Giải pháp đối với các Hiệp hội ngành nghề TCMN Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 98)

92

Thời gian qua, các hiệp hội ngành hàng TCMN đã phát triển khá nhanh về số lượng, hoạt động đang dần đi vào chiều sâu. Một số hiệp hội đã thực hiện khá tốt các chức năng cơ bản của mình trong tập hợp và đại diện cho các hội viên trong quan hệ đối nội và đối ngoại, là cầu nối giữa các doanh nghiệp và Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có không ít hiệp hội còn mang tính hình thức, chưa tạo được mối liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ nhau sản xuất-kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của hội viên. Cá biệt có nơi còn nặng tư duy “quốc doanh hoá” và “Nhà nước hoá” hiệp hội khiến hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Do tầm quan trọng của Hiệp hội trong cơ chế thị trường, trong những năm tới, cần thực hiệm một số biện pháp sau: Tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thống nhất hành động trong các doanh nghiệp, hội viên nhằm tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo lợi ích của toàn ngành. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các hiệp hộ phải là nguyên tắc mở, tránh đồng thời cả hai biểu hiện: “quốc doanh hoá” hoặc “Nhà nước hoá” hiệp hội. Việc phát triển hội viên mới cần chú ý tới các doanh nghiệp dân doanh và xem xét cả việc ký nạp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh vào Hiệp hội. Cơ quan điều hành hiệp hội cần mang tính chuyên nghiệp và chuyên trách, không nên cho thành lập các hiệp hội không có trụ sở riêng và không có bộ phận chuyên trách riêng. Tổng thư ký của tất cả các hiệp hội đều phải là cán bộ chuyên trách, không nên cử cán bộ kiêm nhiệm. Định hình lại nội dung hoạt động của Hiệp hội theo các hướng chủ yếu sau đây: Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa, cung cấp thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên.Xác định phương hương liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên.Sớm thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng theo Quyết định số 110/2002/QĐ- TTg ngày 21/08/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ bảo hiểu xuất khẩu ngành hàng. Bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các vụ kiện bán phá giá hoặc chống bán phá giá. Phản ánh ý kiến của các hội viên về quy

93

hoạch và các chính sách phát triển sản xuất - kinh doanh ngành hàng lên các cơ quan Chính phủ. Nhìn chung, khi hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển, các hiệp hội liên kết sẽ tự hình thành, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ bằng việc tạo ra môi trường pháp lý phù hợp, không nên gượng ép bởi sẽ không có hiệu quả.

3.3.3.2. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường

Nhà nước cần xây dựng năng lực thể chế cho các Hiệp hội, tạo hành lang pháp lý để phát huy vai trò là đầu mối giao lưu với các tổ chức quốc tế, liên kết giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin chuyên ngành cho các hội viên. Nhiệm vụ chủ yếu của các Hiệp hội là tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực trên cơ sở các nhu cầu thực tế và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp hội viên trên cơ sở các thị trường mục tiêu được định hướng rõ ràng. Nỗ lực phối hợp với các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế để tạo ra một môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên, từ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và cạnh tranh, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, quản lý đến xúc tiến thương mại trên cơ sở các thị trường mục tiêu (đi sâu vào chất lượng). Bên cạnh đó, các hiệp hội sẽ tích cực xây dựng các mối quan hệ mang tầm khu vực và thế giới nhằm nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Thúc đẩy chuyên môn hóa và tính chuyên nghiệp trong các hoạt động của Hiệp hội, xây dựng một đội ngũ cán bộ thường trực năng động và có chuyên môn tốt để hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục rà soát và kết nạp các hội viên mới để mở rộng quy mô và duy trì chất lượng của tổ chức hội.

Tăng cường hợp tác quốc tế và tham gia vào mạng lưới Hiệp hội nghề nghiệp và ngành hàng của khu vực và toàn cầu.

Cần phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN, cũng như các

94

nghệ nhân, sinh viên học sinh để bổ sung mẫu mã sản phẩm mới cho ngành TCMN Việt Nam được đa dạng hóa và phong phú thêm.

Bên cạnh việc phân định rõ trách nhiệm của Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp, cần chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các nhóm chủ thể trên để đảm bảo hiệu quả của công tác tiếp cận và mở rộng thị trường. Như đã phân tích, vai trò chủ yếu của Nhà nước sẽ là tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động tiếp cận và thâm nhập thị trường.Vai trò này được thể hiện với các mức độ khác nhau đối với từng thị trường cụ thể và từng giai đoạn cụ thể. Đối với việc thâm nhập thị trường mới do vai trò chủ yếu của Nhà nước là tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh nên việc khai thông thị trường trong thời gian đầu thuộc về Nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp của ta do hạn chế cả về kinh phí lẫn năng lực nên chưa thể đảm đương được công việc này. Tuy nhiên, khi thị trường được khai thông thì Nhà nước lại “bàn giao nó” cho doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề. Vì vậy, để sau khi “bàn giao”, các doanh nghiệp phát huy được ngay thì trong quá trình khai thông, Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp thâm nhập thị trường. Hơn nữa, việc khai thông thị trường là một quá trình, do vậy, khai thông đến đâu thì tiếp cận đến đó, theo phương thức vừa khai thông vừa tiếp cận đồng thời. Là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp, chức năng của hiệp hội trong việc làm “cầu nối” là hết sức quan trọng. Thông qua hiệp hội, các kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp sẽ được phản ánh chính xác và nhanh chóng tới các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời, hiệp hội cũng có thể đề xuất, tham mưu cho Nhà nước trong việc ban hành các chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành.Bên cạnh việc phân định rõ trách nhiệm của Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp, cần chú trọng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các nhóm chủ thể trên để đảm bảo hiệu quả của công tác tiếp cận và mở rộng thị trường. Như đã phân tích, vai trò chủ yếu của Nhà nước sẽ là tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động tiếp cận và thâm nhập thị trường. Địa phương là cầu nối giữa trung ương và doanh nghiệp, vừa là vĩ mô vừa là vi mô. Trong mối liên hệ đó, chức năng của địa phương - cầu nối giữa Nhà nước và doanh

95

nghiệp là rất quan trọng. Các kiến nghị, khó khăn của doanh nghiệp sẽ được phản ánh chính xác và nhanh chóng tới các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời địa phương cũng có thể đề xuất, tham mưu cho Nhà nước trong việc ban hành các chính sách, quy định phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành.

96

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ, từ đó phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này không chỉ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế mà còn có tác động tích cực trong giải quyết việc làm cho một bộ phận đáng kể người lao động, làm giảm sức ép lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần bảo tồn và phát triển những nét văn hoá truyền thống của địa phương và dân tộc.

Cùng với những thuận lợi sẵn có như phong phú về nguyên liệu để sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, người dân rất cần cù, sáng tạo, chúng ta cũng cần phân tích một cách sâu sắc thực trạng năng lực cạnh tranh thủ công mỹ nghệ Việt Nam những năm qua để từ đó có cái nhìn khách quan và những giải pháp hữu hiệu, thiết thực cho mỗi làng nghề sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.

Có thể khẳng định tình hình hiện nay là thời cơ tốt nhất cho ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ. Vấn đề đặt ra là các làng nghề tổ chức như thế nào để tận dụng cơ hội này. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã và đang giúp cho cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng cơ hội giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc tế. Không những thế hội nhập WTO là một ngoại lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam hòa mình nhanh hơn vào nhịp đập của nền kinh tế thế giới. Sau một năm hội nhập, nhìn chung kết quả đạt được là thắng lợi. Kết quả rõ nhất là mức kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã tăng mạnh từ năm 2009 và nổi bật là quý I/2010.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ qua những năm gần đây đã được đánh giá cao: là một trong mười mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, có nhiều tiềm năng phát triển bền vững và có tỷ suất lợi nhuận cao (tỷ lệ ngoại tệ thực thu bằng 95-97% giá trị xuất khẩu).

Tuy nhiên sức cạnh tranh hiện nay của mặt hàng này còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân chính là do chúng ta đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường dành riêng cho mẫu và thiết kế hàng vừa mang tính tiêu dùng, mang tính thẩm mỹ

97

cao mà còn phải thể hiện được tính đa dạng, phong phú truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam.

Nhà nước hiện chủ trương nỗ lực giúp các doanh nghiệp hàng TCMN Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường lớn thông qua việc đưa họ tham gia vào những hội chợ TCMN và quà tặng. Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình và ký kết những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Chỉ khi nào có những doanh nghiệp trong nước tự đứng ra làm mọi công đoạn từ tìm hiểu thị hiếu, cải tiến sản phẩm để xuất khẩu bằng con đường chính ngạch,…thì những sản phẩm thủ công mang thương hiệu Việt Nam, được làm ra bằng trí óc, tài hoa của người làng nghề mới hy vọng được “khai sinh”. Để đạt được mục tiêu này cần sự đồng tâm hiệp lực của cả Nhà nước và doanh nghiệp trong việc thực thi giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng TCMN.

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Thương Mại, Đề án xuất khẩu hàng TCMN thời kì 2001 – 2005 và 2010.

2. Cục Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) (2001),

Báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu Việt Nam.

3. Phạm Đỗ Chí, Phạm Quang Diệu (2005), Kinh tế Việt Nam từ đổi mới đến hội nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược Cạnh tranh theo Lý thuyết của Michael Porter, Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.

5. David O.Dapice (2003), Thành công và thất bại : lựa chọn đường đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard.

6. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc Gia.

7. Đỗ Trọng Khanh (2008), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa của Việt Nam, ADETEF Việt Nam.

8. Đinh Lan (08/05/2002), Doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh hoặc rời bỏ thị trường, Báo Sài Gòn Giải Phóng.

9. Nguyễn Văn Lịch (2009), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương, Hà Nội.

10. Nhật Linh (07/05/2002), Hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với cạnh tranh : xác định lộ trình mở cửa hợp lý, Báo Tuổi trẻ.

11. Ngân hàng Thế giới (2003, 2006), Báo cáo phát triển Việt Nam.

12. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (2006), Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh năm 2006 về môi trường kinh doanh của Việt Nam.

99

13. Trần Văn Thọ (2002), Công nghiệp hóa Việt Nam trong bối cảnh mới của khu vực Châu Á : Bàn về khả năng và chiến lược hội nhập, Đại học Wasade. 14. Thủ tướng Chính phủ (24-11-2000), Quyết định số 132/2000/QĐ-TT về

khuyến khích và phát triển sản xuất hàng TCMN.

15.Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc Tế (2003), Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.

16. http://kinhte24h.com 17. http://vietbao.vn 18. http://vietnamnet.vn 19. http://www.agro.gov.vn 20. http://www.ciem.org.vn 21. http://www.congthuong.net 22. http://www.customs.gov.vn 23. http://www.gso.gov.vn 24. http://www.infotv.vn 25. http://www.smenet.com.vn 26. http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn 27. http://www.vnagency.com.vn TIẾNG ANH

28. Achrol, R.S. (1991), Evolution of the maketing organisation : New forms for turbulent environment, Journal of Maketing, pp.55, 77-93.

29. Albrecht, K., Zemke, R. (1995), Service America : Doing Business in the New Economy, Dow Jones Irwin, Homewood, IL.

100

PHỤ LỤC

Chính sách của nhà nƣớc đối với ngành

Chính phủ Việt Nam hỗ trợ thúc để đẩy ngành thủ công mỹ nghệ như một phương thức thực hiện xoá đói nghèo, đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Các bảng biểu dưới đây liệt kê ra những chính sách có hiệu lực và được cập nhật, đây là những chính sách trực tiếp đề cập đến sự phát triển của ngành thủ công từ khâu cung cấp nguyên liệu thô và đất đai đến khuyến khích đầu tư và xúc tiến thương mại.

Quy định Cơ quan

Quyết định Số 132/2000/QĐ/TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

Thủ Tướng Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 về Cơ chế

tài chính Thực hiện các Chương trình Phát triển Giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng cho ngành Thuỷ sản và Cơ sở hạ tầng cho các Làng nghề thủ công.

Thủ Tướng

Thông tư số No.79/2001/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2001 hướng dẫn về Các cơ chế tài chính Thực hiện Chương trình Phát triển Giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng cho ngành Thuỷ sản và Cơ sở hạ tầng cho các Làng nghề thủ công.

Bộ Tài chính

Thông tư 84/2002/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn về các hình thức khuyến khích tài chính nhằm kích thích sự phát triển của các ngành thủ công.

Bộ Tài chính

Công văn số.670/BNN– TCBC ngày 26 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn về đào tạo và phát triển các nghề thủ công nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2003, phê duyệt

về bảo tồn văn hoá và phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam để thúc đẩy các nghề truyền thống.

Bộ văn Hoá và Thông tin (MOCI)

Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 về khuyến khích các ngành ở nông thôn

Chính phủ Thông tư số65/2004/TTLT/BTC-BLDTBXH ngày 02 tháng 7 năm 2004

hướng dẫn về hỗ trợ đào tạo nghề thủ công ở các vùng nông thôn

Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 98)