a. Phân dinh dưỡng đa lượng
- Phân Đạm (N): Đạm trong đất chủ yếu là đạm hữu cơ hình thành từ quá trình tổng hợp chất mùn từ thảm rơi của rừng (cành, lá …). Đạm tổng hợp được từ không khí là
Luận văn cao học Chương 1: Tổng quan
rất nhỏ. Đạm hữu cơ qua quá trình khoáng hoá sẽ cung cấp cho cây trồng dưới dạng amon (NH4), nitrit (NO2- ), nitrate (NO3-). Nitrate là dạng đạm khoáng cây trồng sử dụng chủ yếu. Trong đất nhiệt đới đạm luôn là yếu tố thiếu hụt. Đối với đất rừng hàm lượng đạm trong đất phụ thuộc rất nhiều vào các kiểu thảm thực vật ngoài các yếu tố khác như loại đất, độ cao so mặt biển…Các kiểu thảm thực vật, điều kiện khí hậu khác nhau….dẫn đến quá trình tích luỹ, phân giải hữu cơ, chất mùn… khác nhau. Do vậy lượng đạm tổng số, dễ tiêu trong đất cũng khác biệt.
- Phân lân (P): Trong đất lân tồn tại dưới dạng khoáng và hữu cơ. Hàm lượng lân tổng số cao trong một số đất phát triển trên đá vôi (0,10-0,20 %), trên bazan (0,20-0,40 %), đất đen nhiệt đới và các nhóm đá khác biến động từ 0,03-0,08%. Tuy hàm lượng P trong đất ít hơn nhiều so với đạm nhưng vẫn là yếu tố dinh dưỡng cơ bản vì thiếu lân sẽ ảnh hưởng tới phát triển hệ rễ cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây.
- Phân kali (K): Kali trong đất chứa lượng lớn hơn lân. Sự phân bố kali trong đất phụ thuộc vào đặc điểm keo khoáng và hàm lượng sét. Đất tương đối giàu kali là đất phát triển trên thạch anh, granit, ryolit, lượng kali tổng số đạt 1,82 %.
Đất trên bazan, đất bạc màu, đất cát , đất phèn khá nghèo kali. Đất trên bazan giàu sét nhưng lượng kali chỉ đạt 0,38%. Đất bạc màu, đất cát mặc dù lượng kali trong sét cao nhưng lượng kali tổng số thấp (0,26-0,28% ) vì ion kali bị nhốt trong mạng lưới tinh thể của keo sét, hơn nữa các đất này hàm lượng sét cũng thấp. Kali cung cấp cho cây trồng dưới dạng trao đổi K+, dễ tiêu. Nó được giải phóng ra từ phong hoá khoáng fenpat, mica, một phần từ khoáng hoá chất hữu cơ hay từ tro đốt.
- Canxi (Ca)và magie (Mg): Các đất ở Việt nam đều có hàm lượng CaO không cao loại trừ đất cacbonat. Do quá trình rửa trôi mạnh mẽ kiềm nên ngay cả đất phát triển trên đá vôi đất vẫn chua, hàm lượng canxi vẫn thấp. Các đất chua có tỉ lệ CaO thường < 0,5%. Đất bạc màu tỉ lệ canxi rất thấp (0,04%).
Calcium và magnesium được cây trồng hấp thụ dưới dạng cation. Nhìn chung hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi ở đất vùng đồi núi thấp hơn đất đồng bằng. Lượng Ca trao đổi thường cao hơn lượng Mg2+ trao đổi. Trong đất rừng Ca, Mg trao đổi đạt 5-6 lđl/100gđất, đất bị xói mòn chỉ còn 1-2 lđl/100g. Hàm lượng Ca, Mg cao hơn trên đất phiến thạch tím, đất nâu vùng bán khô hạn, đất đen, đất ngập mặn.
Luận văn cao học Chương 1: Tổng quan
- Lưu huỳnh (S):Trừ đất mặn, đất phèn, các loại đất khác đều thiếu lưu huỳnh. S tổng số thường dưới 0,01 % tức là dưới ngưỡng nghèo. Đất phèn, đất dốc tụ trên đá vôi giàu lưu huỳnh (0,14-0,17%), đất cát biển, đất nâu đỏ trên bazan, đỏ vàng trên phiến sét, đất đỏ trên đá vôi, nâu vàng trên phù sa cổ đều rất nghèo S (dưới 0,05%). Dấu hiệu thiếu S thường phát hiện thấy ở nhóm cây họ đậu vì vốn là cây lấy đi nhiều S (Thái Phiên 1992). Bón phân có chứa S (sunfat đạm, sunfat lân) làm tăng năng suất lạc, đỗ tương, ngô trên đất cát, bạc màu. Nhiều tác giả còn cho rằng bón định kỳ sunfat đạm thay sunfat lân, urê, photphat sẽ khắc phục hiện tượng thiếu S đối với cà phê trồng trên đất bazan.
b. Phân dinh dưỡng vi lượng
Các nghiên cứu về vi lượng trong đất còn rất hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp. Các tác giả có nhiều nghiên cứu nội dung này là Fridland V.M (1962),Vũ Cao Thái (1977), Phạm Đình Thái (1983 ) Kết quả cho thấy :
-Mangan (Mn): Tỉ lệ Mn biến động 0,01-0,03%, có trị số cao ở đất Feralit mùn trên núi, đất nâu đỏ trên đá vôi, badan. Hàm lượng mangan dễ tiêu Mn+2 trong khoảng < 1mg/100g đất (đất bạc mầu, đất phèn) tới 4mg/100g (đất phát triển trên đá vôi, bazan). - Coban (Co): rất thiếu trong đất Việt nam (0,001-0,01%).
- Kẽm (Zn): Khá cao trong đất (0,01-0,03%) đặc biệt ở tầng đất mặt. Tuy nhiên kẽm dễ tiêu khá thấp, trung bình 0,8 ppm trừ đất phù sa nên hiệu lực bón kẽm rõ và phổ biến với nhiều cây nông nghiệp.Ví dụ bón kết hợp kẽm và Bo có tác dụng tăng năng suất đối với chè ở Phú hộ.
- Đồng (Cu): Có mặt trong tất cả các đất, tỉ lệ trung bình 0,002%. Đất xám bạc màu, đất phèn có tỉ lệ đồng thấp nhất. Nơi có thảm thực vật tốt đồng tổng số có xu hướng cao hơn. Đồng dễ tiêu, biến động rất mạnh.
- Bo (B) có hàm lượng rất thấp trong các loại đất. Hàm lượng Bo dễ tiêu chỉ ở khoảng 0,1-0,5ppm. Hiệu lực Bo đối với cây họ đậu, cây ăn quả (vải thiều) biểu hiện rõ nhất.. - Molipđen (Mo): là nguyên tố rất ít trong đất Việt nam, biến động từ 1-4ppm. Hàm lượng tống số lớn nhất phát hiện ở đất phèn, thấp nhất ở đất bạc màu. Mo dễ tiêu lại thấp hơn tới 10 lần Mo tổng số. Do vậy bón bổ sung Mo cho cây trồng nông nghiệp là cần thiết (các cây cây họ đậu).
Luận văn cao học Chương 1: Tổng quan
1.2.1.2 Phân loại theo thời gian phân hủy
- Phân hiệu quả nhanh: Độ hòa tan của các chất dinh dưỡng trong phân khác nhau nên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhanh chậm khác nhau. Nếu phân dễ hoà tan thì cây dễ sử dụng, hiệu quả sử dụng tức thì nhưng cũng dễ dàng bị rửa trôi, mất đi, có khi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phân đạm dễ hòa tan hiệu quả nhưng dễ bị phân hủy hoặc bị rửa trôi. Phân lân trong đó, phân supe lân, DAP dễ hòa tan, tác dụng nhanh nhưng cũng dễ dàng tác dụng với các chất khác hoặc bị keo đất hấp phụ chuyển thành dạng cây khó sử dụng.
- Phân hiệu quả chậm: Các loại phân lân chế biến từ quặng tự nhiên bằng phương pháp gia nhiệt, ít hòa tan hơn, hiệu quả chậm nhưng lại chuyển dần cho cây sử dụng từ từ, hiệu quả kéo dài đến các vụ sau. Trước đây người ta thường ưa chuộng các dạng phân hiệu quả nhanh. Gần đây trong xu hướng nông nghiệp bền vững, nhằm giảm bớt ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học đến môi trường, người ta đã chú ý sản xuất các loại phân hiệu quả chậm. Các loại phân trên thị trường chia làm ba nhóm:
Nhóm dễ hòa tan trong nước, hiệu quả nhanh gồm các loại phân đạm, phân kali, các loại supe lân đơn, supe lân kép, DAP .
Nhóm ít hòa tan gồm các loại phân lân tự nhiên, phân lân kết tủa, phân supe lân axit hóa một phần, phân lân nung chảy. Các loại phân đạm dễ hòa tan hơn bằng cách bọc bằng màng lưu huỳnh, màng bentonit.
Nhóm khó hòa tan, thường là các loại phân lân khai thác từ tự nhiên không qua chế biến như bột phôtphorit, phôtphat sắt hóa trị 2 và các quặng tự nhiên có chứa kali. Trong xu hướng bảo vệ môi trường, hiện nay các nhà nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ đang khuyến cáo sử dụng nhiều hơn các loại phân này.