Giao thức LDP (Label Distribution Protocol)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ GMPLS vào mạng NGN Việt Nam (Trang 33)

LDP đ-ợc chuẩn hoá trong RFC 3036, đ-ợc thiết kế để thiết lập và duy trì các LSP định tuyến không ràng buộc. Vùng hoạt động của LDP có thể là giữa các LSR láng giềng trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hình 26: Vùng hoạt động của LDP

a. Hoạt động của LDP

LDP có 4 chức năng chính là phát hiện LSR láng giềng, thiết lập và duy trì phiên, quảng bá nhãn và thông báo. T-ơng ứng với các chức năng trên, có 4 lớp thông điệp LDP sau đây:

* Discovery: Để trao đổi định kỳ bản tin Hello nhằm loan báo và kiểm tra một LSR kết nối gián tiếp hoặc trực tiếp.

* Session: Để thiết lập, th-ơng l-ợng các thông số cho việc khởi tạo, duy trì và chấm dứt các phiên ngang hàng LDP. Nhóm này bao gồm bản tin Initialization, KeepAlive.

* Advertisement: Để tạo ra, thay đổi hoặc xoá các ánh xạ FEC tới nhãn. Nhóm này bao gồm bản tin Label Mapping, Label Withdrawal, Label Release, Label Request, Label Request Abort.

* Notification: Để truyền đạt các thông tin trạng thái, lỗi hoặc cảnh báo. Các thông điệp Discovery đ-ợc trao đổi trên UDP. Các kiểu thông điệp còn lại đòi hỏi phân phát tin cậy nên dùng TCP.

Phiên LDP là phiên song h-ớng nên mỗi LSR ở hai đầu kết nối đều có thể yêu cầu và gửi liên kết nhãn.

Hình 27: Trao đổi thông điệp LDP

Trong tr-ờng hợp hai LSR không có kết nối lớp 2 trực tiếp thì LSR định kỳ gửi bản tin Hello đến cổng UDP đã biết tại địa chỉ IP xác định đ-ợc khai báo khi lập cấu hình. Đầu nhận bản tin này có thể trả lời lại bằng bản tin Hello khác và việc thiết lập phiên LDP đ-ợc thực hiện nh- trên.

b. Cấu trúc thông điệp LDP

Trao đổi thông điệp LDP thực hiện bằng cách gửi các LDP- PDU (Protocol Data Unit) thông qua các phiên LDP trên các kết nối TCP. Mỗi LDP- PDU có thể mang một hoặc nhiều thông điệp, và các thông điệp này không nhất thiết phải có liên quan với nhau.

Hình 28: LDP header

c. LDP điều khiển độc lập và phân phối theo yêu cầu

Hình 29: Ví dụ LDP chế độ điều khiển độc lập theo yêu cầu

Ví dụ trên đây minh hoạ việc sử dụng bản tin Label Request và Label Mapping trong chế độ công bố nhãn theo yêu cầu và điều khiển LSP độc lập. trình tự thời gian trao đổi các bản tin LDP giữa các đối tác thiết lập một LSP từ router lối vào R1 qua R2 rồi đến router lối ra R3 cho một FEC có prefix “a.b/16”. R1 khởi t³o tiến trình b´ng việc yêu cầu một nh±n cho FEC “a.b/16” từ

hop kế tiếp của nó là R2. Vì sử dụng điều khiển độc lập nên R2 trả ngay một ánh xạ nhãn về cho R1 tr-ớc khi R2 nhận đ-ợc ánh xạ từ downstream là R3. Cả R2 và R3 đáp ứng bằng bản tin Label Mapping, kết quả là trong FIB của R1 và LFIB của R2, R3 có các entry gán kết nhãn hình thành nên đ-ờng chuyển mạch nhãn LSP.

LDP còn hỗ trợ các chế độ phân phối nhãn khác. Khi cấu hình ở chế độ công bố không cần yêu cầu (downstream unsolicited), các router sẽ không dùng bản tin Label request. Nếu điều khiển tuần tự đ-ợc cấu hình trên mỗi giao diện, các yêu cầu nhãn sẽ làm cho các bản tin Label Mapping đ-ợc trả về theo thứ tự từ R3 đến R2, rồi từ R2 về R1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ GMPLS vào mạng NGN Việt Nam (Trang 33)