Vi chuyến mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc và phát triển chương trình điều khiển thông minh của các ROBOT nhiều bậc tự do (Trang 37)

Có 5 loại vi chuyển mạch: > Chuyển mạch bằng tay. > Chuyến mạch giới hạn.

> Chuyển mạch giới hạn xung lực. > Chuyển mạch lưỡi gà.

> Chuyển mạch áp lực.

Chuyển mạch bằng tay là loại phát động bằng tay và được phân loại là chuyển mạch tiếp xúc bảo vệ hoặc tạm thời. Chuyển mạch tiếp xúc tạm thời bao gồm nút bấm và công tắc lật, loại này được sử dụng rộng rãi để bật hoặc tắt hoạt động của máy. Chuyển mạch duy trì bao gồm nút bấm, công tắc lật, thanh trượt và quay. Chuyển mạch bằng tay tiếp xúc duy trì thường dùng ánh sáng để chỉ thị trạng thái bật hay tắt.

Chuyển mạch giới hạn có lẽ là các sensor vị trí tuyến tính, chúng được sử dụng trong Robot và work cell. Chuyển mạch giới hạn được thiết kế bằng cơ khí và nó được kích hoạt khi bộ phận của máy hay đối tượng chạm đến vị trí đặc biệt.

Chuyển mạch giới hạn xung lực tạo ra tín hiệu chuyển mạch khi pittông đi vào trong. Chỗ tiếp xúc của chuyển mạch sẽ quay trở lại khi phần cuối cùng của pittông chạm đích và sẽ tắt (OFF) trong suốt quá trình quay trở lại của pittông. Chuyển mạch này sẽ khắc phục một số nhược điểm của chuyển mạch giới hạn.

Chuyến mạch lưỡi gà bao gồm hai hoặc nhiều thanh kim loại mỏng (lưỡi gà), nó được đặt kín trong ống chân không, thường là ống thuỷ tinh. Các cặp lưỡi gà có thể tiếp xúc với nhau bằng cách đưa các nam châm đến gần lưỡi gà hoặc mở ra bằng cách bỏ nam châm. Các nam châm thường là nam châm điện. Trong thực tế có hai loại rơ le là rơ le thường đóng (NC) và rơ le thường mở (NO).

Chuyển mạch áp lực được sử dụng trong tế bào của robot như là các thiết bị điều khiển tuần tự hoặc thiết bị bảo vệ máy. Chuyển mạch áp lực cũng có thể được sử dụng trong các hệ thống điều khiển thiết bị như là sensor vị trí tới hạn. Chỗ tiếp xúc của chuyển mạch sẽ mở (hoặc đóng) khi ta đặt một áp lực lên chuyển mạch tới hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc và phát triển chương trình điều khiển thông minh của các ROBOT nhiều bậc tự do (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)