6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.4.4. Trắcnghiệm điền khuyết hay câu trả lời ngắn
Đây là loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhƣng có câu trả lời tự do. Học sinh biết câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn.
Yêu cầu ngƣời thi điền vào chỗ trống trong mỗi câu, loại đề thi/ câu trắc nghiệm này gọi là đề thi/ câu điền vào chỗ trống.
Ƣu điểm:
- Có thể đo lƣờng mức độ ghi nhớ và lí giải kiến thức, tất cả các môn học đều có thể dùng, phạm vi ứng dụng rộng rãi, cơ hội đoán mò là rất nhỏ.
- Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thƣờng, phát huy óc sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu trả lời. Dù sao việc chấm điểm vẫn nhanh hơn TNTL song rắc rối hơn những loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác. Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
Nhƣợc điểm:
- Nhìn từ bề ngoài thì đề thi điền vào chỗ trống yêu cầu hoạt động trí lực cao hơn đề thi lựa chọn.Vì nó đƣa ra câu trả lời dựa trên cơ sở tái hiện, chứ không phải đƣa ra câu trả lời dựa trên cơ sở nhận thức lại. Nhƣng trên thực tế, đề thi điền vào chỗ trống không phân tích một cách sâu sắc năng lực nhận thức, tƣ duy và lý giải nhƣ đề thi lựa chọn.
- Khó nắm bắt đƣợc đáp án ngƣời thi đƣa ra, tính chính xác của đáp án đƣa ra kém, tính chủ quan của ngƣời chấm điểm nhiều hơn.
- Khó có thể dùng máy để chấm bài thi và cho điểm.
- Khi soạn thảo loại câu hỏi này thƣờng dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn câu từ trong sách giáo khoa, rồi bỏ đi một vài từ.
- Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thƣờng chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
21
- Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách để khỏi khuyến khích học sinh học thuộc lòng.
- Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để SV không đoán mò, nên để trống những chữ quan trọng nhƣng đừng quá nhiều.
- Trên cơ sở phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan, ngƣời nghiên cứu nhận thấy để đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu trong việc kiểm tra đánh giá, để kết quả kiểm tra phản ánh chính xác, khách quan, công bằng khả năng của học sinh thì đòi hỏi ngƣời ra đề phải đầu tƣ, suy nghĩ, mất nhiều thời gian để lựa chọn ngôn từ phù hợp, không gây hiểu lầm đối với học sinh, phân bố số lƣợng câu hỏi trên từng loại trắc nghiệm khách quan một cách hợp lý, bám sát mục tiêu, chƣơng trình và nội dung môn học, đồng thời các câu trắc nghiệm phải đƣợc kiểm định nhiều lần trƣớc khi đƣa vào trong kiểm tra đánh giá