Xây dựng mạng GMPLS đ-ờng trục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ GMPLS vào mạng NGN Việt Nam (Trang 93)

3.3.1.1 Xây dựng mạng đ-ờng trục GMPLS theo mô hình chồng lấn.

Mạng đ-ờng trục xây dựng mới có GMPLS về cơ bản phải dựa trên cơ sở mạng lõi NGN hiện tại. Mạng sẽ bao gồm 3 node chính đó là các node Hà Nội, nút Đà Nẵng và nút Tp. Hồ Chí Minh. Tại mỗi node trên sẽ đặt một bộ định tuyến trục (Router trục không có chức năng GMPLS) và một bộ chuyển mạch quang trục (OXC có chức năng GMPLS- Hình 61). Trong mô hình này, công nghệ GMPLS chỉ đ-ợc triển khai trong mạng truyền tải quang đ-ờng trục.

Các bộ định tuyến trục có vai trò kết nối với mạng ngang cấp (Ví dụ mạng NGN) hoặc kết nối với các mạng cung cấp các loại hình dịch vụ, công nghệ khác nhau (Ví dụ mạng PSTN). Giao diện kết nối điều khiển báo hiệu giữa các bộ định tuyến trục với các chuyển mạch quang và các bộ điều khiển báo hiệu quang là giao diện UNI.

Các bộ chuyển mạch quang có chức năng GMPLS thực hiện đấu chéo nhau thông qua hệ thống truyền dẫn quang DWDM để thực hiện chuyển mạch b-ớc sóng với tốc độ có thể đạt tới tốc độ Fast Ethernet hoặc Giga Ethernet. Giao diện

điều khiển báo hiệu giữa các chuyển mạch quang là giao diện I-NNI, kết nối giữa các chuyển mạch quang và OCC sử dụng giao diện CCI (Connection Control Interface).

Hình 61: Xây dựng mạng GMPLS đ-ờng trục theo mô hình chồng lấn

Các OXC tại lớp truyền tải kết nối với các thiết bị điều khiển báo hiệu quang (OCC- Optical Control Chanel) tại lớp điều khiển bằng giao diện điều khiển kết nối (CCI- Connection Control Interface).

Do các thiết bị định tuyến trục trao đổi báo hiệu với các thiết bị chuyển mạch quang t-ơng ứng thông qua giao diện UNI cho nên các Router trục không thể kiểm soát tài nguyên của mạng truyền tải quang.

Xuất phát từ vai trò của các bộ định tuyến trục trong mô hình mạng chồng lấn là để kết nối các mạng ngang cấp hoặc kết nối với mạng cung cấp các loại hình dịch vụ, công nghệ khác nhau nên mô hình này cho phép kết nối mạng của nhiều nhà khai thác khác nhau. Việc điều khiển báo hiệu và quản lý đ-ợc thực hiện riêng theo từng nhà khai thác.

Một -u điểm nữa của mô hình chồng lấn là nó cho phép thực hiện kết nối mạng định tuyến Router với mạng truyền tải quang có hệ thống định tuyến, điều khiển báo hiệu riêng rẽ (thông qua 2 giao diện khác nhau là UNI và CCI).

Mô hình chồng lấn cũng cho phép triển khai mở rộng quản lý mạng truyền tải quang mà không ảnh h-ởng tới mạng định tuyến Router hiện có do các thiết bị định tuyến đ-ợc đặt bên ngoài lớp truyền tải quang GMPLS.

Nh-ợc điểm:

Thông tin điều khiển báo hiệu và định tuyến bị ngăn cách ở ranh giới giữa các phạm vi phân lớp mạng vì giao diện nội bộ mạng truyền tải quang là I-NNI, còn giao diện giữa các router với các OXC là UNI (các thiết bị định tuyến trục không có quyền kiểm soát tài nguyên của mạng truyền tải quang), do đó hạn chế hiệu quả sử dụng tài nguyên chung của mạng.

Việc thực hiện quản lý và điều khiển các sự cố, h- hỏng mạng rất phức tạp. 3.3.1.2 Xây dựng mạng đ-ờng trục theo mô hình ngang hàng. Hình 62

Mạng đ-ờng trục xây dựng theo mô hình ngang hàng về cầu trúc t-ơng đối giống với mô hình mạng chồng lấn. Có 2 sự khác biệt có thể nhận thấy là:

(1) Mỗi bộ chuyển mạch quang và thiết bị định tuyến trục đều có một thiết bị điều khiển báo hiệu quang riêng thay vì dùng chung nh- trong mô hình chồng lấn. Giao diện kết nối điều khiển báo hiệu giữa các bộ định tuyến trục và các thiết bị chuyển mạch quang là giao diện I-NNI, giống nh- giao diện kết nối giữa các OXC với nhau. Các giao thức định tuyến đ-ợc thực hiện xuyên suốt qua các chuyển mạch quang và các bộ định tuyến trục. Đây là sự khác biệt với mô hình chồng lấn, ở đó giao thức định tuyến GMPLS chỉ thực hiện trong miền truyền tải quang. Sự khác biệt giữa mô hình chồng lấn và mô hình ngang hàng là trong mô

hình ngang hàng, các bộ định tuyến và thiết bị chuyển mạch quang có chức năng hoạt động giống nh- nhau. Mặt phẳng điều khiển và quản lý các bộ định tuyến và thiết bị chuyển mạch quang là thống nhất.

Hình 62: Xây dựng mạng GMPLS đ-ờng trục theo mô hình ngang hàng

(2) Các bộ định tuyến trục kết nối với các chuyển mạch quang theo cơ chế ngang hàng (hình 62) và sử dụng chung một giao thức điều khiển I-NNI. Nghĩa là các chuyển mạch quang coi các bộ định tuyến trục có chức năng hoạt động giống nh- các chúng và ng-ợc lại. Việc điều chỉnh này cho phép các bộ định tuyến trục sử dụng đ-ợc tài nguyên của mạng truyền tải quang và ng-ợc lại, các thiết bị chuyển mạch quang sử dụng đ-ợc các tài nguyên trong mạng định tuyến. Mô hình này đã khắc phục đ-ợc hạn chế trong mô hình chồng lấn.

Ưu điểm:

Sử dụng có hiệu quả tài nguyên mạng trong môi tr-ờng mạng có cả các thiết bị định tuyến và các thiết bị truyền tải quang OXC.

Không phát sinh hiện t-ợng khacs biệt về cấu trúc tô-pô giữa mạng truyền tải quang và mạng định tuyến Router.

Sử dụng một hệ thống điều khiển và quản lý thống nhất cho các phần tử của mạng truyền tải quang OXC và mạng router.

Việc phát hiện và điều khiển các sự cố trên mạng hỗn hợp IP và quang có thể thực hiện dễ dàng hơn.

Nh-ợc điểm:

Không hỗ trợ trong môi tr-ờng mạng bao gồm nhiều nhà khai thác mạng khác nhau do bản thân các nhà khai thác mạng không muốn các nhà khai thác mạng khác biết thông tin về mạng nội bộ của mình.

3.3.1.3 Xây dựng mạng đ-ờng trục theo mô hình lai ghép.

Đây là là sự kết hợp giữa ph-ơng án triển khai theo mô hình chồng lấn và mô hình ngang hàng. Thiết bị định tuyến trục IP/MPLS trong mô hình này ngoài những vai trò nh- 2 mô hình trên (trong đó có một router có chức năng GMPLS đóng có vai trò nh- là một thiết bị định tuyến ranh giới), các thiết bị định tuyến trục vừa có khả năng định tuyến trong mạng truyền tải quang lại vừa có khả năng định tuyến trong mạng IP/MPLS.

Theo ph-ơng án này, mặt phẳng quản lý và điều khiển giữa mạng IP/MPLS và mạng truyền tải quang OXC vẫn là tách biệt riêng rẽ, không có sự trao đổi thông tin định tuyến, báo hiệu và điều khiển giữa hai mặt điều khiển quản lý này.

Hình 63: Tổ chức mạng GMPLS đ-ờng trục theo mô hình lai ghép Ưu điểm:

Sử dụng tài nguyên mạng một cách hiệu quả bằng việc thiết lập các kết nối mạng trong môi tr-ờng không đồng nhất giữa mạng định tuyến IP/MPLS và mạng truyền tải quang.

Có thể phát triển mạng quang từ mạng hiện tại song song với việc tạo mặt phẳng điều khiển quản lý thống nhất.

Việc quản lý và điều khiển lỗi mạng đơn giản vì đ-ợc phân biệt rõ tại ranh giới giữa mạng IP/MPLS và mạng quang.

Nh-ợc điểm:

Vẫn còn tồn tại hai hệ thống điều khiển quản lý cho mạng truyền tải quang và cho mạng định tuyến IP/MPLS.

Không phù hợp với mạng có cấu trúc đối xứng giữa mạng truyền tải quang và mạng định tuyến Router IP/MPLS (Nghĩa là mỗi nút mạng có OXC thì cũng có Router).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ GMPLS vào mạng NGN Việt Nam (Trang 93)