Các thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 84)

- Loại Virginia Cọng thuốc lỏ

g. Các thủ tục hải quan

* Cam kết của Việt Nam

Việt Nam cam kết thiết lập các thủ tục hải quan nhanh chóng, đơn giản và minh bạch hơn đồng thời tăng c-ờng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm vả nâng cao năng lực thực thi các biện pháp tại biên giới.

* Thực tiễn điều chỉnh

Các thủ tục hải quan đã đ-ợc cải cách để tạo thuận lợi cho th-ơng mại và đầu t-, đảm bảo sự phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam. Quy định của Luật Hải quan nhìn chung phù hợp với bộ quy tắc và thủ tục nêu tại Công -ớc Kyôtô sửa đổi năm 1999 về đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan. Các sửa đổi tiếp theo của Luật Hải quan đã đ-ợc thông qua ngày 14/6/2005 để đảm bảo phù hợp hoàn toàn với Công -ớc này (Luật số 42/2005/QH11). Các sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 đã làm cho thủ tục hải quan minh bạch hơn. Quy định về các thủ tục hải quan đ-ợc chuẩn hoá dự kiến sẽ phù hợp với Công -ớc Kyôtô sửa đổi, đơn giản

hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan để giảm số l-ợng giấy tờ yêu cầu, áp dụng một hệ thống khai báo và thông quan điện tử và hệ thống quản lý rủi ro và kiểm tra sau khi thông quan.

Hệ thống khai báo và thông quan điện tử đã đ-ợc chính thức triển khai ngày 19/8/2005 theo Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 của Bộ Tài chính. Hệ thống này đã đ-ợc áp dụng ở nhiều thành phố lớn. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho phép truyền dữ liệu điện tử về hàng hoá nhập khẩu giữa ng-ời khai thuế hải quan với cơ quan hải quan, nh-ng ch-a áp dụng EDI giữa nhà cung cấp n-ớc ngoài với cơ quan hải quan. Việt Nam cũng đã đạt 81 chuẩn mực/148 chuẩn mực của Công -ớc Kyôtô, bao gồm các chuẩn mực về thông quan, thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan.

Hải quan Việt Nam đã đẩy mạnh cải cách và hiện đại hoá hệ thống quản lý hải quan. Các cơ quan hải quan đã chủ động đơn giản hoá và công khai các thủ tục hành chính, lệ phí cũng nh- xử lý công việc nhanh chóng hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm 2006 là năm triển khai thực hiện Luật sửa đổi Luật Hải quan và Luật Thuế xuất nhập khẩu. Tổng thu đạt 60.500 tỷ đồng, tăng 8,1% so với dự toán, tăng 13,8% so với năm 2005 và 8 năm liên tiếp v-ợt chỉ tiêu ngân sách. Qua một năm thực hiện, số l-ợt tàu làm thủ tục vào cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh tăng 13,98%.

Nhờ những nỗ lực của cơ quan hải quan, thời gian xuất nhập khẩu cũng nh- chi phí xuất nhập khẩu đã giảm đáng kể. Tỷ lệ kiểm tra hàng hoá giảm từ 100% năm 2000 xuống 20% đối với hàng xuất khẩu và 30% đối với hàng nhập khẩu vào năm 2007. Tr-ớc đây, khi đến cảng, tàu phải nộp 36 loại giấy tờ, xuất trình 27 loại giấy tờ; khi vào cảng là 15 và 13 loại. Trong khi đó, địa điểm làm thủ tục hải quan phân tán, phải qua nhiều cửa, thời hạn làm thủ tục không thống nhất mà theo quy định của từng cơ quan. Thời gian l-u tàu tại cảng, thời gian thông quan tàu và hàng hoá kéo dài đã khiến chi phí gia tăng, lợi nhuận giảm thậm chí còn khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Hiện nay, việc hình thành cơ chế một cửa đã góp phần xoá bỏ tình trạng ng-ời khai báo phải đến trụ sở cả 6 cơ quan chức năng hoặc

cả 6 cơ quan lên tàu, địa điểm làm thủ tục là trụ sở của Cảng vụ hàng hải; đơn giản hoá thủ tục và giảm thiểu các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình.

Năm 2007, số tài liệu doanh nghiệp phải nộp cơ quan hải quan đã giảm đáng kể từ 7-8 tài liệu xuống còn 4 tài liệu. Đối với hàng xuất khẩu, doanh nghiệp chỉ phải nộp hoá đơn th-ơng mại và tờ khai hải quan, giảm nhiều so với 6 tài liệu tr-ớc đây. Hồ sơ hải quan đ-ợc đơn giản, giảm bớt các giấy tờ không cần thiết nh- hợp đồng đối với hàng xuất khẩu, C/O đối với hàng h-ởng thuế suất -u đãi, giấy thông báo thuế.

T-ơng tự, các b-ớc trong quy trình thủ tục hải quan đ-ợc rút gọn, loại bỏ các khâu trung gian: hàng hoá theo luồng đỏ còn 4 b-ớc, luồng vàng còn 3 b-ớc và luồng xanh còn 2 b-ớc. Tỷ lệ miễn kiểm tra thực tế hàng hoá chiếm 24% tổng số tờ khai, giảm 38,5% so với tỷ lệ 59,8% của năm 2005.

Thời gian thông quan cho một lô hàng xuất hay nhập khẩu, tính từ khi trình tờ khai hải quan đến khi đóng dấu hoàn thành các thủ tục hải quan, cũng giảm rõ rệt. Theo đó, với mỗi lô hàng xuất khẩu đ-ợc kê khai hợp pháp, thời gian thông quan trung bình tối thiểu khoảng 5-10 phút, tối đa 40-60 phút. Trong khi đó, các lô hàng nhập khẩu đ-ợc kê khai hợp pháp, không vi phạm, thời gian thông quan trung bình tối thiểu khoảng 5-10 phút, tối đa 120-150 phút, rút ngắn nhiều so với 5h của năm 2005.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 84)