Những nhân tố sau đây thúc đẩy việc phát triển mạnh công nghệ của mạng truyền tải:
(1) Nhu cầu về dịch vụ (Chủng loại dịch vụ và số l-ợng từng dịch vụ). (2) Thành quả công nghệ mới GMPLS.
(3) Cấu trúc mạng viễn thông NGN của Việt Nam đang phát triển.
3.1.1 Nhu cầu về dịch vụ
Hiện tại và trong t-ơng lai, nhu cầu trao đổi thông tin của con ng-ời đã và đang phát triển bùng phát cả về số l-ợng và loại hình dịch vụ. Đặc biệt là nhu cầu cung cấp các kết nối tốc độ cao trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, nh- là của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, đào tạo…hoặc là nhu cầu liên kết trao đổi thông tin nội bộ giữa cơ quan đầu não với các chi nhánh, các chi nhánh phân tán của các cơ sở này trên phạm vi địa lý rộng lớn và tách biệt.
Có thể nói rằng: Dung l-ợng và khả năng của mạng hiện tại khó có thể đáp ứng đ-ợc yêu cầu loại hình kết nối nh- trên. Việc phát triển, mở rộng mạng trên cơ sở mạng theo công nghệ hiện tại đang đ-ợc áp dụng (nh- là SDH, MPLS, Fast Ethernet…) là rất phức tạp về mặt quản lý cũng nh- thời gian và tính mềm dẻo trong việc cung cấp dịch vụ.
Để có thể đáp ứng những yêu cầu nh- đã đề cập ở trên cần xây dựng mạng có khả năng chuyển mạch/ ghép kênh cấu hình cao, tốc độ lớn. Điều này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở các công nghệ WDM, NG-SDH, chuyển mạch quang. Đây là xu h-ớng công nghệ truyền tải đ-ợc các nhà sản xuất thiết bị cũng nh- các nhà khai thác mạng định h-ớng lựa chọn cho mạng t-ơng lai của mình, trong đó GMPLS là mặt phẳng điều khiển quản lý thống nhất áp dụng cho mạng dựa trên các công nghệ nói trên.
Mặt khác, hiện trạng mạng viễn thông của các nhà khai thác trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng hiện nay là sự trộn lẫn giữa các mạng hiện
đang hoạt động trên cơ sở các công nghệ khác nhau tại các phân lớp mạng, chẳng hạn công nghệ SDH truyền thống, NG-SDH, WDM cho lớp truyền tải; công nghệ TDM, Ethernet, ATM, IP/MPLS…cho lớp chuyển mạch/ chuyển tiếp gói. Song song với mạng hiện tại, các định h-ớng, dự án phát triển mạng trong t-ơng lai sẽ áp dụng các công nghệ mạng mới và các giải pháp mạng kết hợp công nghệ. Do đó, vấn đề đặt ra là việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng t-ơng lai cần phải tính đến việc tận dụng cơ sở hạ tầng mạng đã có. Việc này có thể thực hiện bằng các giải pháp, mô hình triển khai mạng phù hợp cũng xét đến khả năng triển khai một giải pháp quản lý mạng nhằm phát huy tối đa hiệu suất của mạng.
Việc áp dụng một mặt điều khiển quản lý thống nhất cho phép nhà điều hành mạng thực thi việc quản lý điều hành mạng một cách thống nhất linh hoạt. Một -u điểm nổi bật của khía cạnh này là tạo ra khả năng cung ứng dịch vụ một cách mềm dẻo, nhanh chóng và trực tuyến, nh- là dịch vụ cung ứng băng thông, cung cấp băng thông theo yêu cầu, mạng riêng ảo quang (OVPN). Với các dịch vụ này, GMPLS cho phép ng-ời sử dụng có thể tự mình kiến tạo các dịch vụ một cách linh hoạt, theo yêu cầu và không hạn chế về khả năng nh- đối với mạng hiện tại.
3.1.2 Cấu trúc mạng viễn thông NGN của Việt Nam
Hiện tại của Việt nam có một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nh- VNPT, Viettel, EVN Telecom, .v.v. Các nhà cung cấp dịch vụ này đều đã và đang xây dựng hệ thống mạng của mình theo mô hình NGN.
VNPT sẽ hoàn thành việc xây dựng hạ tầng mạng NGN của mình vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 với tổng mức đầu t- cho dự án này là 1 tỷ đôla. EVN Telecom đã đầu t- hệ thống NGN của mình và đ-a vào khai thác cuối năm 2007.
Cấu trúc mạng NGN Việt nam đ-ợc phân làm 4 lớp chính: - Lớp ứng dụng và quản lý.
- Lớp điều khiển. - Lớp truyền tải.
- Lớp truy nhập.
Có thể nói công nghệ NGN đáp ứng đ-ợc đầy đủ các yêu cầu về phát triển và khai thác dịch vụ dựa trên cấu trúc phân lớp theo chức năng cho phép sử dụng rộng rãi các giao diện mở đa truy nhập, đa giao thức để kiến tạo các dịch vụ mới mà không phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và khai thác mạng.
Cấu trúc phân lớp trong mạng NGN phù hợp cho việc áp dụng công nghệ GMPLS để thực hiện quản lý điều khiển mạng viễn thông trong t-ơng lai.