Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 73)

Trong quá trình phát triển sản xuất các mặt hàng này, những bất lợi thế không nhỏ đã và đang tồn tại đòi hỏi chúng ta phải tháo gỡ như:

Về nguyên liệu:

Các nguyên liệu thường thay đổi chất lượng dưới sự tác động phức tạp của thời tiết, khí hậu. Bởi vậy, xử lý nguyên liệu là khâu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu xảy ra đối với hầu hết các loại sản phẩm, một số nguyên liệu trong tình trạng có nguy cơ bị cạn kiệt, chẳng hạn đất sét phải lấy từ xa, giá ngày một tăng, tình trạng cung ứng mây tre song không được chủ động, nguồn gỗ quý khan kiếm dần, nguyên liệu kim loại bị thu hút bởi các cơ sở sản xuất lớn. Còn các đơn vị sản xuất nhỏ muốn có nguồn nguyên liệu thường phải mua lại từ nhiều nguồn, thường mua trực tiếp của dân (do thiếu vùng trồng nguyên

67

liệu) mỗi thứ một ít nên không có chứng từ cũng như hoá đơn để được hoàn thuế sau khi xuất. Thậm chí thu mua bất hợp pháp nên phải mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Về sản xuất:

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ những làng nghề, phân tán rải rác khắp các địa phương. Ngoài ra ở một số cơ sở có quy mô nhỏ, các công ty TNHH, công ty tư nhân với năng suất lao động thấp nên số lượng hàng thủ công mỹ nghệ còn ít.

Trang thiết bị để sản xuất nói chung còn chưa hiện đại. Phần lớn sản phẩm làm ra dựa vào sức lao động thủ công. Đặc điểm này gây khó khăn trong quy hoạch mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới để tăng lượng hàng.

Về mẫu mã, chất lượng sản phẩm:

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta nếu tự thiết kế còn quá nặng về tính dân tộc, tính thẩm mỹ vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoá Phương Đông, nặng nề và quá nhiều họa tiết phụ. Tuy nhiên, một điểm dễ nhận ra ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam là mỗi hoa văn họa tiết trên một sản phẩm là sự sáng tạo khéo léo trong tạo dáng, sự tinh xảo và điêu luyện của người thợ kết tinh lên sản phẩm mang đậm nét văn hoá truyền thống của một vùng. Khi khách hàng sở hữu mặt hàng này họ cảm giác chính mình đang nắm giữ một đặc trưng cho nền văn hoá Việt Nam. Mỗi một sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, mang chất văn hoá rất đậm đà và là những bảo vật vô giá, thể hiện rất rõ trên trống đồng Ngọc Lũ, Phật nghìn mắt nghìn tay, những bức trạm khảm bằng vàng bạc, thêu ren, những bộ gốm sứ cao cấp hay tranh sơn mài, tranh dân gian khắc trên đá.... Đó là những minh chứng cho đời sống sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc ta qua từng thời kì lịch sử.

Từ xa xưa, người nước ngoài hiểu Việt Nam, quan hệ mật thiết với Việt Nam, trước hết từ yếu tố văn hoá. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta coi nhẹ các yếu tố khác. Ngay cả người Việt Nam sống ở nước ngoài khi nhớ về quê hương là nhớ ngay đến dấu ấn văn hoá đậm nét thể hiện trên sản phẩm.

68

Do chủ yếu được sản xuất bằng tay với nhiều loại nguyên liệu vật liệu khác nhau nên mức độ đồng đều về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ thường không cao. Mỗi một khu vực làng nghề lại có phương thức sản xuất riêng và cách xử lí nguyên liệu khác nhau. Rất nhiều sản phẩm được làm ra ở khu vực này đã không phù hợp với điều kiện và môi trường tiêu dùng ở khu vực khác. Đây chính là một trong những tồn tại của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam.

Về thị trƣờng

Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ thường do tư nhân hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đảm nhiệm với số vốn kinh doanh ít, đầu tư về máy móc thiết bị ở mức thấp, mọi người dễ dàng tham gia sản xuất, xuất khẩu ra thị trường dẫn đến có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế yếu.

Từ xa xưa, sản phẩm TCMN Việt Nam đã chịu ảnh hưởng lớn của Trung Quốc. Vì thế, nhiều khách nước ngoài chưa nhận thấy sự khác nhau giữa hàng TCMN của Việt Nam với hàng TCMN của Trung Quốc. Điều này cũng là một trong những trở ngại cho việc bán sản phẩm TCMN của ta cho khách nước ngoài. Các sản phẩm của ta bán cho người nước ngoài nhìn chung là rẻ, song giá rẻ nhiều khi chưa phải là điều hấp dẫn đối với họ. Vì rằng, trong một thời gian ngắn họ chưa có điều kiện để tìm hiểu về giá trị của sản phẩm, mà lại cho rằng đó là những sản phẩm kém giá trị hay được sản xuất hàng loạt chứ không phải là những sản phẩm thủ công đích thực được làm bởi những nghệ nhân tài hoa. Cho nên, trước mắt cần làm sao để hàng TCMN phải thực sự đặc sắc và phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 73)