Thách thức

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 83)

Có 3 khó khăn lớn quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng TCMNhiện nay. Đó là:

 Thứ nhất, về nguồn nguyên liệu do các địa phương đã khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguồn: gỗ, tre, trúc, giang, nứa, mây... dần cạn kiệt. Hệ quả là hiện các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào, Cam phuchia và Indonesia... Giá của nguyên liệu tre đã tăng lên từ 7000 tới 17000 đồng/cây chỉ trong vòng 2 năm gần đây. Nhìn chung, tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất Việt Nam.Trong khi đó, các ngành phụ trợ của Việt Nam hiện nay chưa phát triển, các nhà xuất khẩu thường phải nhập khẩu rất nhiều loại nguyên liệu và phụ trợ từ nước ngoài, ví dụ như sơn mài PU và chất nhuộm màu để thực hiện các khâu hoàn thiện sản phẩm. Vải có chất lượng cho sản xuất hàng thêu ren hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn làm chi phí cho nguyên liệu chiếm từ 60 đến 80% chi phí

77

sản xuất. Giá nhập khẩu sợi visco cao cũng tạo ra mối đe dọa cho các ngành dệt khác...

Ngoài việc giá nguyên liệu thô tăng ảnh hưởng đến năng lực thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp, nó còn làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam.

 Thứ hai, đối với mẫu mã. Theo nhận xét của khách hàng, 90% mẫu hàng TCMN hiện nay dựa trên đặt hàng từ người mua và các sản phẩm thủ công của Việt Nam đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau. Hạn chế này xuất phát từ việc Việt Nam chưa có viện thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm TCMN, thiếu khoa, trường lớp đào tạo lao động các nghề TCMN. Học nghề TCMN chủ yếu bằng phương pháp “truyền nghề” theo kinh nghiệm trong làng nghề hoặc gia đình.

 Thứ ba, mạng lưới sản xuất kinh doanh hàng TCMN đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở không có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, các đơn đặt hàng thường qua trung gian nên hạn chế phát triển... Ngoài ra còn hàng loạt các khó khăn như vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng TCMN nói chung không lớn, tuy nhiên để tiếp cận với nguồn tài chính như thủ tục vay vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, khu vực nông thôn và người nghèo mất quá nhiều thời gian. Trong khi đó, tiền vay được lại ít hơn nhiều so với nhu cầu. Doanh nghiệp rất khó đáp ứng được những điều kiện bảo đảm thế chấp, do đó dẫn đến hạn chế hoạt động kinh doanh. Các đơn vị sản xuất còn thiếu mặt bằng để mở rộng sản xuất, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất thấp kém; chi phí vận chuyển quá cao...

3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng TCMN xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới

Để đạt được những mục tiêu phương hướng đề ra thì doanh nghiệp, các làng nghề cũng như Nhà nước cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện một cách đồng bộ.

78

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 83)