Phântích câuhỏi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN CÔNG NGHỆ 6 CHO CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE (Trang 32)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.5.1.Phântích câuhỏi

Mục đích phân tích câu hỏi: Sau khi chấm bài ghi điểm một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, cần đánh giá hiệu quả từng câu hỏi. Muốn vậy, cần phải tích các câu trả lời của học sinh cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Việc phân tích này có 2 mục đích:

Kết quả bài kiểm tra giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của phƣơng pháp dạy học để kịp thời thay đổi phƣơng pháp học cho phù hợp.

Việc phân tích câu hỏi còn để xem học sinh trả lời mỗi câu hỏi nhƣ thế nào, từ đó sửa lại nội dung câu hỏi để trắc nghiệm khách quan có thể đo lƣờng thành quả, khả năng học tập của học sinh một cách hữu hiệu hơn.

Phƣơng pháp phân tích câu hỏi: Trong các phƣơng pháp phân tích câu hỏi của một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan thành quả học tập, chúng ta thƣờng so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung của toàn bài kiểm tra, với sự mong muốn có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng một câu hỏi:

22

Việc phân tích thống kê nhằm xác định các chỉ số: độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy của một câu hỏi.

1.2.5.2.Độ khó

Khái niệm đầu tiên có thể lƣu ý đến là độ khó của câu trắc nghiệm. Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, khi nói đến độ khó, hiển nhiên phải xem câu trắc nghiệm là khó đối với đối tƣợng nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tƣợng thí sinh phù hợp, ngƣời ta có thể đo độ khó bằng tỷ số phần trăm thí sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó trên tổng số thí sinh dự thi: [11; trang 59]

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm

Để có thể kết luận một câu trắc nghiệm là dễ, khó hay vừa sức học sinh, trƣớc hết ta phải tính độ khó của câu trắc nghiệm ấy rồi so sánh với độ khó vừa phải của loại câu trắc nghiệm này.

Mỗi câu trắc nghiệm có độ khó vừa phải là câu có 50% số học sinh làm đúng câu ấy và 50% số học sinh làm sai, nhƣng còn tùy thuộc vào từng loại câu trắc nghiệm.

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm bằng trung bình cộng của tỉ lệ may rủi kỳ vọng (Expected Chance Proportion) của loại câu trắc nghiệm ấy nhân với 100%. Tỉ lệ may rủi này thay đổi theo từng loại câu trắc nghiệm.

Cụ thể đối với từng loại trắc nghiệm nhƣ sau:

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại đúng sailà trung điểm giữa tỉ lệ may rủi kỳ vọng và 100%, loại này có tỉ lệ may rủi là 50% có nghĩa là tỉ lệ may rủi kỳ vọng là 50%

Tức là: % 75%

2 50

100 x

Vậy nếu 75% học sinh trả lời đúngcâu đó thì câu đó có độ khó vừa phải.

23

Với loại câu có 4 lựa chọn thì tỉ lệ may rủi kỳ vọng là 25%

Công thức tính độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm nhƣ sau:

Độ khó vừa phải là: % 62.5% 2

25

100 x

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại ghép hợp

Với loại ghép hợp 3 câu hỏi 6 câu trả lời thì thì tỉ lệ may rủi kỳ vọng của mỗi câu là 120 1 4 1 5 1 6 1 x xĐộ khó vừa phải là: % 50% 2 120 1 100   x

Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm loại điền khuyết thì độ khó vừa phải là 50%. Loại điền khuyết có tỉ lệ may rủi = 0.

Tóm lại: một bài trắc nghiệm đƣợc gọi là tốt không phải là bài trắc

nghiệm gồm toàn những toàn những câu trắc nghiệm khó hay dễ mà là bài trắc nghiệm gồm những câu có độ khó trung bình hay là mức độ khó vừa phải.

Một bài trắc nghiệm có giá trị và đáng tin cậy thƣờng là những bài gồm những câu trắc nghiệm có độ khó xấp xỉ hay bằng độ khó vừa phải.

P càng lớn thì câu hỏi càng dễ: 0 ≤ P ≤ 0,2 :Là câu hỏi rất khó 0,2 ≤ P ≤ 0,4 : Là câu hỏi khó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0,4 ≤ P ≤ 0,6 : Là câu hỏi trung bình 0,6 ≤ P ≤ 0,8 : Là câu hỏi dễ

0,8 ≤ P ≤ 1 : Là câu hỏi rất dễ

1.2.5.3.Độ phân biệt

Khi ra một câu hoặc một bài trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh nào đó, ngƣời ta thƣờng muốn phân biệt trong nhóm ấy những ngƣời có năng lực khác nhau: giỏi, trung bình, kém... Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện đƣợc sự phân biệt ấy đƣợc gọi là độ phân biệt. [5; trang 60]

Để xác định thống kê độ phân biệt ngƣời ta tiến hành nhƣ sau: chia mẫu học sinh làm 3 nhóm làm bài kiểm tra:

24

+ Nhóm điểm cao{H}: Từ 25%÷ 27% số học sinh đạt điểm cao nhất. + Nhóm điểm thấp{L}:Từ 25% ÷ 27% số học sinh đạt điểm thấp nhất. + Nhóm điểm trung bình{M1}:Từ 46% ÷ 50% số học sinh còn lại. Độ phân cách D của câu trắc nghiệm thứ i

n D Dcaothap

Với: Dcao : Số học sinh nhóm giỏi trả lời đúng câu trắc nghiệm thứ i Dthap : Số học sinh nhóm kém trả lời đúng câu trắc nghiệm thứ i n : tổng số học sinh làm bài trắc nghiệm trong một nhóm ( 25% ÷ 27% tổng số bài làm của học sinh)

Bảng 1.1. Ý nghĩa của chỉ số phân cách [18, trang 159]

Chỉ số phân cách Đánh giá câu trắc nghiệm

D≥0,4 Độ phân cách rất tốt=

D = 0,30,39 Độ phân cách khá tốt nhƣng có thể làm cho tốt hơn D= 0,20,29 Độ phân cách tạm đƣợc, có thể cần phải hoàn chỉnh

D≤ 0,19 Độ phân cách kém, cần loại bỏ hay sửa chữa lại cho tốt hơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN CÔNG NGHỆ 6 CHO CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE (Trang 32)