Xây dựng mạng GMPLS trong mạng biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ GMPLS vào mạng NGN Việt Nam (Trang 99)

Cấu trúc mạng biên đ-ợc tổ chức thành hai phân lớp: (1) Phân lớp mạng lõi.

(2) Phân lớp mạng truy cập.

Mỗi phân lớp mạng có các phần tử định tuyến, chuyển mạch và các phần tử thuộc mạng truyền tải quang.

Trong lớp truyền tải mạng truy nhập, các phần tử truyền tải quang th-ờng dùng công nghệ TDM.

Trong lớp truyền tải mạng lõi: Với mạng cỡ lớn, các phần tử chuyển tải là các chuyển mạch quang. Với mạng trung bình và nhỏ, các phần tử chuyển tải có thể là hồn hợp các thiết bị TDM và chuyển mạch quang hoặc có thể chỉ là các phần tử TDM.

Việc triển khai GMPLS trong mạng biên cũng đ-ợc xây dựng theo ba ph-ơng án: Mô hình chồng lấn, mô hình ngang hàng và mô hình lai ghép.

3.3.2.1 Xây dựng mạng biên theo mô hình chồng lấn- Hình 64.

Về cấu trúc mạng biên theo mô hình chồng lấn phân lớp mạng vẫn gồm 2 lớp mạng:

(1) Lớp mạng lõi.

(2) Lớp mạng truy nhập.

Phân lớp mạng lõi và mạng truy nhập bao gồm các phần tử NG-SDH hoặc các phần tử chuyển mạch quang kết nối với nhau qua các giao diện I-NNI. Hai lớp mạng này kết nối với nhau thông qua các giao diện E-NNI.

Mặt phẳng điều khiển, quản lý của mạng truyền tải quang là một mặt phẳng thống nhất theo công nghệ GMPLS. Các giao diện vật lý kết nối thuộc mạng truyền tải có thể là các giao diện STM-N, giao diện Fast Ethernet, Giga Ethernet, VC-n, VCC v.v.

Hình 64: Xây dựng mạng GMPLS biên theo mô hình chồng lấn Ưu điểm:

Phù hợp cho mạng biên mà mạng định tuyến Router và mạng truyền tải quang có hệ thống định tuyến, điều khiển báo hiệu riêng rẽ.

Cho phép mở rộng quản lý mạng truyền tải quang mà không ảnh h-ởng tới mạng định tuyến hiện có.

Nh-ợc điểm:

Không tận dụng đ-ợc hiệu quả tài nguyên mạng do thông tin về định tuyến và tài nguyên chỉ có nghĩa trong phạm vi mạng GMPLS.

Việc quản lý và điều khiển các sự cố h- hỏng mạng rất phức tạp.

Không thể triển khai chức năng điều khiển, quản lý GMPLS trên toàn mạng. 3.3.2.2 Xây dựng mạng biên theo mô hình ngang hàng- Hình 65.

Các phần tử mạng gồm các bộ định tuyến và các thiết bị chuyển mạch quang kết nối với nhau theo một giao thức thống nhất là các giao thức báo hiệu, định tuyến và điều khiển quản lý.

Trong phạm vi một phân lớp mạng các phần tử kết nối với nhau qua các giao diện I-NNI. Với ph-ơng án triển khai mạng ngang hàng cho mạng GMPLS biên chúng ta sẽ có đ-ợc một mạng với mặt phẳng điều khiển quản lý thống nhất theo bộ giao thức GMPLS và mô hình kiến trúc mạng ASON.

Hình 65: Xây dựng mạng GMPLS biên theo mô hình ngang hàng Ưu điểm:

Sử dụng chung một mặt điều khiển và quản lý thống nhất cho các phần tử mạng khác nhau trong phân lớp truyền tải quang và định tuyến.

Sử dụng tài nguyên mạng hiệu quả trong môi tr-ờng không đồng nhất các thiết bị mạng (Mạng có OXC và Router ).

Việc phát hiện và điều khiển các sự cố trên mạng đ-ợc thực hiện dễ dàng hơn.

Nh-ợc điểm:

Không hỗ trợ trong môi tr-ờng mạng bao gồm nhiều nhà khai thác mạng khác nhau.

3.3.2.3 Xây dựng mạng GMPLS biên theo mô hình lai ghép- Hình 66.

Điểm khác biệt giữa mô hình lai ghép trong mô hình mạng biên và mô hình mạng đ-ờng trục là phạm vi mạng GMPLS bao gồm các phần tử mạng truyền tải quang và mạng định tuyến IP/MPLS. Các bộ định tuyến cổng (Boder Router) thực hiện hai chức năng:

(1) Với phạm vi mạng GMPLS nó sẽ hoạt động nh- một phần tử mạng GMPLS và kết nối các phần tử mạng GMPLS khác thông qua giao diện NNI để thực hiện các chức năng quản lý điều khiển và định tuyến trong mạng GMPLS.

(2) Đối với mạng IP/MPLS nó sẽ thực hiện chức năng quản lý, điều khiển thông qua các giao thức áp dụng cho mạng IP/MPLS. Mặt phẳng quản lý và điều

khiển giữa các mạng IP/MPLS và mạng GMPLS là tách biệt riêng rẽ, không có sự trao đổi thông tin định tuyến, báo hiệu và điều khiển giữa hai mặt phẳng này.

Hình 66: Xây dựng mạng GMPLS biên theo mô hình lai ghép Ưu điểm:

Sử dụng tài nguyên mạng một cách hiệu quả bằng việc thiết lập các kết nối mạng trong môi tr-ờng không đồng nhất giữa mạng định tuyến IP/MPLS và mạng truyền tải quang.

Quản lý và điều khiển lỗi mạng đơn giản vì đ-ợc phân biệt rõ tại ranh giới giữa mạng IP/MPLS và mạng quang.

Nh-ợc điểm:

Ph-ơng án này không phù hợp với mạng có cấu trúc topo đối xứng giữa mạng truyền tải quang và mạng định tuyến Router IP/MPLS.

Vẫn tồn tại hai mặt phẳng điều khiển quản lý quang và mạng định tuyến IP/MPLS.

Sau khi đã phân tích chi tiết việc áp dụng 3 mô hình GMPLS vào mạng trục và mạng biên, d-ới đây sẽ phân tích ph-ơng án xây dựng mạng GMPLS trong điều kiện mạng NGN của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ GMPLS vào mạng NGN Việt Nam (Trang 99)