Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác học sinh của

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý học sinh tại Trường trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 (Trang 86)

Cuối năm học tổ chức sơ kết, tổng kết bình xét khen thưởng công minh được tập thể lớp bầu ra.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

Cần có sự phối hợp các phòng chức năng, giáo viên chủ nhiệm trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục của học sinh đinh kỳ và thường xuyên.

Làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm thức đẩy mới cá nhân luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ chung của nhà trường, tuy nhiên nhân sách dành cho thi đua khen thưởng không nhiều, để đáp ứng được mục đích đó lãnh đạo nhà trường cần phát huy tốt nội lực và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút sự đầu tư cảu các tổ chức, cá nhân, công ty, doanh nghiệp để xây dựng quỹ thi đua khen thưởng.

Phong trào thi đua khen thưởng phải được tuyên truyền, thực hiện trong toàn bộ cơ quan, các phòng chức năng, tổ bộ môn toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh hưởng ứng thi đua.

3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác học sinh của nhà trường. nhà trường.

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Xã hội ngày càng phát triển, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế không thể thiếu được công cụ hỗ trợ công nghệ thông tin trong cuộc sống và trong công việc, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác đào tạo nói chung và quản lý học sinh nói riêng trong mỗi nhà trường là hết sức quan trọng.

Để thực hiện đổi mới về quản lý đào tạo, QLHS Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang đang triển khai phần mềm quản lý vào quá trình quản lý đào tạo và trong đó có nội dung QLHS, trong thực tế tổ chức quản lý học sinh của

trường thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác học sinh sẽ giúp cho việc triển khai thực hiện các nội dung được thuận lợi và dễ dàng hơn. Việc kiểm tra thông tin đào tạo, nhập thông tin, điểm học tập, rèn luyện được dễ dàng hơn đặc biệt nhà trường đang trong lộ trình nâng cấp trường thành trường Cao đẳng Y tế. Đây cũng là vấn đề nhà trường quan tâm để triển khai thực hiện.

3.2.6.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Thành lập tổ quản lý mạng, xây dựng website của nhà trường, cập nhật thường xuyên các thông tin trên trang web của nhà trường để cán bộ giáo viên và học sinh có thể truy cập các thông tin về nhà trường nhanh chóng và thuận tiện.

Phòng Đào tạo quản lý thông tin về chương trình đào tạo, điểm các môn học, học sinh có thể tìm kiếm thông tin quá trình học tập của cá nhân.

Phòng QLHS quản lý thông tin về hồ sơ học sinh từ khi nhập học đến khi ra trường (quản lý về địa chỉ, số điện thoại chủ nhà trọ…), kết quả rèn luyện, chấp hành nội quy, quy chế, các chế độ chính sách của học sinh.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Nhà trường xây dựng phần mềm theo nhu cầu của người quản lý tạo điều kiện ho các phòng chức năng hoàn thành nhiệm vụ như:

Phòng Đào tạo thực hiện và theo dõi điểm kỳ học, năm học, toàn khoá nhanh và chính xác. Căn cứ vào các số liệu đã có, hệ thống cho phép thống kê, báo các các yêu cầu đặt ra như: danh sách học sinh nhập học theo chuyên ngành, lớp; danh sách học sinh bảo lưu kết qủa học tập; danh sách học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp, chưa đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp, các bảng kê…

Phòng QLHS quản lý các nội dung có liên quan đến học sinh như: hồ sơ, danh sách học sinh các lớp, ban cán sự lớp, chế độ chính sách, bảo hiểm, kết quả rèn luyện của học sinh trong trường.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

Có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự thống nhất đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị…

Cán bộ quản lý cần tham gia các khoá đào tạo, tập huấn để khai thác và sử dụng phần mềm quản lý nói chung và quản lý học sinh của trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý học sinh tại Trƣờng Trung cấp Y tế Bắc Giang

Biện pháp quản lý học sinh tại trường Trung cấp Y tế Bắc Giang được nêu trên có tính hệ thống, có mối quan hệ gắn bó và logic trong chuỗi công việc quản lý học sinh của nhà trường.

Biện pháp 1 nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài trường về vai trò của quản lý học sinh là tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp quản lý;

Biện pháp 2 xây dựng kế hoạch quản lý học sinh đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường là biện pháp cơ bản;

Biện pháp 3 hoàn thiện tổ chức quản lý công tác học sinh của nhà trường trong giai đoạn từ nay đến 2015 là biện pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả quản lý học sinh;

Biện pháp 4 xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức quản lý học sinh ngoại trú là biện pháp cần thiết;

Biện pháp 5 đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục học sinh và thi đua khen thưởng học sinh trong trường là biện pháp thúc đẩy;

Biện pháp 6 ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác học sinh của nhà trường là biện pháp hỗ trợ.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý học sinh tại Trƣờng Trung cấp Y tế Bắc Giang.

3.4. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Từ lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, từ thực trạng của học sinh và công tác quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác học sinh.

Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh, chủ nhà trọ, công an bằng các phiếu hỏi để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (trong đó: 10 cán bộ quản lý; 20 giáo viên; 35 học sinh là cán bộ lớp; 5 phụ huynh, chủ nhà trọ, công an). Hệ thống BP QLHS BP1 BP6 BP5 BP4 BP3 BP2

Với số phiếu thu về là 70 phiếu, kết quả đánh giá được thống kê, tổng hợp như sau:

Bảng 3.1. Thống kê ý kiến mức độ cần thiết của các biện pháp

Stt Tên biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý học sinh cho các lực lượng trong và ngoài trường.

66 94,3 4 5,7 0 0

2

Xây dựng kế hoạch quản lý học sinh đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường.

64 91,4 6 8,6 0 0

3

Hoàn thiện tổ chức quản lý công tác học sinh của nhà trường trong giai đoạn từ nay đến 2015.

65 92,8 5 7,2 0 0

4

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức quản lý học sinh ngoại trú.

64 91,4 6 8,6 0 0

5

Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục học sinh và thi đua khen thưởng.

67 95,7 3 4,3 0 0

6

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác học sinh của nhà trường.

68 97,1 2 2,9 0 0

Các biện pháp quản lý học sinh được đề xuất trong luận văn đã tham khảo của 70 người và 70/70 các ý kiến cho rằng các biện pháp trên là rất cần

thiết và cần thiết: 94,3% cho rằng biện pháp thứ nhất là rất cần thiết và 5,7% cho là cần thiết; biện pháp thứ hai có 91,4% cho là rất cần thiết và 8,6% cho là cần thiết; biện pháp thứ ba có 92,8% cho là rất cần thiết và 7,2% cho là cần thiết; biện pháp thứ tư có 91,4% cho là rất cần thiết và 8,6% cho là cần thiết; biện pháp thứ năm có 95,7% cho là rất cần thiết và 4,3% cho là cần thiết; biện pháp thứ sáu có 97,1% cho là rất cần thiết và 2,9% cho là cần thiết.

Bảng 3.2. Thống kê ý kiến về tính khả thi của các biện pháp

Stt Tên biện pháp Tính khả thi Khả thi Có thể khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý học sinh cho các lực lượng trong và ngoài trường.

67 95,7 2 2,9 1 1,4

2

Xây dựng kế hoạch quản lý học sinh đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường.

67 95,7 2 2,9 1 1,4

3

Hoàn thiện tổ chức quản lý công tác học sinh của nhà trường trong giai đoạn từ nay đến 2015.

68 97,1 1 1,5 1 1,4

4

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức quản lý học sinh ngoại trú.

66 94,3 3 4,3 1 1,4

5

Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục học sinh và thi

đua khen thưởng. 67 95,7 2 2,9 1 1,4

6 Ứng dụng công nghệ thông tin

của nhà trường.

Tính khả thi của các biện pháp được đưa ra là rất cao từ 94,3% đến 98,6% ý kiến được hỏi cho rằng các biện pháp đều thực hiện được. Chỉ có 1,4% ý kiến được hỏi là không khả thi ở các biện pháp từ thứ nhất đến thứ năm; 2,9% ý kiến được hỏi là có thể khả thi ở các biện pháp thứ nhất, thứ hai và thứ năm; 1,5% ý kiến được hỏi là có thể khả thi ở biện pháp thứ ba; 4,3% ý kiến được hỏi là có thể khả thi ở biện pháp thứ tư; 1,4% ý kiến được hỏi là có thể khả thi ở biện pháp thứ sáu.

Căn cứ vào kết quả tham khảo các ý kiến cho thấy đa số các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, chủ nhà trọ, công an đều ủng hộ các biện pháp trên. Chính vì vậy các biện pháp mà tác giả đưa ra là có thể thực hiện được trong điều kiện của nhà trường từ nay đến 2015.

Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ vào thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý học sinh như đã trình bày ở chương 2, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp đươc nghiên cứu một cách nghiêm túc, đảm bảo tính khoa học và sát với thực tế quản lý học sinh của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang, qua tham khảo các ý kiến cho thấy tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đều rất cần thiết và tính khả thi cao. Chính vì vậy các biện pháp trên cần được lãnh đạo nhà trường triển khai, ứng dụng trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Nếu các biện pháp này được nhà trường triển khai đồng bộ thì công tác quản lý học sinh sẽ đạt hiệu quả cao phù hợp với xu hướng phát triển của nhà trường về quy mô, chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau, nếu các biện pháp này không được áp dụng một cách đồng bộ thì Ban giám hiệu nhà trường nên nghiên cứu, xem xét các biện pháp còn lại theo lộ trình thích

hợp để nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đất nước ta đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để cung cấp nguồn nhân lực ngày càng cao về số lượng và chất lượng. Trong đó, lao động qua đào tạo TCCN chiếm tỷ lệ và vị trí quan trọng, điều này có nghĩa là các trường đào tạo TCCN phải vươn lên tầm phát triển mới, đáp ứng hiệu quả hơn nữa yêu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận văn giải quyết một số vấn đề:

- Khái quát được các khái niệm có liên quan đến đề tài … từ đó khẳng định được vai trò của công tác quản lý HSSV trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Trung cấp Y tế Bắc Giang.

- Phân tích được thực trạng học sinh, sinh viên và công tác quản lý HSSV của trường Trung cấp Y tế Bắc Giang, từ đó khẳng định để nâng cao chất lượng đào tạo phải bắt đầu từ công tác quản lý HSSV, phải đổi mới công tác quản lý HSSV.

- Luận văn này đề xuất được 6 biện pháp:

1) Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài trường về vai trò của quản lý học sinh.

2) Xây dựng kế hoạch quản lý học sinh đồng bộ với kế hoạch hoạt động của các phòng chức năng trong trường.

3) Hoàn thiện tổ chức quản lý công tác học sinh của nhà trường trong giai đoạn từ nay đến 2015.

4) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức quản lý học sinh ngoại trú.

5) Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục học sinh và thi đua khen thưởng.

6) Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác học sinh của nhà trường.

Qua tìm hiểu thăm dò ý kiến của các nhà quản lý, học sinh, giáo viên, phụ huynh, chủ nhà trọ, công an cho thấy sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trong việc quản lý học sinh ở Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang do tác giả đề xuất.

Các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, nếu được nghiên cứu, vận dụng triển khai một cách đồng bộ các biện pháp sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên nhà trường hiện nay đang có những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách của một số những nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhà trường cần nghiên cứu triển khai phù hợp từng giai đoạn, thời điểm để dần dần công tác quản lý học sinh phù hợp viới hướng phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức triển khai các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho cán bộ quản lý, các chuyên viên là cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý học sinh.

Tổ chức hội thảo, tổng kết kinh nghiệm hoạt động công tác học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp theo từng giai đoạn để kịp thời rút kinh nghiệm giữa các Trường.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang

UBND tỉnh cần quan tâm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu KTX cho các Trường trong địa bàn Thành phố

2.3. Đối với Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang

Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đúng mức hơn đến hoạt động quản lý học sinh tương xứng với sự phát triển chung của nhà trường.

Sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, vận dụng vào thực tiễn để triển khai và ứng dụng các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn để quản lý học sinh đạt được kết quả cao hơn.

Nhà trường cần quán triệt chủ trương, đường lối đổi mới công tác quản lý HSSV làm cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng và nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý học sinh.

Sắp xếp lại tổ chức, bổ sung thêm số lượng cán bộ quản lý học sinh có chuyên môn nghiệp vụ.

2.4. Đối với các đơn vị trong Trường

Việc quản lý học sinh trong nhà trường không phải là công việc riêng của phòng QLHS, nhất là trong quá trình đổi mới và nâng cấp Trường lên Trường Cao đẳng, do vậy cần có sự phối hợp, trợ giúp của các bộ phận khác trong toàn trường để thực hiện, tháo gỡ những khó khăn trong quản lý học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý học sinh tại Trường trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)