Định hƣớng và triển vọng phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 79)

đến năm 2020

3.1.1. Quan điểm phát triển

Trong những năm gần đây, ngành thủ công mỹ nghệ luôn được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang tính thế mạnh của Việt Nam, đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước... Về hướng đi cho sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp, Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp chế biến ở nông thôn, thị trấn, liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn và khu công nghiệp tập trung. Phát triển các làng nghề, nhất là nghề làm hàng xuất khẩu”. Cụ thể hóa các mặt như sau:

 Đẩy mạnh xuất khẩu tăng cường các mối quan hệ với khách hàng cũ, tìm kiếm thêm khách hàng mới, mở rộng chủng loại số lượng mặt hàng xuất khẩu được Nhà nước cho phép.

 Xây dựng tổ chức chă ̣t chẽ và hợp tác hiê ̣u quả giữa các doanh nghiê ̣p sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghê ̣. Mở rộng quy mô sản xuất phải đi liền với bảo đảm tiêu thụ, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt và ứ đọng lớn về sản xuất.

 Khôi phục các làng nghề và ngành hàng TCMN truyền thống, xây dựng chiến lược phát triển cho từng hàng TCMN.

 Mặt khác tiếp thu tốt kinh nghiệm sản xuất hàng TCMN truyền thống của nước ngoài trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

 Đi đôi với phát triển sản xuất phải từng bước có kế hoạch hạn chế ô nhiễm môi trường. Quy hoạch, xây dựng các làng nghề truyền thống thành các điểm du

73

lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, quảng bá cho sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động.

 Nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động (trình độ tay nghề, kỹ thuật, văn hoá…), có chính sách ưu tiên tạo điều kiện giúp đỡ cho những người sản xuất giỏi.

3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển

Xuất phát từ những nhận thức đánh giá về khả năng và triển vọng sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở nước ta, Bộ Công Thương định hướng xuất khẩu hàng TCMN chủ yếu tập trung vào các nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng cao cấp, hàng mây tre đan, hàng thêu ren, thổ cẩm, chạm bạc, khắc đá… với mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD trong đó cụ thể với một số mặt hàng:

 Gốm sứ mỹ nghệ từ 450-500 triệu USD.  Gỗ mỹ nghệ từ 220-250 triệu USD.  Thêu ren thổ cẩm từ 50-75 triệu USD.

Giải quyết lao động từ 4,5 – 6 triệu người năm 2010 và đến năm 2020 từ 8 – 10 triệu người.

Trong chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 bộ Công Thương trình Chính phủ mục tiêu đặt ra cho nhóm hàng này là 1,5 tỷ USD.

Về thị trường xuất khẩu sẽ tập trung coi trọng việc khai thác sâu các thị trường đã có song song với việc mở rộng sang thị trường mới cũng như các thị trường tiềm năng như EU , Nhật Bản, Mỹ, Đông Á , việc mở rộng thị trường sẽ thông qua hoạt động xúc tiến thương mại.

3.2. Triển vọng phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020: Cơ hội và thách thức Cơ hội và thách thức

3.2.1. Cơ hội

Hàng TCMN xuất khẩu đã và đang chiếm một vai trò quan trọng trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.: Luôn đứng trong 10 nhóm hàng có kim ngạch

74

xuất khẩu cao nhất hiện nay tuy tỷ trọng của nhóm hàng này chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sở dĩ như vậy là vì sản xuất hàng TCMN đã tận dụng triệt để được những lợi thế của nước ta về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào với sự khéo léo, sáng tạo trong từng sản phẩm. Những ưu điểm của hàng TCMN :

Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu trong nước, nhu cầu nhập nguyên vật liệu không đáng kể, giá trị nguyên liệu chiếm trong giá thành nếu có cũng chiếm tối đa là 3-5% giá trị thực thu xuất khẩu hàng TCMN, rất cao 95-97%. Hơn nữa so với nhiều nguyên vật liệu để sản xuất các loại hàng hoá khác thì đấy thường là các nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có tại các địa phương, thậm chí không ít sản phẩm TCMN được sản xuất từ nguyên liệu được coi là “bỏ đi”, là phế liệu của các ngành công nghiệp khác chẳng hạn như bông hoa làm từ phôi bào, hoa khô, tranh từ cỏ dại, lá khô, các con giấy để trang trí từ vỏ sò hến.

 Đây là ngành có thể giải quyết lao động dôi dư mà có trình độ không cao lắm. Theo kinh nghiệm nếu xuất khẩu được 1 triệu USD thì thu hút được khoảng 3500-4000 lao động/ năm. Nếu là lao động nông dân theo thời vụ thì có thể thu hút gấp 3 lần số lao động trên. Như vậy nếu 1 năm xuất khẩu khoảng 150 triệu USD thì sẽ thu hút trên khoảng 500.000 đến 600.000 lao động. Con số này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt xã hội, góp phần xoá đói, giảm nghèo góp phần ngăn chặn được dòng người lao động nông thôn tiến vào các thành phố lớn vốn đã quá tải làm phát sinh nhiều các vấn đề xuất khẩu phức tạp gây sức ép trong quản lý đô thị.

Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng TCMN nói chung không lớn. Mặt bằng sản xuất có thể phân tán trong các gia đình, hộ nông dân, không nhất thiết phải có cơ sở sản xuất tập trung. Nên đa số doanh nghiệp kinh doanh hàng TCMN là các doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình. Mặt khác một số khâu trong sản xuất có thể ra dụng máy móc thiết bị thay cho kinh doanh thủ công để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Song cũng có thể làm dần từng bước, không đòi hỏi phải giải quyết ngay một lần vì thế cũng tạo thuận lợi cho việc chuẩn bị vốn đầu tư.

75

Nhu cầu về hàng TCMN ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường ngoài nước. Khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc á Đông với những sản phẩm do chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân, thợ lành nghề đã tạo nên từ nguyên liệu thiên nhiên thành những sản phẩm mang tính mỹ thuật cao. Trong thời gian gần đây thị trường ngoài nước của một số mặt hàng TCMN truyền thống đã được mở rộng và tiềm năng vẫn còn rất lớn (đặc biệt là gốm sứ, gỗ, mây tre đan, thêu ren, thổ cẩm…). Thị trường lớn, giá cả hợp lý, là những thuận lợi cho hàng TCMN nâng cao sức cạnh tranh.

 Bên cạnh đó chính sách của Chính phủ ta ngày càng trở nên thiết thực hơn, huy động ngày càng triệt để và có hiệu quả hơn cho sản xuất các mặt hàng TCMN truyền thống. Chính phủ có nhiều tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng TCMN. Ngày 24/1/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 132/2000/QD – thị trường về một số chính sách về phát triển ngành nghề này thêm, trong đó nội dung chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN. Quyết định này đã có những quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực như đất đai xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, các chính sách về đầu tư tín dụng thuế, lệ phí bổ trợ xúc tiến thương mại… hiện nay một số bộ ngành liên quan đang cụ thể hoá các mức độ và thủ tục thực hiện. Theo thông tư số 61 của bộ Tài chính kể từ ngày 1/1/2002 các doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động xúc tiến thương mại bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu thực thu trong năm. Tiếp theo đó là thông tư số 62 của bộ này cũng tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp về chia hoa hồng môi giới xuất khẩu. Theo đó các khoản chi này sẽ được hạch toán vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp, đối tượng hưởng hoa hồng xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó khó khăn vốn ưu đãi đã được Chính phủ “khai thông” qua quyết định 02/2001/QD – TTG ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp. Như vậy theo quyết định hiện hành (kể cả các quy định bổ sung vừa nêu) các dự án đầu tư sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu ngoài các ưu đãi như giảm

76

miễn tiền thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp… còn được vay vốn tín dụng đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi và điều kiện dễ dàng hơn trước. Ngoài ra chủ thể được xuất khẩu trực tiếp theo quyết định 05/2001/NĐ - CP ngày 25/5/2001 để được mở rộng: khuyến khích thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá mà pháp luật không cấm, không phụ thuộc ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả vừa và nhỏ đều được quyền lựa chọn tham gia trực tiếp xuất khẩu hay uỷ thác xuất khẩu. Một khuyến khích rất cụ thể nữa được áp dụng là chính sách thưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp theo 5 tiêu chuẩn: có mặt hàng mới, thị trường mới, chất lượng cao, đạt quy mô về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo quy định. Đã có một doanh nghiệp được thưởng cả 5 tiêu chuẩn này đó là công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu. Có thể nói có nhiều cơ chế chính sách mới rất thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi tiếp xúc cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.

3.2.2. Thách thức

Có 3 khó khăn lớn quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng TCMNhiện nay. Đó là:

 Thứ nhất, về nguồn nguyên liệu do các địa phương đã khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguồn: gỗ, tre, trúc, giang, nứa, mây... dần cạn kiệt. Hệ quả là hiện các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào, Cam phuchia và Indonesia... Giá của nguyên liệu tre đã tăng lên từ 7000 tới 17000 đồng/cây chỉ trong vòng 2 năm gần đây. Nhìn chung, tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất Việt Nam.Trong khi đó, các ngành phụ trợ của Việt Nam hiện nay chưa phát triển, các nhà xuất khẩu thường phải nhập khẩu rất nhiều loại nguyên liệu và phụ trợ từ nước ngoài, ví dụ như sơn mài PU và chất nhuộm màu để thực hiện các khâu hoàn thiện sản phẩm. Vải có chất lượng cho sản xuất hàng thêu ren hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn làm chi phí cho nguyên liệu chiếm từ 60 đến 80% chi phí

77

sản xuất. Giá nhập khẩu sợi visco cao cũng tạo ra mối đe dọa cho các ngành dệt khác...

Ngoài việc giá nguyên liệu thô tăng ảnh hưởng đến năng lực thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp, nó còn làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam.

 Thứ hai, đối với mẫu mã. Theo nhận xét của khách hàng, 90% mẫu hàng TCMN hiện nay dựa trên đặt hàng từ người mua và các sản phẩm thủ công của Việt Nam đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau. Hạn chế này xuất phát từ việc Việt Nam chưa có viện thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm TCMN, thiếu khoa, trường lớp đào tạo lao động các nghề TCMN. Học nghề TCMN chủ yếu bằng phương pháp “truyền nghề” theo kinh nghiệm trong làng nghề hoặc gia đình.

 Thứ ba, mạng lưới sản xuất kinh doanh hàng TCMN đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở không có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, các đơn đặt hàng thường qua trung gian nên hạn chế phát triển... Ngoài ra còn hàng loạt các khó khăn như vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng TCMN nói chung không lớn, tuy nhiên để tiếp cận với nguồn tài chính như thủ tục vay vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, khu vực nông thôn và người nghèo mất quá nhiều thời gian. Trong khi đó, tiền vay được lại ít hơn nhiều so với nhu cầu. Doanh nghiệp rất khó đáp ứng được những điều kiện bảo đảm thế chấp, do đó dẫn đến hạn chế hoạt động kinh doanh. Các đơn vị sản xuất còn thiếu mặt bằng để mở rộng sản xuất, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất thấp kém; chi phí vận chuyển quá cao...

3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng TCMN xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới

Để đạt được những mục tiêu phương hướng đề ra thì doanh nghiệp, các làng nghề cũng như Nhà nước cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện một cách đồng bộ.

78

3.3.1. Giải pháp vĩ mô (đối với Nhà nước)

Sau đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của hàng TCMN:

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với làng nghề, hàng TCMN, nghệ nhân

Tuy đã có những chính sách tác động đến sự phát triển hàng TCMN nhưng còn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, còn ít các chính sách khuyến khích, ưu đãi thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN. Do vậy cần bổ sung hoàn thiện các chính sách sao cho phù hợp từng thời điểm góp phần cải thiện năng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN.

3.3.1.2. Chính sách tạo vốn và khuyến khích đầu tư

Nguồn vốn dành cho sản xuất TCMN ở các làng nghề, các doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có. Vấn đề đặt ra trong huy động vốn đầu tư vào mặt hàng TCMN là: để dần có thu nhập và huy động vốn nhàn rỗi vào đầu tư. Vì vậy:

(+) Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh qua việc hình thành các trung tâm hỗ trợ tài chính và bảo hành tín dụng. Triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng trong nông thôn. Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn bằng nhiều hình thức gửi tiền trung và dài hạn qua ngân hàng, qua các công ty tài chính.

(+) Nhu cầu hạ lãi suất cho vay đối với người nông dân nói chung và các cơ sở sản xuất hàng TCMN trên cơ sở giảm chi phí dịch vụ ngân hàng. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay có bảo lãnh đối với hộ nông dân nghèo, có chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng này.

(+) Để các hộ sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay một cách hiệu quả và đảm bảo việc thu hồi vốn vay cần chú ý lập dự án vay vốn, hợp đồng vay để quản lý vốn chặt chẽ, sử dụng vốn vay đầu tư, nhập trang thiết bị kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần có chính sách chặt chẽ, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư của

79

các tổ chức cá nhân nước ngoài. Đồng thời giành một phần vốn này để đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp, làng nghề TCMN.

3.3.1.3. Lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu hàng TCMN

Thực tế các doanh nghiệp nước ta thường gặp khó khăn trong việc ký kết hợp tác hợp đồng mua bán có khối lượng lớn. Nguyên nhân chủ yếu đó chính là do không đủ nguồn vốn thu mua sản phẩm từ các làng nghề, cơ sở sản xuất. Chính vì thế lập ra quỹ hỗ trợ xuất khẩu là một nhu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu này một phần là do Nhà nước, phần còn lại là các doanh nghiệp đóng góp. Yêu cầu đối với quỹ hỗ trợ xuất khẩu là số

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)