trò của quản lý học sinh .
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp.
QLHS là một trong những nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo như đã trình bày ở chương 2. Có sự ảnh hưởng của các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan do vậy QLHS chưa được quan tâm nhiều từ các lực lượng trong và ngoài trường. Nhà trường cần tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức quản lý của các phòng chức năng, tổ bộ môn và các cơ quan liên quan trong việc QLHS.
Khi các lực lượng trong và ngoài trường đã hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của quản lý học sinh trong trường và thực hiện QLHS theo đúng quy định thì công việc sẽ có hiệu quả và theo đúng quy định như: làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức QLHS từ các khâu tuyển sinh, kế hoạch học tập, rèn luyện, các chế độ chính sách. Qua đó học sinh được hưởng các chế độ chính sách, quyền lợi của học sinh, giúp học sinh luôn an tâm học tập và rèn luyện.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện.
Nhà trường phổ biến tới các phòng chức năng, tổ bộ môn về quy chế làm việc của Trường, nói rõ về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị về phối hợp QLHS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nội quy, quy chế của nhà trường và các chế độ chính sách, y tế, an ninh trật tự; cơ chế phối hợp giữa các phòng chức năng, bộ môn trong việc thực hiện nhiệm vụ…
Tổ chức cho cán bộ đi tập huấn, đào tạo bồi dưỡng về công tác QLHS do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Định kỳ hằng tháng giao ban giáo viên chủ nhiệm; hằng năm Trường tổ chức tổng kết sự phối hợp trong năm học giữa chính quyền địa phương, công an phường, báo cáo về kết quả thực hiện việc QLHS của nhà trường cũng như các cơ quan chính quyền địa phương.
Xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phòng chức năng, cán bộ phụ trách theo hướng chuyên gia hay các nhiệm vụ cụ thể để họ thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên sâu.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Cấp phát tài liệu cho cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp học sinh, và chính quyền địa phương, gia đình học sinh có liên quan để phối hợp triển khai thực hiện.
Có kế hoạch tuyển dụng cán bộ mang tính lâu dài nhằm đảm bảo nhân lực, chuyên môn quản lý của cán bộ làm công tác QLHS của nhà trường trong hiện tại và những năm tiếp theo.
Đội ngũ cán bộ được điều chuyển về phòng làm công tác QLHS là cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, và có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy.
Xem xét nguyện vọng, năng lực công tác lâu dài của đội ngũ cán bộ quản lý và dành nguồn kinh phí để luôn phiên cử cán bộ học tập nâng cao trình độ, chuyên môn.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả .
Các tổ chức trong và ngoài trường luôn quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về quản lý học sinh ở các phương diện để quản lý học sinh đạt hiệu quả cao.
Nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện và đầu tư hơn nữa về về tài liệu, sách báo, tạp chí có liên quan đến nghiệp vụ quản lý nói chung và nghiệp vụ quản lý công tác học sinh nói riêng.