Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý học sinh tại Trường trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 (Trang 79)

việc tổ chức quản lý học sinh ngoại trú.

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang có khu nội trú đáp ứng được 30% chỗ ở cho học sinh, phần còn lại phải ở ngoại trú. Để quản lý tốt được học sinh ngoại trú đó là vấn đề cần quan tâm của nhà trường. Do vậy cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để quản lý tốt học sinh ngoại trú. Học sinh ngoại trú chia làm hai đối tượng: học sinh ngoại trú tại gia đình và ngoại trú tại khu dân cư (thuê nhà trọ hay ở nhờ nhà người thân), trong đó có đối tượng ngoại trú thứ hai ngoại trú tại khu dân cư là phổ biến và chiếm đa số.

Quản lý học sinh ngoại trú là một vấn đề hết sức quan trọng, thông qua công tác này để quản lý học sinh ngoài giờ học tập tại trường và các cơ sở thực tập, nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hay diễn biến tư tưởng của học sinh. Qua đó tư vấn, định hướng giúp các em khắc phục được khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt, giúp các em không bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Để tổ chức tốt quản lý học sinh ngoại trú Nhà trường càn phải tiến hành đồng bộ các nội dung sau:

- Xây dựng quy định về quản lý học sinh ngoại trú

- Thành lập bộ phận chuyên trách về theo dõi quản lý học sinh ngoại trú xây, dựng quy định về học sinh ngoại trú của trường.

- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện quản lý học sinh ngoại trú.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Luôn có thông tin ba chiều trong việc quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trong trường và nơi thuê nhà trọ học.

a) Xây dựng quy định về quản lý học sinh ngoại trú, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá:

Căn cứ vào Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng quy định về quản lý học sinh ngoại trú.

Nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu kê khai của học sinh ngoại trú, xây dựng các tiêu chí chuẩn để đánh giá học sinh ngoại trú.

Đăng ký danh sách trích ngang, sổ theo dõi để học sinh theo dõi từng lớp học, theo phường, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ nhà trọ.

Định kỳ tổ chức giao ban giữa nhà trường, công an khu vực, công an phường, chính quyền địa phương theo năm học do Phòng quản lý học sinh chủ trì.

Thực hiện thông nhất việc lấy ý kiến nhận xét về học sinh theo năm học của Công an phường nơi học sinh đăng ký tạm trú theo quy trình: học sinh tự nhận xét nộp chủ nhà trọ xem xét trình tổ dân phố ký xác nhận, chủ nhà trọ đem đến công an địa phương ký xác nhận, đóng dấu và chuyển lại cho học sinh, học sinh nộp cho trường để tính điểm rèn luyện.

b) Thành lập bộ phận bán chuyên trách về quản lý học sinh ngoại trú Đối với nhà trường: Cán bộ chuyên trách do cán bộ phòng quản lý học sinh kiêm nhiệm, có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban giám hiệu quản lý học sinh sau giờ lên lớp tại các địa bàn học sinh đăng ký ngoại trú.

Đối với các tổ bộ môn: Giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp kiêm nhiệm vì giáo viên chủ nhiệm lớp luôn nắm chắc và hiểu rõ lớp mình phụ trách.

Đối với tập thể lớp học sinh: Cử hai thành viên (một là BCS lớp, một là BCH chi đoàn) phối hợp với giáo viên chủ nhiệm theo dõi quản lý học sinh ngoại trú.

Đối với khu nhà trọ có nhiều học sinh trọ học: Cử một học sinh đứng ra quản lý, báo cáo.

c) Phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội trong việc thực hiện quản lý học sinh ngoại trú.

Nhà trường, gia đình, xã hội là ba lực lượng giáo dục to lớn, nếu phối hợp chặt chẽ, cùng thống nhất một mục đích thì sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt đẹp. Để làm tốt quản lý học sinh ngoại trú cần có sự kết hợp trong quản lý giữa nhà trường với gia đình học sinh, chính quyền địa phương, công an khu vực, chủ nhà trọ. Cụ thể như sau:

- Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện tốt cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường.

- Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong công tác giáo dục quản lý học sinh như gửi thông báo kết quả học tập, rèn luyện về gia đình. Gia đình cần cung cấp thông tin về tính cách, thái độ của học sinh đối với cộng đồng, làng xóm cũng như tình hình học tập ở nhà của học sinh.

- Công an chính quyền địa phương tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý học sinh ngoại trú như: nhận xét đánh giá đạo đức, lối sống của HS khi sinh hoạt ở địa phương.

Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình HS và chính quyền địa phương cần trở thành nề nếp, thường xuyên.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

Có sự chỉ đạo và lãnh đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của các bộ phận quản lý, các phòng chức năng, tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, sự tạo điều kiện phối hợp giúp đỡ của khối phố, công an phường, chính quyền địa phương, chủ nhà trọ, đặc biệt là gia đình học sinh.

Nhà trường có kế hoạch giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết mời các cán bộ QLHS, công an phường, khu phố để rút kinh nghiệm trong việc quản lý HS ngoại trú, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng QLHS ngoại trú được tốt hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý học sinh tại Trường trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 (Trang 79)