Những hạn chế

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 71)

Cơ sở hạ tầng cho sản xuất còn yếu và non kém. Các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, bãi tập kết nguyên liệu và các cửa hàng giao bán sản phẩm, đường giao thông xấu, xuống cấp; hệ thống công cụ còn quá lạc hậu, khả năng thay thế kém, giá điện cao. Những yếu tố đó đã làm cho năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất lớn và nhiều khâu trong sản xuất, tiêu thụ không được tiến hành kịp thời.

Thụ động trong công tác tiếp cận và nghiên cứu phát triển thị trường. Chúng ta quen với phương châm sản xuất nhanh- nhiều- tốt- rẻ nhưng làm thế làm nào bán được hàng nhanh và bán được nhiều hàng thì đó là một vấn đề mới mẻ. Hệ thống thị trường trong nước chưa ổn định, nhiều người chưa biết bán sản phẩm cho ai, hàng hoá bị tồn đọng, luân chuyển chậm. Ở các vùng nông thôn người nông dân ít có cơ

65

hội tiếp cận với những mặt hàng mới, hiểu biết tiêu dùng mới, trong khi đó thị trường ngoài nước đang trong quá trình tìm kiếm. Việc giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ quốc tế rất tốn kém, các doanh nghiệp ít có kinh nghiệm tìm hiểu ngoài nước và còn gặp nhiều khó khăn trong việc thông thạo các công ước quốc tế, hiểu biết nhu cầu thị trường, cách tiếp cận với các đối tác nước ngoài, nghệ thuật buôn bán và kinh nghiệm tạo nên cơ chế ràng buộc các đối tác về thanh toán trả tiền mua hàng đúng hạn, hàng của ta không bị ép cấp, ép giá. Các doanh nghiệp trong nước chưa được gắn kết thành một khối mạnh mẽ trong quan hệ với các đối tác nước ngoài, mọi quan hệ mới ở mức riêng rẽ, mạnh ai nấy được nên không có sức mạnh lớn trong cạnh tranh.

Hàng TCMN thiếu cái “du khách cần”. Sản phẩm của ta chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch khi họ muốn khám phá những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Sản phẩm tiêu biểu của từng địa phương gần như không có. Sản phẩm giới thiệu nét đẹp, thắng cảnh, sắc thái dân gian mang “hồn Việt” cũng rất ít. “ Tôi học khoa Đông Phương học nên rất quan tâm tới nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi thấy có rất nhiều hình ảnh tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc trên các ấn phẩm thủ công mỹ nghệ trong các gian hàng lưu niệm ở Việt Nam. Nhưng tôi đang nhọc công để tìm mua ấn phẩm có hình công chúa Ngọc Hân cao cả, xinh đẹp và bà chúa thơ nôm sắc sảo Hồ Xuân Hương của các bạn” Frank – du khách đến từ Mỹ nói.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa thật đẹp, giá thành cao, tính đồng bộ thấp, nên sức cạnh tranh yếu. Lại thêm việc xuất hiện những mặt hàng nhái kém phẩm chất làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích của các cơ sở sản xuất hàng TCMN truyền thống.

Vốn là một yếu tố rất cần thiết nhưng khả năng cung ứng về vốn yếu. Các cơ sở sản xuất còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng như các chế định tài chính. Hàng rào về thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng là điều mà các đơn vị kinh doanh không dễ gì vượt qua. Do hầu hết các cơ sở TCMN là tập hợp những người nghèo,

66

họ chỉ có đôi bàn tay khéo léo và một ít “lưng vốn” lưu động, mua ít nguyên liệu sản xuất mà thôi. Mặt khác, việc mua bán mặt hàng này đã có sự thay đổi, từ ký kết hợp đồng, làm theo số lượng và mẫu mã khách hàng chuyển sang mua theo mẫu sẵn có của cơ sở và đặt cọc hàng sản xuất. Vì thế cơ sở chỉ có vận đơn, không thể có được hợp đồng không thể lấy ra nhà xưởng để thế chấp.

Số thợ giỏi có trình độ cao ngày càng một ít đi (theo Phạm Văn Dũng trong sản xuất gốm sứ mỹ nghệ ở Gia Lâm còn một nghệ nhân, nghề điêu khắc gỗ của Đông Anh, sơn mài, khảm trai, chạm trổ đá của Đông Anh chỉ còn một nghệ nhân; số thợ giỏi trong số 83 làng nghề ở Hà Nội chỉ còn 150 người và đa số là tuổi cao). Mai này lớp nghệ nhân lớn tuổi ra đi sẽ cùng biến mất với họ là những bí quyết nghề nghiệp mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy nếu chúng ta không chú ý phát triển một nền kinh tế tri thức với trình độ tay nghề cao thì sẽ sớm bị loại trừ khỏi thương trường khi mà những đối thủ cạnh tranh cũng có những điều kiện thuận lợi về tài nguyên, lao động văn hoá dân tộc gần như ta (Trung Quốc, Thái Lan).

Đây chính là những cơ sở thực tế để tiến tới đề ra những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh hàng TCMN xuất khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 71)