- Loại Virginia Cọng thuốc lỏ
b. Thuế xuất khẩu
2.2.2. Điều chỉnh chính sách phi thuế quan
Việt Nam đã xoá bỏ các quy định đ-ợc coi là rào cản không phù hợp quy định của WTO. Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ t-ớng chính phủ đã xoá bỏ hầu hết các rào cản phi thuế. Việt Nam chỉ còn kiểm soát các mặt hàng nhạy cảm có ảnh h-ởng đến mục đích an toàn sức khoẻ, an ninh xã hội.
a. Trợ cấp
* Những cam kết của Việt Nam
Việt Nam cam kết toàn bộ các trợ cấp bị cấm sẽ bị xoá bỏ kể từ ngày gia nhập WTO và bất kỳ ch-ơng trình trợ cấp khác còn lại cũng sẽ đ-ợc điều chỉnh để phù hợp với quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp của WTO. Việt Nam cam kết sẽ xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ ngày gia nhập. Các hình thức hỗ trợ nông nghiệp khác không gắn với xuất khẩu vẫn đ-ợc duy trì. Với các sản phẩm phi nông nghiệp, chúng ta cam kết bãi bỏ trợ cấp thay thế nhập khẩu nh- thuế -u đãi theo tỷ lệ nội địa hoá và các loại trợ cấp xuất khẩu d-ới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách nhà n-ớc nh- bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, th-ởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu kể từ khi gia nhập WTO.
Các loại trợ cấp “gián tiếp” (-u đãi đầu t- dành cho sản xuất hàng xuất khẩu) sẽ không cấp thêm kể từ khi gia nhập WTO. Các dự án đã đ-ợc h-ởng -u đãi này từ tr-ớc khi gia nhập WTO sẽ có một thời gian quá độ là 5 năm để bãi bỏ hoàn toàn. Riêng với ngành dệt may, tất cả các loại trợ cấp bị cấm dù là “trực tiếp” hay “gián tiếp” đều đ-ợc bãi bỏ ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đồng thời, tr-ớc đây, một số n-ớc cũng yêu cầu Việt Nam cam kết “giữ nguyên trạng”, tức là sau khi gia nhập WTO sẽ không tăng thêm trợ cấp so với mức hiện hành. Đây là một khó khăn đối với Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Các thành viên của Ban công tác đã thông qua lập tr-ờng là Việt Nam sẽ không đ-ợc h-ởng những -u đãi dành cho các n-ớc nghèo nhất, do vậy chế độ trợ cấp cần phải đ-ợc bãi bỏ khi gia ngập WTO. Tuy nhiên, với t- cách là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam vẫn có thể bảo l-u một số biện pháp hỗ trợ đến 10% giá trị sản l-ợng.
* Tình hình hỗ trợ trong n-ớc và thực tiễn điều chỉnh chính sách hỗ trợ của Việt Nam
Đối với các sản phẩm nông nghiệp
Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu trực thuộc Bộ Tài chính đ-ợc thành lập năm 1999 nhằm hỗ trợ, khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam. Ban đầu Quỹ chỉ tập trung vào các mặt hàng nông sản nh- gạo, cà phê, thịt lợn, trái cây đóng hộp và rau quả. Gần đây hơn, các hình thức trợ cấp đã đ-ợc mở rộng ra cho các mặt hàng nông sản khác: bia, thịt gia cầm, trái cây và rau quả sơ chế, chè, lạc, hạt tiêu và hạt điều chế biến. Trợ cấp còn đ-ợc dành cho một số mặt hàng công nghiệp nh- hàng nhựa và hàng cơ khí, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm làm từ mây tre đan, dệt may.
Các hình thức trợ cấp từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu gồm:
+ Hỗ trợ lãi suất (một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay vốn ngân hàng thông th-ờng). Việt Nam đã thực hiện hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu lúa gạo (1999- 2002), cà phê (1999-2001), bù lỗ xuất khẩu một số mặt hàng khác.
+ Hỗ trợ tài chính trực tiếp đặc biệt đối với hàng hoá lần đầu tiên xuất khẩu, hàng hoá xuất khẩu sang các thị tr-ờng mới, hàng hoá chịu biến động mạnh về giá cả. Giai đoạn 1999-2001, Việt Nam tiến hành hỗ trợ xuất khẩu dứa, d-a chuột, thịt lợn, bông; bù lỗ xuất khẩu gạo, cà phê.
+ Th-ởng và khen th-ởng xuất khẩu: các nhà xuất khẩu đ-ợc th-ởng bằng tiền mặt nếu đạt đ-ợc số l-ợng xuất khẩu tối thiểu hay có tốc độ tăng tr-ởng xuất khẩu tối thiểu. Chế độ th-ởng xuất khẩu đ-ợc Bộ Th-ơng mại tiến hành từ năm 1998. Số doanh nghiệp và số tiền khen th-ởng đều tăng nhanh qua các năm theo sự tăng tr-ởng kim ngạch xuất khẩu chung của cả n-ớc (phụ lục 11 – trang 121). Đến năm 2002, Bộ Th-ơng mại ra Quyết định 02/2002/QĐ-BTM ngày 21/1/2002 quy định cụ thể tiêu chí và các điều kiện th-ởng xuất khẩu một cách chính thức.
Đối với các mặt hàng nông sản, Việt Nam tiến hành th-ởng xuất khẩu các mặt hàng: gạo, cà phê, chè, rau quả, thịt lợn, hạt tiêu,… Giá trị trợ cấp cao nhất dành cho 2 nhóm hàng gạo và cà phê; tỷ lệ trợ cấp cao nhất lại thuộc về thịt lợn (6%) và rau quả (3%). Tuy nhiên, mức trợ cấp này không có giá trị kinh tế lớn. Thậm chí còn thấp hơn một số n-ớc trong khu vực.
Khảo sát của dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực thể chế giúp Việt Nam gia nhập WTO cho thấy 84,5% tổng số chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Việt Nam h-ớng vào xây dựng hạ tầng nông nghiệp; 10,7% đ-ợc dùng vào các ch-ơng trình phát triển mà chủ yếu là hỗ trợ đầu t-. Chỉ có 4,9% dùng để hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ thuộc nhóm “đèn đỏ”, thấp hơn so với mức tối thiểu 10% cho phép. Vì vậy, có thể coi trợ cấp của Việt Nam còn ít và còn có khả năng để điều chỉnh một cách hợp lý có lợi cho sản xuất.
+ Những hình thức chuyển giao khác trực tiếp hơn cũng có thể coi là trợ cấp. Ví dụ nh- bù giá điện cho SXNN, bù thuỷ lợi phí. Thực tế cũng cho thấy có các hình thức trợ cấp đáng kể cho một số đầu vào dùng trong nông nghiệp nh- phân bón và hạt giống.
Các hình thức hỗ trợ trên đã giảm dần trong giai đoạn 2002-2005. Năm 2004, tổng chi từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu là 193 tỷ đồng trong đó th-ởng xuất khẩu là 29 tỷ với 349 doanh nghiệp xuất khẩu đ-ợc th-ởng.
Theo điều tra của ADB, chỉ có hai mặt hàng bông và đ-ờng là nhận đ-ợc trợ cấp đáng kể. Đ-ợc tính bằng phần trăm giá trị gia tăng và sử dụng khái niệm giống nh- mức độ bảo hộ có hiệu lực, mức trợ cấp ngầm này đ-ợc -ớc tính vào khoảng 45% đối với đ-ờng và khoảng 7-11% đối với bông. Đối với tất cả các mặt hàng khác, mức trợ cấp t-ơng đ-ơng có thể d-ới 5%.
Từ năm 2007, Chính phủ dừng trợ cấp xuất khẩu và không áp dụng các biện pháp khác để gia tăng xuất khẩu trái với thông lệ quốc tế và không đ-ợc chấp nhận theo WTO. Ngày 2/7/2007, Bộ Th-ơng mại chính thức công bố việc bãi bỏ xét th-ởng thành tích xuất khẩu. Theo đó, cơ chế th-ởng thành tích xuất khẩu theo Quyết định 02/2002/QĐ-BTM ngày 21/1/2002 sẽ không còn đ-ợc áp dụng. Hội đồng xét th-ởng xuất khẩu của Bộ Th-ơng mại cũng đã đ-ợc giải thể.
Trợ cấp phi nông nghiệp - Nhóm đèn đỏ:
+ Trong giai đoạn 2002-2003, Việt Nam áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu -u đãi theo tỷ lệ nội địa hoá đối với sản phẩm và phụ tùng xe hai bánh gắn máy. Ưu đãi này đã đ-ợc chấm dứt từ ngày 1/1/2003.
+ Việt Nam áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu -u đãi theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các phụ tùng và sản phẩm ngành cơ khí-điện-điện tử. Ưu đãi này đã đ-ợc bãi bỏ ngày 29/8/2006 theo Quyết định 43/2006/QĐ-BTC.
+ Ưu đãi đầu t- dựa trên tiêu chí xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong n-ớc: miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc và ph-ơng tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp hàng xuất khẩu đ-ợc phép khấu hao nhanh (rút ngắn 50% thời gian khấu hao thông th-ờng), miễn thuế xuất khẩu đối với một số lĩnh vực thuộc ngành cơ khí và một số phần mềm xuất khẩu. Tất cả các trợ cấp này bị cấm trong WTO.
Theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP: các cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu (kể cả các doanh nghiệp dệt may) có mức xuất khẩu đạt trên 50% tổng giá trị hàng hoá sản xuất kinh doanh của năm tài chính, cơ sở kinh doanh sử dụng nguyên liệu trong
n-ớc để thay thế hàng nhập khẩu đ-ợc h-ởng -u đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện lĩnh vực khuyến khích đầu t-, ngoài ra còn đ-ợc h-ởng -u đãi thêm về thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đ-ợc các điều kiện về thành tích xuất khẩu, thị tr-ờng xuất khẩu.
Theo Nghị định 152/2003/NĐ-CP: doanh nghiệp chế xuất, kể cả doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, hoạt động trong khu chế xuất đ-ợc h-ởng -u đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo quy định của WTO, các -u đãi thuế nêu trên thuộc dạng trợ cấp bị cấm cần phải xoá bỏ, trong đó buộc phải xoá bỏ ngay tại thời điểm gia nhập đối với các dự án khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong n-ớc và các dự án mới (cấp phép sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực) gắn với việc khuyến khích xuất khẩu; đối với các dự án xuất khẩu (trừ dự án trong lĩnh vực dệt may) đ-ợc cấp -u đãi tr-ớc ngày Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ phải xoá bỏ trong lộ trình 5 năm kể từ thời điểm gia nhập. Các nội dung khác gồm -u đãi thuế gắn với tỷ lệ xuất khẩu, mở rộng thị tr-ờng xuất khẩu, -u đãi thuế đối với doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất… đều đ-ợc xoá bỏ. Thay vào đó, các doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất sẽ đ-ợc áp dụng -u đãi thuế nếu đáp ứng đ-ợc các điều kiện về lĩnh vực, địa bàn -u đãi đầu t- nh- các loại hình doanh nghiệp khác. Riêng với các doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất đã đ-ợc cấp phép tr-ớc ngày Hiệp định WTO có hiệu lực thì tiếp tục đ-ợc áp dụng -u đãi thuế theo quy định trong giấy phép trong vòng 5 năm kể từ thời điểm gia nhập.
Để điều chỉnh những quy định -u đãi thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, Điều 32 – Luật Đầu t- 2005 quy định: doanh nghiệp trong khu chế xuất sẽ không bắt buộc phải xuất khẩu và chỉ đ-ợc h-ởng các -u đãi d-ới dạng tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu t- và thuê đất đai, nhà x-ởng cũng nh- cung ứng và đào tạo lao động, cung cấp điện n-ớc và các tiện ích khác.
Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 108/2006/NĐ-CP với nội dung: dự án sản xuất, kinh doanh xuất khẩu, dự án sử dụng nguyên liệu trong n-ớc đã bị loại ra khỏi danh mục lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích đầu t-. Các nội dung: -u đãi thuế gắn với tỷ lệ xuất khẩu, mở rộng thị tr-ờng xuất khẩu, -u đãi thuế đối với doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất,… đều đ-ợc bãi bỏ. Riêng các dự án đầu t- của
doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất đã đ-ợc cấp phép tr-ớc ngày Hiệp định WTO có hiệu lực thì tiếp tục đ-ợc áp dụng -u đãi thuế theo quy định của giấy phép trong vòng 5 năm, kể từ thời điểm gia nhập.
+ Ưu đãi đầu t- khác áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài: Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất trong thời hạn 5 năm đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên hoặc chế biến nông lâm thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong n-ớc xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên. Các dự án đầu t- này thuộc danh mục các lĩnh vực “đặc biệt khuyến khích” đầu t- n-ớc ngoài theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP. Tuỳ thuộc địa bàn dự án mà các doanh nghiệp còn đ-ợc h-ởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp -u đãi (10%, 15% hoặc 20% so với mức thông th-ờng là 28%) và đ-ợc miễn hoặc giảm thuế tối đa tới 9 năm.
+ Hỗ trợ phát triển ngành dệt may. Để hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thuộc ngành dệt may, Việt Nam đã ra Quyết định 155/2001/QĐ-TTg dành trợ cấp cho ngành dệt may của Việt Nam gồm: trợ cấp căn cứ thành tích xuất khẩu hoặc khuyến khích sử dụng hàng trong n-ớc, trợ cấp xúc tiến th-ơng mại dựa trên thành tích xuất khẩu. Ngày 30/5/2006, Quyết định 155/2001/QĐ-TTg đã bị bãi bỏ và Việt Nam không cấp bất kỳ một khoản giải ngân hay lợi ích trợ cấp nào cho ngành dệt may.
- Nhóm đèn vàng:
+ Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án sản phẩm công nghiệp trọng điểm. + Hỗ trợ các sản phẩm cơ khí
+ Hỗ trợ ngành đóng tàu. Tuy nhiên các -u đãi này không hề gắn với việc xuất khẩu tàu. Cả tàu xuất khẩu lẫn tàu đăng kiểm trong n-ớc đều đ-ợc h-ởng -u đãi. Năm 2003 là 4 tàu xuất khẩu và 12 tàu đăng kiểm trong n-ớc. Năm 2004, cả 21 tàu đều đăng kiểm trong n-ớc.
- Nhóm đèn xanh:
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do các nguyên nhân khách quan.
+ Khuyến khích đầu t- vào hoạt động khoa học công nghệ
+ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cũng hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến th-ơng mại nh- tham gia hội chợ và triển lãm th-ơng mại, kiểm soát thị tr-ờng, phí t- vấn và mở các trung tâm xúc tiến th-ơng mại và văn phòng đại diện ở n-ớc ngoài kể từ đầu năm 2001. Các khoản chi từ Quỹ này đ-ợc xây dựng trên cơ sở kim ngạch xuất khẩu (0,1-0,2%) nh-ng mức độ hỗ trợ tối đa không v-ợt quá 50 - 76% mức chi thực tế của doanh nghiệp cho các hoạt động đó.
Năm 2005, Thủ t-ớng chính phủ đã ban hành Quyết định số 279/2005/QĐ- TTg đ-a ra ch-ơng trình xúc tiến th-ơng mại mới cho giai đoạn 2006-2010 và khẳng định rằng ch-ơng trình mới này sẽ đ-ợc áp dụng phù hợp với các quy định của WTO. Nội dung của ch-ơng trình này là các hoạt động hỗ trợ xúc tiến th-ơng mại và cung cấp thông tin, tăng c-ờng giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hình ảnh đất n-ớc Việt Nam, từ đó thu hút các nhà đầu t- n-ớc ngoài, tìm thêm đối tác làm ăn, mở rộng thị tr-ờng tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Theo Cục Xúc tiến th-ơng mại, năm 2006 đã có 155 ch-ơng trình xúc tiến th-ơng mại quốc gia đ-ợc phê duyệt với kinh phí hỗ trợ là 144,7 tỷ đồng. Năm 2007, có 158 ch-ơng trình, đề án với tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 174 tỷ đồng đã đ-ợc phê duyệt khá sớm (từ cuối quý 2 năm 2006).
+ Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ/CP về trợ