Phương pháp quản lý học sinh là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đề ra. Một số phương pháp quản lý học sinh là:
- Nhóm phương pháp tổ chức - hành chính:
Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc như: nghị định, nghị quyết, văn bản, quy chế, quy định, cũng có thể chỉ bằng lời nói. Khi sử dụng lời nói cần phải có nghệ thuật đưa ra đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ.
Phương pháp tổ chức - hành chính là tối cần thiết trong công tác quản lý. Tuy nhiên nếu lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh, mất dân chủ dễ gây tâm lý nặng nề, tiêu cực, thụ động, tạo tâm lý tự vệ của đối tượng quản lý.
Khi vận dụng phương pháp tổ chức - hành chính vào thực tiễn nhà quản lý phải nắm vững chỉ thị pháp quy, nhận thức được quyền hạn, trách nhiệm của mình theo luật định khi đưa ra văn bản. Các quyết định hành chính phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, luôn nắm bắt thông tin phản hồi đến có những điều chỉnh kịp thời.
Đây là phương pháp rất cần thiết trong công tác quản lý và được xem là phương pháp quản lý cơ bản nhất chứ không phải là phương pháp duy nhất.
- Nhóm phương pháp kinh tế:
Đây là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và các đòn bẩy kinh tế làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính, mệnh lệnh của chủ thể quản lý.
Áp dụng phương pháp kinh tế phải đảm bảo tính công bằng trong phân phối, phải quan tâm đến các quan hệ nội bộ, môi trường tâm lý xã hội bên trong và bên ngoài.
- Nhóm phương pháp tâm lý - giáo dục:
Là phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm, niềm tin, giúp đối tượng quản lý tự giác hoạt động, biết phát huy những phẩm chất cần thiết, hình thành phương pháp làm việc khoa học, nhận thức trách nhiệm đối với công việc tự giác, chủ động xây dựng kế hoạch để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đây là phương pháp ít tốn kém mà có tác động sâu sắc và bền vững, cần tránh những tư tưởng xem phương pháp giáo dục là vạn năng.
- Nhóm phương pháp tâm lý xã hội:
Đây là nhóm phương pháp tác động vào tình cảm, ý chí nhằm động viên khích lệ thức đẩy những mặt tích cực hoặc hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong từng hoạt động của đối tượng trong tổ chức. Trong nhóm phương pháp này, thi đua được coi là phương pháp kích thích sự khẳng định của mỗi cá nhân, thúc đẩy họ đua tài, gắng sức, hăng hái vươn lên, lôi cuốn người khác cùng tiến lên dành được những thành tích cao nhất cho cá nhân, tập thể.
Với nhóm phương pháp này chủ thể quản lý sẽ có tác động đến khách thể quản lý nhằm kích thích đối tượng quản lý nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp cho bầu không khí ngày càng được cải thiện, mọi thành viên đoàn kết, gắn bó thực sự tin tưởng lẫn nhau, yên tâm công tác, học tập.
1.3.5. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp.
Tại Điều 13 của Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định như sau: Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV của trường gồm có Hiệu trưởng, đơn vị phụ trách công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm và lớp HSSV.
Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy định hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV phù hợp, bảo đảm thực hiện các nội dung công tác học sinh, sinh viên.
Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chịu sự quản lý thống nhất theo ngành của Bộ GDĐT về công tác HSSV, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản, đồng thời chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với một số việc có liên quan.
Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính và phải đích thân chỉ đạo công tác quản lý học sinh của trường. Giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý học sinh còn có phòng quản lý học sinh và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Ngoài ra nhà trường còn chủ động xây dựng cơ chế phối hợp với gia đình học sinh trong việc quản lý học sinh.
Tại Điều 14 của Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng về việc quản lý công tác HSSV như sau:
(1) Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác HSSV.
(2) Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành, địa phương trong công tác HSSV, bảo đảm công bằng, công khai,
minh bạch và dân chủ trong công tác HSSV. Tiến hành các biện pháp thích hợp đưa công tác HSSV vào nề nếp, bảo đảm cho HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
(3) Quản lý HSSV về các mặt học tập và rèn luyện, tình hình tư tưởng và đời sống. Hằng năm, tổ chức đối thoại với HSSV để giải thích đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin cần thiết của trường cho HSSV; hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc của HSSV.
(4) Bảo đảm các điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam trong công tác HSSV; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV.
(5) Quyết định sự tham gia của HSSV mang tính chất đại diện cho trường khi có sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành hoặc các tổ chức khác.
Tại Điều 15 của Quy chế HSSV. Đơn vị phụ trách công tác HSSV được quy định như sau:
Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ trách công tác HSSV, làm đầu mối giúp Hiệu trưởng thực hiện nội dung công tác HSSV theo quy định tại Chương III của Quy chế này.
Tại Điều 16, Quy chế HSSV. Giáo viên chủ nhiệm được quy định như sau:
Căn cứ điều kiện cụ thể của trường, Hiệu trưởng hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV theo sự phân cấp của Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp HSSV hoặc trợ lý khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV (sau đây gọi chung là giáo viên chủ nhiệm) để hướng dẫn các hoạt động của lớp.
Tại Điều 17, Quy chế HSSV. Lớp HSSV được quy định như sau:
(1) Lớp HSSV được tổ chức bao gồm những HSSV cùng ngành, nghề, khoá học và được duy trì ổn định trong cả khoá học. Đối với HSSV học theo học chế tín chỉ, ngoài việc sắp xếp vào lớp HSSV để tổ chức, quản lý về thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, những HSSV đăng ký cùng học một học phần được sắp xếp vào lớp học tín chỉ theo từng học kỳ.
(2) Ban cán sự lớp HSSV gồm:
a) Lớp trưởng và các lớp phó do tập thể HSSV trong lớp bầu, Hiệu trưởng (hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV theo phân cấp của Hiệu trưởng) công nhận. Nhiệm kỳ ban cán sự lớp HSSV theo năm học;
b) Nhiệm vụ của ban cán sự lớp HSSV:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, khoa, phòng, ban;
- Đôn đốc HSSV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp;
- Tổ chức, động viên giúp đỡ những HSSV gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Thay mặt cho HSSV của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn; đề nghị các khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV và ban giám hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của HSSV trong lớp;
- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam trong hoạt động của lớp;
- Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác HSSV.
Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý học sinh:
Tại Chương III, Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 về việc Ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp, quy định trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội như sau:
Điều 47. Trách nhiệm của nhà trường:
Trường TCCN có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình người học và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai, minh bạch các thông tin về chương trình, ngành nghề đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm định chất lượng, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ và các quy định khác trong công tác đào tạo.
Điều 48. Trách nhiệm của gia đình:
(1) Gia đình người học có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
(2) Gia đình người học phối hợp với nhà trường để thống nhất các biện pháp quản lý và giáo dục con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ người học trong nhà trường.
(3) Thường xuyên liên hệ với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục để giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh có liên quan đến việc giáo dục và đào tạo con em mình.
Điều 49. Trách nhiệm xã hội:
(1) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp trường TCCN tổ chức các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho giáo viên và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho trường TCCN theo khả năng của mình. (2) Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
1.4. Những quy định pháp lý của quản lý công tác học sinh
Quản lý công tác học sinh là quá trình triển khai thực hiện và điều hành các hoạt động theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về công tác HSSV, do đó cơ sở pháp lý của việc quản lý công tác học sinh dựa trên các văn bản quy phạm sau:
1.4.1. Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ- nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo), quy định công tác HSSV cụ thể như sau:
(1) Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ định Ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho HSSV.
(2) Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú.
(3) Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV. (4) Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho HSSV.
(6) Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy.
(7) Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học.
(8) Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác.
(9) Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV.
(10) Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện cho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.
(11) Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV.
(12) Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻ cho HSSV khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập.
(13) Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
(14) Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
(15) Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với HSSV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến HSSV.
(16) Tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật, HSSV diện chính sách, HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
(17) Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV.
(18) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến HSSV; hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế.
(19) Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HSSV.
(20) Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.4.2. Các văn bản cấp Bộ khác liên quan đến quá trình quản lý học sinh
- Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số: 42/2007/QĐ-