Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên nhóm chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 58)

2.2.2.1. Chi phí và giá thành

Lợi thế của hàng TCMN Việt Nam so với các nước khác là có khả năng cạnh tranh về giá cả, do được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, cơ sở sản xuất được bố trí gần nguồn nguyên liệu, rất ít mặt hàng cần sử dụng đến nguyên phụ liệu nhập khẩu. Một lợi thế nữa là nguồn lao động sản xuất dồi dào với chi phí lao động thấp và vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhìn chung không lớn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay hàng TCMN của ta đang bị tụt bậc do mẫu mã đơn điệu, giá thành lại cao. Hàng TCMN Việt Nam có giá bán ở thị trường nước ngoài luôn cao hơn 10% so với các quốc gia trong khu vực như Indonexia, Philipine, Thái Lan… và cao hơn 15% so với Trung Quốc. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp làm hàng TCMN cũng như sản phẩm TCMN của Việt Nam gặp một số khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất phải kể đến là sự cạnh tranh với bạn hàng Trung Quốc, bởi hàng TCMN của Trung Quốc có mẫu mã đẹp, lượng hàng lớn nên giá thành sản phẩm thấp, những lợi thế mà hàng TCMN Việt Nam chưa làm được. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cấp chính cho thị trường Hoa Kỳ những mặt hàng TCMN và quà tặng như mây tre lá, thêu… tương tự như các mặt hàng mà Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu.

Vấn đề đặt ra, hàng TCMN xuất khẩu đang “khan” nguồn nguyên liệu sản xuất do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng một cách căn cơ. Chỉ tính riêng mặt hàng đồ gỗ, nguồn nguyên liệu ở trong nước chỉ đáp ứng 20% nhu cầu cho hơn 1.500 doanh nghiệp hoạt động. Nguyên liệu phần lớn phải nhập khẩu nên giá thành sản phẩm bị đội lên gấp nhiều lần. Bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khoảng 2 – 2,4 triệu mét khối gỗ, khoảng 500m3 gỗ nhập khẩu từ các quốc gia châu Phi. Thực tế, giá gỗ gốc không cao nhưng khi vận chuyển về Việt Nam thì tổng giá thành lên tới 30% và như vậy các doanh nghiệp phải gồng mình chịu giá. Hay như trước tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây… Việt Nam phải nhập khẩu 50% mây từ Lào, Campuchia, Trung Quốc. Giá thành của loại nguyên liệu này cũng tăng từ 100.000 đến 200.000

52

đồng/cây. Điều này gây thách thức lớn đối với sản phẩm làng nghề mây tre đan bởi vì những nguyên liệu chính này chiếm tỷ trọng lớn về khối lượng vật chất và chi phí sản xuất (trên 80% tổng giá trị nguyên vật liệu đầu vào). Ngay tại Việt Nam, giá nguyên liệu cũng tăng đáng kể. Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, giá giang tăng 2,2 lần; giá song mây tăng 1,7 lần; giá nứa tăng 1,5 lần và giá các nguyên vật liệu phụ tăng từ 1,6 đến 2,8 lần. Bên cạnh đó, nguyên liệu vải có chất lượng phục vụ cho sản xuất hàng thêu hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn khiến cho chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 60 – 80% chi phí sản xuất. Giá nhập khẩu sợi Visco cao cũng tạo ra mối đe dọa đối với các ngành dệt khác. Hay nguồn nguyên liệu đất sét phù hợp không có sẵn đã hạn chế sản xuất ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường thế giới…

Theo nhận định của Cục Xúc tiến Thương mại, những năm trước đây, giá rẻ từng là lợi thế mạnh nhất của hàng TCMN của Việt Nam, nhưng nếu cứ đà này, giá sản phẩm của Việt Nam ngang hoặc cao hơn các đối thủ thì chắc chắn rằng khả năng cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Giá hàng TCMN của ta xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… được tính theo hai dạng: một là khách hàng đặt trước mẫu mã, chất lượng và giá để các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn; hai là doanh nghiệp Việt Nam chào hàng, chào giá. Tuy nhiên, cả hai phương thức này đều không thể cạnh tranh được về giá so với hàng Trung Quốc và các nước khác.

Bên cạnh đó, chi phí trung gian cho mặt hàng này còn lớn. Điều này cũng là một trong nhiều nguyên nhân đội giá thành sản phẩm lên quá cao. Thực tế là hầu hết lượng hàng xuất khẩu đều phải ký kết qua các doanh nghiệp trung gian do bản thân doanh nghiệp không thể tự kiếm được các đối tác xuất khẩu trực tiếp.

“Điều khó hiểu là Việt Nam có nguồn nhân công rẻ, nhưng giá sản phẩm vẫn cao hơn đối thủ cạnh tranh của mình” – một nhà nhập khẩu của Mỹ đã đặt vấn đề. Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam làm hàng TCMN hầu hết là truyền thống, quy mô nhỏ nên ít quan tâm tới công tác tổ chức lao động, từ đó không tiết kiệm được chi phí nên giá thành sản phẩm cao.

53

Một yếu tố nữa, do chủ yếu là nghề truyền thống, nên không thể sản xuất đại trà khối lượng lớn. Do lượng sản phẩm sản xuất ra ít ỏi nên tất cả các khoản chi phí tính trên sản phẩm sẽ cao. Kể cả chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục, các sản phẩm phải chia nhau gánh vác vào giá.

Một giải pháp được các doanh nghiệp đưa ra là tham khảo cách làm của Thái Lan để tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, bằng cách chuyển hướng sản xuất sang đầu tư mẫu mã và các mặt hàng tinh xảo. Chẳng hạn sản phẩm gia công kim hoàn của Công ty Cửu Long ở Tp. Hồ Chí Minh, mỗi mẫu mã chỉ sản xuất độc nhất một sản phẩm, có giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn USD. Đặc điểm của người tiêu dùng trên các thị trường lớn là chú trọng yếu tố mẫu mã. Các chủng loại hàng TCMN mới khi tung ra thị trường đều thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Chẳng hạn, khi xét về chi phí sản xuất một số mặt hàng sau ta thấy:

Hàng gốm sứ

Nguyên liệu chủ yếu của hàng gốm sứ là đất sét cao lanh. Ngày nay, nguồn nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng này ngày càng cạn kiệt nên việc khai thác trở nên khó khăn. Vì vậy, hầu hết các cơ sở sản xuất đều mua đất nguyên liệu, giá thường rẻ hơn 15% so với thuê thợ trộn nên nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Kênh cung ứng nguyên liệu trong sản xuất gốm sứ rất đơn giản, các cơ sở chỉ cần nguyên liệu từ các hộ dịch vụ nhào lộn đất.

Trước đây, làm gốm sứ chủ yếu bằng tay, rất nhiều công việc nặng nhọc như nhào trộn đất, đốt lò…v.v vừa tiêu tốn sức lực, vừa gây ô nhiễm môi trường nặng. Trong những năm gần đây, hai khâu này được đột phá, cải tiến. Các hộ làm dịch vụ “đất nguyên liệu” đã mua máy nhào trộn nguyên liệu nên trong chất lượng nguyên liệu (trộn đều, dẻo) và rút bớt lao động. Việc dùng lò Tunel thay cho lò hộp mang lại lợi ích kinh tế to lớn, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tỷ lệ thành phẩm (giảm tỷ lệ hư hỏng), tăng độ đồng đều và chất lượng sản phẩm, đặc biệt tránh gây ô nhiễm môi trường.

54

Dùng lò ga nhiệt độ ổn định ở 13600C, việc điều chỉnh nhiệt độ đốt lò, tắt lò rất đơn giản, nhanh chóng nên thời gian xong một mẻ chỉ cần 8 – 12 giờ. Xí nghiệp X54 ở Bát Tràng đã đảm bảo được 90% sản phẩm đạt yêu cầu, giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng từ 10 – 20% so với lò đốt than, nhiên liệu tiết kiệm 30% so với lò đốt than, không có chất thải bẩn. Tuy nhiên, đầu tư cho một lò ga quá lớn (trên 500 triệu đồng) điều đó chỉ phù hợp với trang bị của những cơ sở sản xuất lớn, có hợp đồng sản xuất liên tục mới tận dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Còn những hộ sản xuất nhỏ, không có khả năng thay lò đứng bằng lò ga. Từ đây, đòi hỏi sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính và sự giúp đỡ của các công ty lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hoàn vốn kịp thời cho các hộ sản xuất gia công.

Từ đó ta thấy khi hạch toán chi phí sản xuất có hiệu quả kinh tế cần quan tâm đến:

 Tỷ lệ hư hỏng sản phẩm thô (do đổ vỡ, mưa hỏng…). Điều này tùy thuộc vào sự khéo léo của thợ và trình độ bố trí sắp xếp hợp lý các nơi làm việc của chủ hộ.

 Tỷ lệ lãng phí đất nguyên liệu. Tỷ lệ này tùy thuộc vào trình độ tay nghề của thợ nặn, tạo hình và cách tổ chức lao động của chủ hộ. Nếu không bố trí ăn khớp giữa thợ và đất, thời gian lấy đất thì sẽ gây ra sự lãng phí hay thiếu đất làm ảnh hưởng đến khâu khác.

 Chi phí nhiên liệu phụ thuộc vào loại lò (lò hộp hay lò ga), thiết kế, chất lượng lò tốt hay xấu. Thông thường chi phí trên một đơn vị sản phẩm của lò ga thấp hơn rất nhiều.

55

Bảng 2.5: Lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ và hao hụt hàng năm ở Bát Tràng

Chủng loại

Số lượng

Rơi vãi Xỉ và tro Tro, xỉ, bụi bay

Tấn Tấn % Tấn % Tấn % Nguyên liệu 65000 325 0,5 Than 45000 225 0,5 6750 15 67,7 10 Củi 6000 0,32 60 1 60 15 Rơm rạ 16 2 Nguồn: http://www.vnemart.com.vn

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng trong quá trình sản xuất tiêu thụ nguyên vật liệu thì tỷ lệ rơi vãi là không đáng kể (từ 1 đến 2%). Nhưng điều đáng chú ý ở đây là đối với tỷ lệ xỉ, tro và bụi từ 10 đến 15% tổng số lượng nguyên vật liệu, các doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu chi phí, tránh dẫn đến tình trạng sản xuất làm ô nhiễm môi trường, gây hậu quả xấu sau này.

Tỷ lệ thành phẩm là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến mức chi phí bình quân cho 1 sản phẩm, nó phụ thuộc vào chất lượng lò, loại nhiên liệu sử dụng, kỹ thuật đốt lò .v.v..

Bảng 2.6: So sánh tỷ lệ sản phẩm thu hồi khi dùng lò hộp và lò ga ở Bát Tràng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị: %) Lọ lộc bình Chậu cảnh Lò hộp Lò ga Lò hộp Lò ga

Số lượng sản phẩm/ lò 12 6 84 42

Số lượng sản phẩm thu hồi (cái) 6 14 58 38

Tỷ lệ sản phẩm thu hồi (%) 50 90 70 90

56

Rõ ràng, số lượng sản phẩm/lò của lò hộp là nhiều hơn hẳn lò ga, thậm chí gấp đôi. Nhưng tỷ lệ sản phẩm thu hồi lại gần như tuyệt đối (90%), hư hỏng rất ít (khoảng 10%). Như vậy, việc sử dụng lò ga đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp, tránh lãng phí về vấn đề hư hỏng sản phẩm.

Bảng 2.7: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế khi sử dụng 2 lò

(Đơn vị tính: 1000 đồng) Lọ lục bình Chậu cảnh Lò hộp Lò ga Lò hộp Lò ga Nhiên liệu 70 91,428 33,684 7,241 Lô + bao 50 19,230 7,058 5,172 Công lao động 20 4,285 2,386 2,068 Chi khác 16,6 13,928 7,3 1,724 Tổng chi phí nung 156,6 128,871 50,437 16,205 Giá bán 500 500 90 90 Nguồn: http://www.vnemart.com.vn

Thực tế thì nếu sản xuất bằng lò ga hay lò hộp thì giá bán sản phẩm đều như nhau, có điều là sản xuất bằng lò ga sẽ đem lại chi phí tối thiểu cho doanh nghiệp. So sánh trong chi phí sản xuất cả lọ lục bình và chậu cảnh ta thấy rằng: nếu sản xuất lọ lục bình bằng lò hộp thì tổng chi phí tất cả là 313,300 đồng. còn bằng lò ga thì chỉ mất 257,742 đồng; với chậu cảnh thì thậm chí nếu sản xuất bằng lò hộp còn bị lỗ vì tổng chi phí (100,847 đồng) lớn hơn giá bán (90,000 đồng). Vậy, chi phí trên một đơn vị sản phẩm của lò ga thấp hơn rất nhiều và việc sản xuất mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ bằng lò ga sẽ đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho các doanh nghiệp.

Hàng mây tre đan lá

Nguyên liệu chính để làm hàng mây tre đan là tre, nứa, song, mây, guột, v.v... được khai thác chủ yếu từ các rừng tự nhiên và rừng trồng tập trung. Trong

57

khi đó các làng nghề làm mây tre đan thường tập trung ở các vùng đông dân nên rất cách xa nguồn nguyên liệu chính. Nguyên liệu được khai thác từ miền núi chở về sẽ giao thẳng cho các cơ sở chế biến nguyên liệu và sản xuất hoặc được bán tại các cửa hàng chuyên buôn bán hoặc nhận đại lý. Từ đó làm tăng thêm chi phí vận chuyển, chi phí qua khâu trung gian dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên.

Trình độ lao động: Tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất mây tre đan xuất khẩu có những đặc điểm riêng so với các nhóm hàng TCMN khác. Sản phẩm hàng mây tre đan đa dạng về chủng loại và có thể phân loại theo cấp mỹ nghệ của sản phẩm thành loại mỹ nghệ cao cấp (bàn, ghế song mây, quạt nan, vv.) và loại thông thường như đũa tre, chiếu tre. Mỗi cấp trình độ mỹ nghệ của sản phẩm đòi hỏi sử dụng trình độ lao động khác nhau. Đối với các lao động làm sản phẩm mây tre đan cao cấp đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao và giá trị của sản phẩm cũng lớn. Đối với các sản phẩm trình độ mỹ nghệ trung bình, thường là các lao động kỹ thuật. Còn loại sản phẩm thông thường thì huy động lao động phổ thông, lao động nông thôn ở nông thôn.

Trình độ công nghệ: Hàng mây tre đan từ lâu vẫn là sản phẩm của lao động thủ công, mỗi công đoạn xử lý nguyên liệu còn rất thủ công chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên. Do vậy phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và thường bị nhiễm bẩn, độ ẩm trong nguyên liệu khá cao, dễ dẫn tới mốc, co ngót sản phẩm. Ngày nay, nhiều cơ sở sản xuất đã tìm mọi cách cải tiến công cụ sản xuất áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất TCMN mây tre đan như: Công đoạn pha chế sản xuất nguyên vật liệu được ứng dụng các máy móc, các cơ khí, các khâu tiện, pha chế và chuốt nan, tre, giang, song mây, guột vv. Cũng đang từng bước được cơ giới hoá, bên cạnh đó việc sử dụng các vật liệu sơn phủ như PES, PU. Các hoá chất chống mốc, mọt nhờ đó mà năng suất lao động tăng lên hàng chục lần và chất lượng sản phẩm đảm bảo được đồng bộ, độ bóng cao hơn.

58  Đồ mỹ nghệ :

Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu phục vụ cho đồ gỗ mỹ nghệ phần lớn là gỗ gụ, túc, pơmu. Tuy nhiên hiện nay các công ty đồ gỗ của ta vẫn sử dụng nhiều loại gỗ mềm như gỗ thông, cao su làm chất lượng không cao, giá trị xuất khẩu thấp. Mặt khác nguồn nguyên liệu gỗ trong nước ngày càng bị cạn kiệt do việc chặt phá rừng mà việc trồng và tái tạo rừng chưa thực sự được quan tâm chú ý đúng mức nên đa phần ta phải nhập gỗ từ Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia, Niudilan, Oxtraylia, nên phải chịu sức ép của việc tăng giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, giảm khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm gỗ mỹ nghệ Việt Nam.

Để hạn chế việc sử dụng gỗ rừng tự nhiên, Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu nguyên liệu theo hướng thay bằng gỗ nhập khẩu và gỗ trồng. Một số doanh nghiệp bước đầu tiếp cận được với quy trình khai thác và chế biến gỗ hiện đại của thế giới đã mở ra một triển vọng gắn kết bền vững giữa các doanh nghiệp trồng rừng và chế biến, từ khâu trồng rừng đến khâu khai thác, chế biến và tiêu thụ.

Trình độ lao động: Lao động trong nghề này được phân làm nhiều loại, nhưng thông thường mọi công việc đều phải gắn với nghề. Lao động có thể được đào tạo từ các cơ sở dạy nghề hoặc tại chỗ. Nguồn lao động cho ngành dồi dào, có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm đòi hỏi phải có sự khéo léo, tinh xảo của người thợ mà máy móc khó có thể đạt được. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của đồ mỹ nghệ Việt Nam so với những nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, giá thành rẻ cũng sẽ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 58)