Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục học sinh và th

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý học sinh tại Trường trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 (Trang 82)

khen thưởng.

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Trong mỗi nhà trường chất lượng giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu. Để có thương hiệu trong chất lượng giáo dục và đào tạo HS của nhà trường. Nhà trường cần có kế hoạch điều chỉnh phương thức đào tạo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo phù hợp với thực tế nhà trường và nhu cầu xã hội. Chính vì vậy cần phải đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh, để từ đó nhằm tìm ra các nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Trong nhà trường công tác thi đua, khen thưởng đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy việc thi đua học tập và rèn luyện, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của HS. Thi đua, khen thưởng luôn khuyến khích các tổ chức cá nhân trong mọi hoạt động trong trường.

Do vậy, công tác thi đua, khen thưởng phải trở thành một biện pháp quản lý, giáo dục từ đó nhằm khuyến khích, động viên học sinh cũng như tập thể, thực hiện việc quản lý HS có tinh thần trách nhiệm cao luôn có ý thức

xây dựng tập thể vững mạnh. Thi đua, khen thưởng phải thường xuyên, kịp thời và luôn cải tiến để nó thực sự tác động đến việc xây dựng niềm tin, tình cảm, tình đoàn kết và tinh thần sáng tạo của mỗi HS.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Thường xuyên kiên tục kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.

Xây dựng các quy định cụ thể, các tiêu chí thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh trong từng mặt hoạt động, trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học cũng như công tác phong trào. Cụ thể cuối các kỳ học lớp sơ kết, tổng kết lập danh sách đề nghị Phòng QLHS xem xét đề nghị hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật khen các cá nhân và tập thể có thành tích cao trong học tập, rèn luyện, các hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT và các hoạt động khác.

Căn cứ vào kết quả rèn luyện của học sinh để đánh giá khen thưởng học sinh, căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Ý thức học tập;

- Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường;

- Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội;

- Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng;

- Ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.

Thông qua kết quả rèn luyện để khen thưởng, kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình khá, trung bình, yếu và kém. Tổng điểm rèn luyện là 100 điểm tính trong phiếu đánh giá kết quả điểm rèn luyện của học sinh (xem phụ lục).

Thi đua, khen thưởng toàn diện định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp HSSV được tiến hành vào cuối mỗi một học kỳ hoặc năm học. Cụ thể:

a) Đối với cá nhân HSSV:

- Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: Khá, Giỏi, Xuất sắc. - Tiêu chuẩn xếp loại danh hiệu cá nhân như sau:

Đạt danh hiệu HSSV Khá, nếu xếp loại học tập và rèn luyện từ Khá trở lên;

Đạt danh hiệu HSSV Giỏi nếu xếp loại học tập từ Giỏi trở lên và xếp loại rèn luyện từ Tốt trở lên;

Đạt danh hiệu HSSV Xuất sắc nếu xếp loại học tập và rèn luyện Xuất sắc.

Xếp loại học tập xác định theo quy định của Quy chế đào tạo của từng trình độ đào tạo, xếp loại rèn luyện xác định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá kết quả rèn luyện.

- Danh hiệu cá nhân của HSSV được ghi vào hồ sơ HSSV.

- Không xét khen thưởng đối với HSSV bị kỷ luật hoặc có điểm thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất trong học kỳ hoặc năm học đó dưới mức trung bình.

b) Đối với tập thể lớp HSSV:

- Danh hiệu tập thể lớp HSSV gồm 2 loại: Lớp HSSV Tiên tiến và Lớp HSSV Xuất sắc.

- Đạt danh hiệu Lớp HSSV tiên tiến nếu đạt các tiêu chuẩn sau: Có từ 25% HSSV đạt danh hiệu HSSV Khá trở lên; Có cá nhân đạt danh hiệu HSSV giỏi trở lên;

Không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện kém, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;

Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong nhà trường.

- Đạt danh hiệu Lớp HSSV Xuất sắc nếu đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu lớp HSSV Tiên tiến và có từ 10% HSSV đạt danh hiệu HSSV Giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu HSSV Xuất sắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng thi đua, khen thưởng nhà trường có kế hoạch thi đua cho từng học kỳ, cuối các đợt thi đua có sơ kết, tổng kết, đánh giá mặt nhạn, mặt yếu, những khó khăn, thuận lợi để qua đó thực hiện tốt phong trào thi đua.

Kết quả thi đua khen thưởng đúng, kịp thời các thành tích đạt được có ý nghĩa giáo dục HS. Kiểm tra, tìm hiểu thực tế công tác thi đua để có những điều chỉnh thích hợp, tránh tình trạng chỉ dựa trên đề nghị, báo cáo của hội đồng thi đua cấp dưới.

Dựa trên điều kiện thực tế nhà trường, theo yêu cầu của từng giai đoạn, xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các tiêu chuẩn thi đua cấp trường cho phù hợp.

Để công tác thi đua khen thưởng thành một động lực thúc đẩy sự phấn đấu cho HS, cán bộ, giáo viên trong toàn trường tham gia vào công tác quản lý hcọ sinh một cách tự nguyện, từ đó xây dựng được bầu không khí dân chủ, cởi mở, bình đẳng và việc bình xét thi đua khen thưởng phải được bình xét một cách bình đẳng, công bằng và khách quan.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Đầu năm nhà trường tổ chức phát động thi đua hoặc phát động thi đua theo từng đợt hoạt động, ký cam kết thực hiện phong trào thi đua của nhà trường đối với các phòng chức năng, tổ bộ môn trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Các lớp đăng ký thi đua tập thể và các cá nhân đăng ký thi đua về học tập, rèn luyện.

Phòng QLHS phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc HS luôn có ý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý học sinh tại Trường trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 (Trang 82)