Vấn đề đặt ra trong văn hoá ứng xử của các thành viên doanh nghiệp
với lãnh đạo doanh nghiệp trước hết là cấp dưới phải thể hiện được vai trò
đều cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao với một tinh thần trách nhiệm cao nhất. Khi đựơc giao việc người nhân viên cấp dưới phải chứng tỏ năng lực của mình bằng cách không chỉ hoàn thành mà còn làm tốt hơn những gì người lãnh đạo yêu cầu, chủ động trong công việc chứ không thụ động ngồi chờ mệnh lệnh. Mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách thức mới để chứng tỏ khả năng của mình với cấp trên. Đồng thời tích cực đưa ra ý kiến, quan điểm của mình và phải chứng minh, bảo vệ được chính kiến ấy, nói được và làm được. Để làm được điều này cũng cần phải nắm bắt được tâm lý của nhà lãnh đạo xem ông ta đang cần gì, mong muốn điều gì… để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.
Sự nỗ lực, tinh thần cầu tiến không ngừng ấy của bản thân mỗi một thành viên không phải cho ai khác mà là cho chính họ, làm gia tăng giá trị của bản thân họ trước hết rồi sau đó mới những là những đóng góp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gắn kết những giá trị riêng lẻ của các cá nhân trong hệ thống những giá trị chung để tạo nên tính thống nhất trong mọi hoạt động của mình.
Thành công của doanh nghiệp không phải chỉ do cá nhân người lãnh đạo làm nên mà nó luôn gắn liền với sự cố gắng nỗ lực của tất cả các thành viên khác trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của các thành viên là phải luôn tích cực chủ động trong văn hoá ứng xử với người lãnh đạo, thể hiện bởi tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, cầu tiến, tin tưởng và trung thành với lý tưởng của tổ chức, sống ân tình trước sau, cùng nhau vượt qua sóng gió để đón bình minh thắng lợi.