập trung, niềm say mê hứng thú của người học, làm cho người học dễ hiểu và nhớ lâu.

Đa phương tiện góp phần chống dạy chay và học chay trong điều kiện cơ sở vật chất, và trang thiết bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu thốn và lạc hậu như hiện nay.

Đa phương tiện giúp người thầy có thể truyền đạt bằng nhiều con đường khác nhau những lượng thông tin cần thiết giúp cho việc tiếp thu bài học của học sinh. Việc tiếp thu kiến thức có hiệu quả cao khi học sinh nhận được lượng tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau và trong hoạt động riêng của mình, tổng hợp và chọn lọc những nguồn tin đó.

Ngày nay, ứng dụng CNTT&TT trong môi trường dạy học đa phương tiện đã trở thành một yếu tố quan trọng, là một công cụ hữu hiệu để đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nó làm tăng tính tích cực, chủ động của người học trong quá trình tư duy lĩnh hội tri thức mới.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới kiểm tra đánh giá

Công nghệ thông tin hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học, thậm chí có thể nói đáp ứng vượt yêu cầu của việc dạy và học, đặc biệt dạy học từ xa, dạy học trực tuyến.

Trong kiểm tra ĐGKQHT của học sinh, máy tính đã hỗ trợ tích cực trong quá trình đánh giá, trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong việc quản lý đề thi, chọn, đảo đề thi, xử lý kết quả thi.

- Trong quản lý đề thi: Việc ra đề thi và quản lý đề thi là việc làm thường xuyên của giáo viên. Nhờ có sự hỗ trợ của máy tính sẽ giúp cho giáo viên đỡ mất nhiều thời gian và công sức vào việc này mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Giáo viên có thể dùng một phần mềm để quản lý bộ câu hỏi hoặc ngân hàng đề thi và khi cần thiết như số lượng; mức độ câu hỏi ... máy tính sẽ đưa ra những câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra, điều này hoàn toàn mang tính khách quan.

- Trong việc chọn và đảo đề thi: Với dung lượng lớn, máy tính có thể chứa một khối lượng ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học. Trên cơ sở ngân hàng đề thi đã có sẵn trên máy tính, giáo viên có thể chọn dạng câu hỏi khác nhau như câu hỏi nhiều lựa chọn; một lựa chọn; đúng/sai; trả lời ngắn; ghép đôi ...với các mức độ khó; dễ hay trung bình, để kiểm tra theo mục tiêu đã định.

Hiện nay với các phần mềm khác nhau cho phép có thể đảo thứ tự các câu hỏi trong đề thi nên có thể dùng nhiều lần mà vẫn đảm bảo tính khách quan, các học sinh ngồi gần nhau cũng không thể trao đổi bài nên còn chống hiện tượng quay cóp, trao đổi bài, đảm bảo tính công bằng trong thi cử.

- Trong việc xử lý kết quả thi: Sau khi kiểm tra, xử lý kết quả thi cũng là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Trước đây, công việc này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của người giáo viên như trình độ chuyên môn; kinh nghiệm giảng dạy; tình cảm; tâm lý... nên kết quả thường không mang tính khách quan, nhiều khi sai lệch rất nhiều so với thực tế. Nhờ có máy tính với chương trình xử lý kết quả đã làm tăng độ tin cậy; giá trị của bộ câu hỏi và xác định chính xác trình độ của học sinh. Giáo viên sẽ không mất công sức chấm điểm và việc xử lý kết quả thi hoàn toàn mang tính khách quan.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 36)