Phương pháp xác định hiệu suất và hàm lượng P2O5 nhả trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHẾ tạo MÀNG TRÊN cơ sở TINH bột PVA CHO PHÂN NPK NHẢ CHẬM (Trang 63)

Chuẩn bị mẫu

- Để xác định mức độ nhả P2O5 trong nước của sản phẩm, chúng tôi tiến hành ngâm như sau: Cân mỗi loại sản phẩm (ở các tỷ lệ khác nhau) 1g cho vào túi vải dày để vào bình thủy tinh 100mL có nắp đậy, thêm 20mL nước cất. Dùng đồng hồ bấm giây để xác định hiệu suất bao phân khi ngâm mẫu trong 1 phút đầu tiên. Sau thời gian nhất định 1 ngày, 2 ngày, 4 ngày, 7 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày, 30 ngày và 45 ngày tiến hành chiết dịch ngâm và thêm tiếp một lượng nước cất bằng với lượng nước chiết ra và tiếp tục ngâm sản phẩm để được thời gian như mong muốn. Lấy 1mL đem định mức và xác định hàm lượng P2O5 nhả trong nước

Luận văn cao học Chương 2: Thực nghiệm

+ Hiện màu: Hút 1mL dung dịch sản phẩm hoặc 2mL sản phẩm cho vào bình định mức 25mL, thêm một ít nước cất. Thêm 1mL dung dịch ammonium molybdate 2,5% lắc đều, thêm vào 3 giọt SnCl2 mới pha, lắc đều, thêm nước cất đến vạch. Màu xanh xuất hiện nhanh và đạt cường độ cực đại sau 5-10 phút. Đo mật độ quang ở bước sóng λ=720nm tương tư như trên.

Dựa vào đồ thị tìm ra nồng độ P2O5 tương ứng (giá trị a) + Tính kết quả

Trong đó

a: Nồng độ (ppm) P2O5 tìm được từ đồ thị V: Thể tích dung dịch hiện màu (mL) K: Hệ số pha loãng

x: Khối lượng P2O5 có trong 1g phân

Lưu ý: % P2O5không bao chỉ tính ở 1 phút đầu tiên của quá trình ngâm

2.5 Tổng hợp phân kali (posstasium chloride) nhả chậm từtinh bột/PVA

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHẾ tạo MÀNG TRÊN cơ sở TINH bột PVA CHO PHÂN NPK NHẢ CHẬM (Trang 63)