Văn hóa giữa các thành viên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái (Trang 35)

Quan hệ giữa những người đồng nghiệp trong một cơ quan, tổ chức trước hết là mối quan hệ công việc. Mọi hành vi giao tiếp - ứng xử trong doanh nghiệp đều vì mục đích công việc trước tiên. Trong quá trình này tất yếu sẽ hình thành những nhóm nhỏ. Nhóm được hội tụ bởi những thành viên có chung một giá trị nào đó như sở

thích, mục đích… hay “ hợp gu ” trong công việc cũng như cuộc sống. Dư luận được hình thành trong nhóm rất quan trọng, nó có khả năng chi phối hành động của các thành viên trong nhóm. Sự cạnh tranh giữa các nhóm đến một mức độ nào đó sẽ gây ra những hậu quả nhất định. Nếu là cạnh tranh vì mục đích công việc thì sẽ có tác động tích cực đến tinh thần làm việc và sự thành công của doanh nghiệp. Nhưng nếu nhóm hình thành bởi mục đích ngoài công việc thì sẽ có tác động tiêu cực đến tình cảm đồng nghiệp và hình ảnh chung của doanh nghiệp. Hiện tượng nói xấu đồng nghiệp để tự “ lăng - xê ” bản thân với sếp vẫn diễn ra hàng ngày, chia bè chia phái, buôn chuyện, hiềm khích cá nhân, tranh giành chức vị… Nếu người lãnh đạo không dàn xếp được ổn thoả và đảm bảo công bằng lợi ích giữa các nhóm thì chắc chắn sẽ có những hậu quả xấu cho doanh nghiệp như mất đoàn kết nội bộ, tiến độ công việc trì trệ do thời gian rỗi dùng để tán gẫu…

Các thành viên trong một tổ chức, doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn và “ quang minh chính đại ” cho đồng nghiệp của mình để cùng nhau tiến bộ, chia sẻ kinh nghiệm trong chuyên môn nghề nghiệp, đồng thời chia sẻ cả những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống nhưng không phải trong giờ làm việc mà sẽ có những giờ sinh hoạt chung, trong một không gian thoải mải để ai cũng được giãi bày tâm sự mà không ảnh hưởng đến công việc, tạo cơ hội để hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn.

Môi trường làm việc vui vẻ là một trong những yếu tố góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Các thành viên cần biết phân biệt rõ ràng giữa công việc và chuyện riêng tư, nếu biết cách cư xử có thể tạo được mối quan hệ đồng nghiệp ở một mức độ cao hơn nữa như những người bạn tốt trong cuộc sống. Và hãy nhớ rằng

không ai mạnh bằng chúng ta cộng lại, sự đoàn kết trong tập thể nhân viên sẽ góp

phần tạo nên sức mạnh nội lực to lớn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Lâm Nông Sản Thực Phẩm Yên Bái (Trang 35)