Nhiệm vụ của các phòng chức năng, tổ bộ môn của Trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý học sinh tại Trường trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 (Trang 44)

Nhiệm vụ của các phòng chức năng, tổ bộ môn được thực hiện theo Quy chế làm việc của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TCYT ngày 4 tháng 1 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang) cụ thể như sau:

2.2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Đào tạo

(1) Tham mưu giúp Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học, tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp, tổ chức thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, đi thực tế để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

(2) Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các khóa học, ngành học. Phát triển các mã ngành đào tạo mới, liên kết đào tạo với các đối tác đào tạo, tìm nguồn đào tạo, phát triển các dự án đào tạo.

(3) Thực hiện công tác hành chính giáo vụ. Lập các biểu mẫu theo dõi tiến độ giảng dạy và học tập, thực hành thực tập; đề xuất mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo, theo dõi, tổng hợp đánh giá chất lượng các hoạt động đào tạo.

(4) Thống kê làm các báo cáo thống kê định kỳ theo qui định của cơ quan cấp trên và của Hiệu trưởng.

(5) Đề xuất và giúp Hiệu trưởng chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

(6) Phối hợp với phòng quản lý học sinh trong việc giáo dục và quản lý học sinh. Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đào tạo.

2.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tổ chức - Hành chính

(1) Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược về công tác tổ chức cán bộ, tổ chức bộ máy của nhà trường. Các qui định về quản lý cán bộ, viên chức.

(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ, viên chức về định biên và quản lý biên chế. Tổ chức, tuyển dụng, sử dụng, điều động, thuyên chuyển, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ viên chức. Tổ chức thực hiện thi nâng ngạch, chuyển ngạch trong trường theo qui định.

(3) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, tiếp khách.

(4) Tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức và người học. Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, thi đua khen thưởng và kỷ luật.

(5) Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị, quản lý sử dụng có hiệu quả trang thiết bị của nhà trường.

(6) Tổ chức kiểm tra việc sử dụng vật tư, thiết bị và tài sản khác của nhà trường.

(7) Quản lý hồ sơ cán bộ viên chức theo quy định của Nhà nước.

(8) Nhận, phân loại, vào sổ lưu trữ công văn, thư báo, tài liệu… từ các nơi gửi về trình Hiệu trưởng và chuyển đến các bộ phận để giải quyết, xử lý.

(9) Quản lý và sử dụng con dấu theo qui định pháp lệnh, các loại giấy tờ in sẵn tiêu đề. Tổ chức công tác lưu trữ văn bản, tài liệu. Cấp giấy giới thiệu cho cán bộ, công chức trong Nhà trường đi công tác, xác nhận người ngoài đến công tác tại trường.

(10) Tổ chức các hoạt động phòng chống cháy nổ, y tế, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh nhà trường, công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội trong nhà trường.

2.2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kế toán - Tài vụ

(1) Tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức và người học. Thực hiện các khoản thu, chi, lập quyết toán hàng quí, hàng năm.

(2) Xây dựng kế hoạch tài chính về đầu tư tu bổ cơ sở vật chất, trang thiết bị.

(3) Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định nội bộ về quản lý tài chính, tài sản phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tế của nhà trường.

(4) Giúp Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính, lập kế hoạch thu, chi hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo đúng qui định về chế độ kế toán - tài chính của Nhà nước.

(5) Tổ chức kiểm kê đánh giá tài sản hàng năm theo qui định của Nhà nước.

(6) Thực hiện việc lưu trữ chứng từ kế toán.

(7) Phòng Kế toán - Tài vụ chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật về công tác quản lý tài chính theo đúng quy định về chế độ kế toán - tài chính của Nhà nước.

2.2.2.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Quản lý học sinh

(1) Đề xuất và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý học sinh (hồ sơ; kết quả rèn luyện; làm thẻ HSSV; thực hiện các chính sách xã hội, học bổng, học phí,…), phòng chống các tệ nạn xã hội trong HSSV;

(2) Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và các hoạt động nội, ngoại khoá khác (giúp học sinh tự học, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, lao động sản xuất và các hoạt động khác ngoài giờ học).

(3) Đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi, kiến nghị về kỷ luật và khen thưởng học sinh.

(4) Phối hợp với các phòng, các bộ môn, Đoàn TNCSHCM và giáo viên chủ nhiệm lớp để làm tốt công tác quản lý học sinh, giúp học sinh tham gia tích cực các hoạt động học tập và hoạt động xã hội khác.

(5) Quản lý học sinh ở nội trú. Phối hợp với các phòng, các bộ môn và chính quyền địa phương quản lý học sinh ngoại trú. Giám sát việc sử dụng tiết kiệm điện trong cơ quan.

(6) Sử dụng, quản lý cơ sở vật chất trong phòng và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

2.2.2.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Tổ bộ môn

Các tổ bộ môn trực thuộc trường chịu sự lãnh đạo của Hiệu trưởng.

(1) Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.

(2) Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển sáng kiến cải tiến phục vụ cho công tác giảng dạy lý thuyết và thực hành lâm sàng. Chủ động khai thác các dự án hợp tác. Phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, các khoa phòng ở các bệnh viện, cơ sở thực hành của nhà trường, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, (3) Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập.

(4) Xây dựng kế hoạch và đề xuất việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thuộc tổ bộ môn.

(5) Quản lý giáo viên, học sinh thuộc tổ bộ môn theo phân cấp của Hiệu trưởng.

(6) Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, gắn đào tạo với sử dụng.

2.3. Công tác đào tạo của Trƣờng Trung cấp Y tế Bắc Giang

2.3.1. Số lượng học sinh từ 2009 - 2012

Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang là trường đào tạo trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực y tế, đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ. Trường xây dựng chỉ tiêu hằng năm do Hiệu trưởng đề nghị và được duyệt tuyển sinh của Bộ Giáo dục & đào tạo và của UBND tỉnh Bắc Giang.

Bảng 2.3. Số lượng học sinh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang từ năm học 2009 -2010 đến năm học 2011-2012

Đơn vị tính : học sinh

TT Năm học Tổng số HS Năm thứ nhất Năm thứ hai

1 2009 - 2010 898 589 309

2 2010 - 2011 1073 612 589

3 2011 - 2012 1180 568 612

( Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang )

Các chuyên ngành đào tạo của trường từ năm 2009 - 2012 gồm các chuyên ngành sau:

Bảng 2.4. Các chuyên ngành đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang từ năm học 2009-2010 đến năm học 2011-2012

Đơn vị tính : học sinh

TT Ngành đào tạo Năm học

2009-2010

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

1 Điều dưỡng đa khoa 459 502 630

2 Y sỹ Y học Dự phòng 300 464 383

3 Y sỹ Y học Cổ truyền 88 107 117

4 Hộ sinh 51 0 0

5 Dân số Y tế 0 0 50

Tổng cộng 898 1073 1180

( Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang )

Từ năm 2009 - 2010, 2010 - 2011, 2011 - 2012 có 5 chuyên ngành được đào tạo. Trong 5 chuyên ngành đào tạo trên cho thấy chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa, Y sỹ Y học dự phòng đang được học sinh có nhu cầu học tập

nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Nhưng có chuyên ngành chủ yếu đào tạo theo nhu cầu của tỉnh (chuyên ngành Dân số Y tế) phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương.

Bảng 2.4 cho thấy số chuyên ngành đào tạo của trường qua các năm đã có sự thay đổi: năm 2009 - 2010 có 4 chuyên ngành với 898 học sinh, năm 2011 - 2012 Trường còn đào tạo thêm 1 chuyên ngành mới là ngành Dân số y tế thu hút 50 học sinh.

Bảng 2.5. Bảng quy mô đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang năm học 2009-2010 Đơn vị tính : học sinh Stt Ngành đào tạo Năm học 2009-2010 Tổng số học sinh Số học sinh năm 1 Số học sinh năm 2

1 Điều dưỡng đa khoa 459 237 222

2 Y sỹ Y học Dự phòng 300 255 45

3 Y sỹ Y học Cổ truyền 88 46 42

4 Hộ sinh 51 51 0

5 Dân số Y tế 0 0 0

Tổng cộng 898 589 309

Bảng 2.6. Bảng quy mô đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang năm học 2010-2011 Đơn vị tính : học sinh Stt Ngành đào tạo Năm học 2010-2011 Tổng số học sinh Số học sinh năm 1 Số học sinh năm 2

1 Điều dưỡng đa khoa 502 342 160

2 Y sỹ Y học Dự phòng 464 209 255

3 Y sỹ Y học Cổ truyền 107 61 46

4 Hộ sinh 0 0 0

5 Dân số Y tế 0 0 0

Tổng cộng 1073 612 461

( Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang )

Bảng 2.7. Bảng quy mô đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang năm học 2011-2012 Đơn vị tính : học sinh Stt Ngành đào tạo Năm học 2010-2011 Tổng số học sinh Số học sinh năm 1 Số học sinh năm 2

1 Điều dưỡng đa khoa 630 288 342

2 Y sỹ Y học Dự phòng 383 174 209

3 Y sỹ Y học Cổ truyền 117 56 61

4 Hộ sinh 0 0 0

5 Dân số Y tế 50 50 0

Tổng cộng 1180 568 612

Qua bảng số liệu cho thấy quy mô số lượng học sinh qua các năm học đã có sự thay đổi đáng kể, song việc tuyển sinh đào tạo của trường đã tập trung vào một, hai ngành đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của địa phương, (đó là ngành Điều dưỡng đa khoa và ngành Y sỹ Y học dự phòng giúp cho ngành giáo dục tuyển dụng vào làm Y tế trường học) đây là điểm mới giúp cho việc tuyển sinh của nhà trường được thuận lợi.

2.3.2. Kết quả đào tạo của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang

Từ năm 2006 trở về trước Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang thực hiện theo quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hệ chính quy được ban hành kèm theo Quyết định số 29/2002/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế 1584/GD-ĐT ngày 27 tháng 7 năm 1993.

Từ năm 2007 Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang áp dụng Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp h chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 42/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang đã có nhiều cố gắng về nhiều mặt để nâng cao chất lượng đào tạo, như đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học, dạy học theo nhóm, xây dựng chương trình chi tiết cho một số môn học phù hợp với thực tế của nhà trường, biên soạn giáo trình nội bộ phù hợp với chuyên ngành đào tạo trung cấp và nang cao hiệu quả quản lý.

Kết quả xét lên lớp cho học sinh hằng năm đều đạt tỷ lệ cao, tuy nhiên kết quả tốt nghiệp hằng năm của học sinh cho thấy như sau:

Bảng 2.8. Kết quả tốt nghiệp năm học 2009-2010 Stt Chuyên ngành TS HS Kết quả tốt nghiệp

HSTN Loại Giỏi Loại Khá Loại TB-K LoạiTB

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Điều dưỡng đa khoa 269 264 98,14 7 2,8 117 44,3 134 50,8 6 2,2 Tổng cộng 269 264 98,14 7 2,8 117 44,3 134 50,8 6 2,2

( Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang )

Bảng 2.9. Kết quả tốt nghiệp năm học 2010-2011

Stt Chuyên ngành TS HS Kết quả tốt nghiệp HSTN Loại Giỏi

Loại Khá Loại TB-K LoạiTB

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Điều dưỡng đa khoa 228 222 97,36 12 5,4 85 38,3 118 53,2 7 3,1 2 Y sỹ Y học Dự phòng 45 45 100 6 13,4 23 51,1 15 33,3 1 2,2 3 Y sỹ Y học Cổ truyền 42 42 100 2 4,8 22 52,4 18 42,8 0 0 Tổng cộng 315 309 98,09 20 6,5 130 42,1 151 48,8 8 2,6

Bảng 2.10. Kết quả tốt nghiệp năm học 2011-2012 Stt Chuyên ngành TS HS Kết quả tốt nghiệp

HSTN Loại Giỏi Loại Khá Loại TB-K LoạiTB

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 1 Điều dưỡng đa khoa 254 237 93,30 51 21,5 96 40,5 88 37,1 2 0,9 2 Y sỹ Y học Dự phòng 259 255 98,45 26 10,2 66 25,9 155 60,8 8 3,1 3 Y sỹ Y học Cổ truyền 46 46 100 15 32,6 19 41,3 12 26,1 0 0 4 Hộ sinh 51 51 100 8 15,7 29 56,9 14 27,4 0 0 Tổng cộng 610 589 96,55 100 17,0 210 35,6 269 45,7 10 1,7

( Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang )

Căn cứ vào kết quả thống kê về số học sinh đỗ tốt nghiệp cho thấy: năm 2009 – 2010: kết quả đỗ tốt nghiệp ra trường: 98,14%; năm 2010 – 2011: 98,09% học sinh năm thứ hai thi đỗ tốt nghiệp; năm 2011 - 2012: năm thứ hai 96,55% học sinh thi đỗ tốt nghiệp. Kết quả thi tốt nghiệp đã thấy rõ từng năm, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi tăng theo từng năm, đạt được tỷ lệ đăng ký đầu năm của nhà trường đưa ra.

2.3.3. Những mặt tích cực của học sinh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang

- Học sinh luôn chủ động sáng tạo trong học tập, thực hành, thực hành lâm sàng, có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề, có khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Về tư tưởng, đạo đức và lối sống của học sinh có nhiều tiến bộ, thái độ và ý thức, lập trường chính trị tư tưởng ngày càng được nâng lên theo hướng tích cực và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

- Học sinh tham gia với tinh thần cao các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh và đã đạt được giải cao.

- Học sinh có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo và có tinh thần vượt khó, có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. - Luôn chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi trường đóng trên địa bàn, có thành tích trong công tác xã hội và giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Duy trì tốt các mối quan hệ trong cộng đồng, có tinh thần giúp đỡ bạn bè và những người gặp khó khăn.

- Tham gia tích cực các hoạt động phong trào, hoạt động đoàn thể như phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Ngày thứ bảy Xanh”, “Hiến máu nhân đạo”, phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT do Đoàn thanh niên, nhà trường tổ chức.

2.3.4. Những mặt hạn chế của học sinh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang

- Đa số học sinh của Trường đến từ các huyện, xã vùng sâu, vùng xa

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý học sinh tại Trường trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)