Phântích các mồi nhử của câu trắcnghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN CÔNG NGHỆ 6 CHO CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE (Trang 35)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.5.4.Phântích các mồi nhử của câu trắcnghiệm

Ngoài việc phân tích độ khó và độ phân cách của mỗi câu trắc nghiệm, ta có thể làm cho câu trắc nghiệm trở nên tốt hơn bằng cách xem xét tần số của các đáp ứng sai cho mỗi câu hỏi.

Để phântích các mồi nhử của câu trắc nghiệm, ta có thể thực hiện theo quy trình sau đây:

Bước 1: Sau khi đã chấm điểm và cộng tổng điểm của từng bài trắc nghiệm, ta xếp đặt các bài làm của học sinh theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp.

Bước 2: Căn cứ trên tổng số bài trắc nghiệm, lấy 27% của tổng số bài làm có điểm từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm từ bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP. `

25

Bước 3: Ghi tần số đáp ứng của học sinh trong mỗi nhóm cho mỗi lựa chọn (a, b, c, d…) trong mỗi câu trắc nghiệm, đồng thời ghi độ khó và độ phân cách cho mỗi câu trắc nghiệm.

Bước 4: Căn cứ vào các chỉ số về độ khó và độ phân cách của các câu trắc nghiệm, lựa ra những câu trắc nghiệm có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân cách âm hoặc quá thấp, đây là những câu kém cần phải xét lại để loại đi hay để sửa chữa cho tốt hơn.

Bước 5: Xem xét lại toàn bộ câu trắc nghiệm kém, nhất là những câu trắc nghiệm loại có nhiều lựa chọn, trong đó có câu trả lời đúng và số còn lại là những mồi nhử theo nguyên tắc cơ bản sau đây:

Với câu đúng thì số học sinh trả lời câu đúng của nhóm cao nhiều hơn nhóm thấp.

Với câu sai thì số học sinh nhóm cao chọn phải ít hơn số học sinh nhóm thấp.Ví dụ phân tích một câu trắc nghiệm số A32

Đáp án A B C D* TC

Nhóm cao 8 1 6 9 24

Nhóm thấp 6 6 5 7 24

Câu trắc nghiệm số A32 này có 4 lựa chọn, trong đó câu D đƣợc coi là câu đúng, còn các câu khác A,B,C đƣợc xem là mồi nhử.

Độ khó của câu là 0.25, độ phân cách là 0.08, đây là câu trắc nghiệm khó và độ phân cách thấp, do đó ta phải điều chỉnh lại câu trắc nghiệm này.

Về lựa chọn đúng D, số học sinh trong nhóm cao trả lời đúng nhiều hơn nhóm thấp, nhƣ thế có tƣơng quan thuận nhƣ mong đợi (nghĩa là số học sinh ở nhóm cao làm đúng nhiều hơn số học sinh ở nhóm thấp), nhƣng khác biệt (9 - 7) quá nhỏ.

Mồi nhử B tƣơng quan nghịch với tiêu chí, nhƣ mong đợi (nghĩa là số học sinh ở nhóm cao làm sai ít hơn số học sinh ở nhóm thấp).

Mồi nhử A và C tƣơng quan thuận (số học sinh trong nhóm cao làm đúng nhiều hơn trong nhóm thấp), trái với tiêu chí mong đợi. Số học sinh chọn mồi

26

nhử A và C khá cao. Điều này cho ta nghi ngờ rằng mồi nhử A và C cũng có phần đúng, nếu giải thích ở phƣơng diện nào đó.

Kết luận: Ta cần diễn đạt đáp án D rõ hơn, xem xét sửa lại mồi nhử A và mồi nhử C.

Nhƣ vậy phân tích các câu trả lời của ngƣời học trong một bài trắc nghiệm nó giúp cho ngƣời soạn thảo:

- Biết đƣợc những câu nào là quá khó, câu nào là quá dễ.

- Lựa ra các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt đƣợc học sinh giỏi và học sinh kém.

- Biết đƣợc lí do vì sao câu trắc nghiệm không đạt đƣợc hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi nhƣ thế nào cho tốt hơn.

- Câu hỏi sau khi đƣợc sửa đổi cơ bản có khả năng đạt đƣợc tính tin cậy cao hơn là một bài trắc nghiệm chƣa đƣợc thử nghiệm và phân tích.

1.2.6.Quy trình xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn học

Đểứngdụngtrắcnghiệmkháchquanđánhgiánănglựcnhậnthứccủangƣờihọc, mộtviệcvôcùngquantrọnglàcầnphảixâydựngbộđềthitrắcnghiệmcóchấtlƣợng, cóthểmôtả qua lƣuđồ (Flowchart) sau: [23]

27

Cần sửa Bắtđầu

Phân tích nội dung môn học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá

Lập dàn bài trắc nghiệm

Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm

Lấy ý kiếnchuyêngia, thử nghiệm trên mẫu nhỏ

Thử nghiệm và phân tích câu hỏi

Hoàn thiện ngân hàng câu hỏi

Kết thúc Loại bỏ

Không đạt

28

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua chƣơng 1 ngƣời nghiên cứu đã phân tích và tổng hợp các tài liêu lý thuyết về trắc nghiệm khách quan, hệ thống đƣợc những nội dung làm cơ sở lý luận hỗ trợ cho việc biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

- Tìm hiểu về lịch sử phát triển của trắc nghiệm khách quan trên thế giới và Việt Nam.

- Giải thích các thuật ngữ chính của đề tài

- Hệ thống các phƣơng pháp phân tích, đánh giá câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm để nâng cao tính giá trị, tính tin cậy

Căn cứ vào cơ sở lý luận của đề tài đã đƣợc phân tích ở trên, ứng dụng vào biên soạn bộ câu hỏi môn Công nghệ 6 sẽ đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức đƣợc xây dựng trên cơ sở của trắc nghiệm tiêu chí và quy trình biên soạn bộ câu hỏi.

- Nội dung kiến thức cần đánh giá trong mỗi câu hỏi đƣợc xác định từ chuẩn kiến thức môn công nghệ 6.

- Hình thức các câu trắc nghiệm: Câu đúng – sai, câu điền khuyết, câu hỏi nhiều lựa chọn và câu ghép hợp.

- Việc phân tích các câu trắc nghiệm: Căn cứ kết quả kiểm nghiệm để phân tích các câu hỏi, chỉnh sửa hoặc loại bỏ các câu hỏi không phù hợp.

Ngoài cơ sở lý luận, cần xem xét đến cơ sở thực tiễn của đề tài. Ngƣời nghiên cứu sẽ phân tích cụ thể trong chƣơng 2 của luận văn.

29

CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ 6 TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE

2.1.Thực trạng công tác dạy và học và nhu cầu phát triển bộ môn công nghệ 6 ở trƣờng THCS thuộc địa bàn huyện Giồng Trôm

2.1.1.Vị trí địa lý và bố trí trường lớp của huyện

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Giồng Trôm là một huyện thuần nông tiếp giáp với TP Bến Tre.Huyện có 21 xã và 1 thị trấn đặt ở trung tâm huyện. Trên địa bàn huyện có đƣờng tỉnh 885 chạy qua.Dân cƣ ở đây đa số làm nghề nông, còn lại nghề tiểu thủ công là chủ yếu.Chỉ một số hộ kinh doanh ở trung tâm Huyện, các xã và dọc trục lộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN CÔNG NGHỆ 6 CHO CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE (Trang 35)