Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên nhóm chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 50)

2.2.1.1. Phong phú về chủng loại, mẫu mã

Hàng TCMN của Việt Nam cũng giống như của một dân tộc nào khác , chất văn hóa thể hiê ̣n rất rõ nét . Trên các sản phẩm TCMN Viê ̣t Nam bao giờ cũng phản ánh tư tưởng sâu sắc, tình cảm, quan niê ̣m thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam , bản sắc văn hóa Viê ̣t Nam. Đó thường là phong cảnh sinh hoa ̣t , con người, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống , quan niê ̣m về tự nhiên… với những nét chấm phá nghê ̣ thuâ ̣t trên tranh sơn mài , tranh lu ̣a, những bức cha ̣m khắc gỗ , khảm xà cừ, với cánh cò bay, cành trúc uốn cong , mái đình, cây đa, bến nước… Đây chính là những nét đô ̣c đáo riêng của hàng TCMN Viê ̣t Nam, là yếu tố quyết đi ̣nh tính ca ̣nh tranh.

TCMN Viê ̣t Nam đươ ̣c người tiêu dùng nước ngoài đánh giá là khá phong phú về chủng loại , mẫu mã . Chỉ tính riêng nhóm mây tre đan cũng đã có tới trên dưới 7000 loại sản phẩm, hàng gốm sứ mỹ nghệ khoảng 2000 tên hàng.

44

Thêu ren:

Đã từ xưa, nghề thêu luôn là người ba ̣n tâm giao của mỗi người phu ̣ nữ Viê ̣t Nam. Thêu là lúc con người ta đươ ̣c trở về với không gian bình yên, không gian tâm tưởng của người phu ̣ nữ . Và cũng có lẽ vì thế, họ đã vẽ nên những tiếng lòng , những rung đô ̣ng của trái tim bằng cây kim và những sợi chỉ muôn sắc , muôn màu. Viê ̣t Nam tự hào là mô ̣t trong những quốc gia có nghề thêu truyền thống phát triển lâu đời. Trải qua bao biến đô ̣ng của thời gian, hình ảnh những cây đa, bến nước, con đò… đến những nỗi niềm khát vo ̣ng, ước mơ vẫn luôn được thể hiện qua những mũi chỉ, đường kim, là ẩn hiện tâm linh của cuộc sống . Nghề thêu nghe qua tưởng đơn giản “mưa không tới mă ̣t, nắng chẳng tới đầu” nhưng thâ ̣t là mô ̣t nghề đòi hỏi người thơ ̣ có đôi tay khéo léo , con mắt tinh tường , bô ̣ óc tinh tế và đức tính cần mẫn . Muốn hoàn thành mô ̣t sản phẩm thêu , người thợ phải trải qua nhiề u công đoa ̣n như xem kỹ mẫu thêu , căng nền bức thêu , sang kiểu , chọn chỉ mầu rồi mới tiến hành thêu, tỉa. Đối với mỗi người thợ , mỗi mũi thêu đều đem đến cho ho ̣ nguồn cảm hứng vô tâ ̣n. Họ thổi hồn vào những bức tranh , nâng những sản phẩm của mô ̣t nghề thủ công lên thành những tác phẩm độc đáo. Nhờ sự đa da ̣ng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo , uy tín hàng thêu ngày mô ̣t nâng lên , tạo được lòng tin với khách hàng Nhâ ̣t Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Italia, Anh, Mỹ… Tuy nhiên, các mẫu mã phong cách Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế còn hết sức hạn hẹp . Nhiều làng nghề thêu, nhiều cơ sở thêu còn thiên về các mă ̣t hàng có giá tri ̣ kinh tế thấp và chưa có chiến lược phát triển sản phẩm mô ̣t cách rõ ràng . Đối thủ cạnh tranh chính của ngành hàng này là Trung Quốc , hiê ̣n nay đang chiếm lĩnh phần lớn thi ̣ trường quốc tế; ngoài ra còn kể đến các nước láng giềng như Thái Lan, Lào…

Mă ̣t hàng mây tre nƣ́a lá đan:

Với đă ̣c điểm go ̣n nhe ̣ , xinh xắn, dễ thay đổi kiểu dáng , bền nên mă ̣t hàng mây tre đan rất đa da ̣ng, phong phú, có đến 7000 mẫu mã các loại. Riêng tại một số cơ sở của huyện Chương Mỹ - Hà Tây cũng đã có gần 3000 mẫu mã khác nhau. Sự đa dạng của nhóm hàng mây tre, nứa lá đan không chỉ ở sự phong phú của các loại nguyên liệu từ: mây, tre, trúc, lá, guột, giang, buông đến xơ dừa, mà còn là từ phế

45

liệu “bỏ đi” của ngành khác như phôi bào làm hoa khô, mà quan trọng hơn cả là sự thay đổi liên tục của hình dạng, kết cấu, mẫu mã, màu sắc và tiết tấu. Yếu tố này trong hàng hóa xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam còn rất hạn chế, chúng ta chào hàng hóa và bán loại sản phẩm mà chúng ta tạo ra nó chứ chưa nâng lên đến trình độ là chúng ta làm và bán loại sản phẩm mà khách hàng đang chuộng. Điều này được chứng minh khá rõ khi chúng ta nghiên cứu và sản xuất hàng mây tre theo mẫu mã của bạn hàng thì thấy khách tìm đến và bàn bạc hợp đồng. Trong khi đó, các mặt hàng chúng ta cho là có “kiểu dáng” và “thanh tao” theo kiểu tư duy Á Đông thì vẫn khó bán vì nó lại có thể là “khó cảm nhận” với khách nước ngoài.

 Gỗ mỹ nghệ:

Mặt hàng đồ gỗ rất phong phú với nhiều mẫu mã gắn liền với các điển tích như tùng, cúc, trúc, mai, hay long ly quy phượng, ngai thờ, các loại tượng tủ chè, sập gụ, bàn ghế, các bức tranh tứ linh, tứ bình, hình các loại chim muông cây cối, phong cảnh. Từ những đường vân, thớ gỗ cùng các họa tiết khác được nảy sinh trong sáng tạo của các nghệ nhân đã tạo nên tính đơn chiếc, tính riêng biệt của từng sản phẩm, mang một dáng vẻ và sự hấp dẫn riêng. Đặc biệt, khi kết hợp với nghệ thuật khảm trai, ốc thì giá trị của sản phẩm được tăng lên gấp bội. Bởi vì khảm trai, ốc làm nổi bật các đường nét của các tác phẩm nhất là các tác phẩm mang tính điển tích. Nhưng khi gắn trai, ốc… lên mặt gỗ đòi hỏi phải khít, phẳng, trai không bị gẫy, từ đây cần các kiến thức toàn diện ở nhiều lĩnh vực cho việc tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

Chất lượng gỗ mỹ nghệ của ta được đánh giá khá cao, đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc, Thái Lan. Vì ta có nguồn nguyên liệu chất lượng cao như gỗ lim, gụ, táu… keo, sơn đạt chất lượng tương đối nên sản phẩm bền lâu không bị biến dạng trước sự thay đổi của thời tiết do vận chuyển. Nhưng nguồn này ngày nay đang dần bị cạn kiệt, chưa đáp ứng lại với nhu cầu gỗ, nên cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ phải sử dụng các loại gỗ như: mít, bạch đàn, thông để chế biến, do đó sản phẩm có nguy cơ bị giảm sút.

46

2.2.1.2. Khả năng đổi mới thay thế sản phẩm

Mặt hàng TCMN truyền thống có ưu thế chính là sự quay lại với tự nhiên của con người, sự hướng thiện và nhu cầu thư giãn của con người. Và để thoả mãn được nhu cầu đó đòi hỏi mặt hàng này phải có những sự đa dạng thay đổi mẫu mã sản phẩm thông qua tạo dáng, hoạ tiết trang trí làm nổi bật những nét văn hoá Việt Nam và nét thuần phong mỹ tục riêng của từng địa phương. Xuất phát từ yêu cầu đó hàng TCMN đã có những bước đột phá trong việc cải tiến mẫu mã đến chất lượng sản phẩm khiến nhiều mặt hàng TCMN đã được Bộ Thương mại công nhận là mới xuất khẩu lần đầu và đưa vào danh sách khen thưởng. Trong đó, phải kể đến Haprosimex với 7 mặt hàng TCMN được công nhận là mặt hàng xuất khẩu lần đầu trong đó có những mặt hàng sử dụng hoàn toàn nguyên liệu mới với những kiểu dáng rất độc đáo như

Thảm rơm chùi chân. Rơm được phơi khô, xông bằng lưu huỳnh

cho trắng rồi được thắt bím để kết thành thảm. Với nguyên liệu rơm, thảm có giá thấp, số lượng thảm làm được nhiều hơn. Trong khi giá thảm đay lên tới 34,000 đồng/m2

thì thảm rơm giá chỉ 13,000 đồng/m2 và được thị trường chấp nhận. Nhiều khách hàng từ Ý, Slovakia, Đan Mạch, Nhật đặt hàng thảm rơm số lượng lớn. Haprosimex đã xuất hơn 100 container hàng thảm rơm, mỗi container trị giá 3,200 USD. Mặt hàng thảm rơm đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm trong lúc nông nhàn cho người dân các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Long An.

 Một mặt hàng mới khá độc đáo khác là thú phun nhung. Những chú chó, sư tử, hổ… bằng gốm sứ trước đây chỉ được trang trí màu lông bằng men vẽ. Các chuyên viên phòng mỹ thuật đã nghĩ ra cách làm cho những con vật bằng sứ này…mọc lông bằng cách phủ một lớp “lông thật” bằng nhung cho chúng. Với kích cỡ bằng con chó thật, những chú chó lông nhung cho cảm giác sống động, lạ lẫm khi vuốt ve chúng. Thú sứ có lông lập tức được nhiều vị khách nước ngoài ưa chuộng. Nhiều lô hàng thú sứ phủ lông đã được xuất sang Ý, Nhật, Đức, Đan Mạch.

47

 Từ kiểu dép đan cói trước đây nay đã được thay bằng nguyên liệu dây lục bình và bẹ chuối. Dép lục bình, dây chuối được kết thêm hoa vải để tạo nét độc đáo, dùng đi trong nhà. Dép đan bằng bệ chuối có màu vàng ngà của bẹ chuối phơi khô, lại có cả màu mốc tự nhiên của thân chuối được khách nước ngoài rất thích. Chỉ riêng mặt hàng dép này đã xuất sang các nước Nhật, Tây Ban Nha, Hàn Quốc nhiều lô hàng trị giá 500,000 USD. Nếu cứ làm theo những kiểu dép cũ thì không thể có những hợp đồng lớn như vậy.

 Mặt hàng rƣơng đựng quần áo, vật dụng gia đình có hình ảnh quả

bí ngô (bí đỏ) gây thích thú đặc biệt cho nhiều khách hàng. Trên khuôn sắt uốn

hình, các loại chất liệu bằng dây rừng, dây chuối, cói đay… khéo léo quyện vào nhau tạo thành trái bí ngộ nghĩnh. Trước đây, người tiêu dùng đã quá quen thuộc với cả trăm nghìn rương đủ loại hình dáng: vuông, trụ, tam giác… thậm chí đến nhàm chán. Vì vậy, những chiếc rương hình dáng các loại quả thiên nhiên như bí ngô, bầu đi kèm với cả màu sắc của trái xanh hay trái chín quả thực đã đem lại một làn gió mới cho vật dụng gia đình hàng ngày.

Hay như công ty Minh Long 1, “Mẫu mới chiếm đến 90% mặt hàng đưa ra hàng năm”, ông Lý Ngọc Minh – giám đốc Công ty cho biết. Trong số hàng nghìn mẫu mới đó, hai mặt hàng mới trong thời gian qua được khen thưởng xuất khẩu nhìn rất nhỏ bé, đơn giản nhưng nó đã mang về cả trăm nghìn USD. Đó là mẫu ly đựng trứng và lọ hoa. Ly đựng trứng có dạng chân cao, được thiết kế theo đơn đặt

hàng của khách Đức, trang trí hình mặt người mang nét hóm hỉnh, ngộ nghĩnh trên thân. Đây là loại ly chuyên dùng để đựng trứng trong các bữa ăn sang của người châu Âu. Nó giúp người sử dụng có thể ăn trứng nóng không bị bỏng tay, lại là món hàng mỹ nghệ xinh xắn để vừa ăn vừa ngắm. Giá bán mỗi ly đựng trứng là 1,2 USD. Một công ty Đức đã đặt mua lô hàng này giá hơn 100,000 USD. Còn lọ hoa nhỏ để bàn có thiết kế khá độc đáo được làm theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Ikea (Thụy Điển): phần lọ cắm hoa hình tròn cỡ trái cam bằng sứ có khoét lỗ bầu dục đặt trên đế gỗ. Cái khó là đổ khuôn sao cho khối sứ được tròn đều, nhẵn nhụi vì sản phẩm sứ đổ khuôn thường bị ráp giữa hai mặt khuôn, khi nung lại dễ bị méo. Miệng

48

cắt lọ hoa hình ôvan nếu cắt không khéo cũng dễ bị biến dạng. Cuối cùng, sản phẩm lọ hoa sứ làm thử thật hoàn mỹ đã khiến Tập đoàn Ikea đặt mua lô hàng lọ hoa trị giá trên 100,000 USD. Được biết Minh Long đã phải vượt qua nhiều đối thủ để giành được hợp đồng làm lọ hoa này.

Có thể nói đây là những mặt hàng “độc” đã mở cửa được nhiều thị trường khó tính như Italia, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Nhật Bản. Việc cải tiến mẫu mã với những thiết kế hoàn toàn mới thể hiện nét tinh xảo độc đáo với những phong cách đặc trưng vừa hiện đại vừa mang đậm nét văn hoá. Có những nguyên liệu mới được khai thác tìm tòi không những phù hợp với những ý tưởng sáng tạo mà còn tận dụng được những nguồn nguyên liệu vừa rẻ vừa thích hợp mang lại giá trị cao. Chẳng hạn như sản phẩm dép lục bình dây chuối của Haprosimex cùng với sản phẩm dép đan cói truyền thống đã làm phong phú bộ “sưu tập dép xuất khẩu”. Hay trong sản xuất sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ cà phê của công ty Lòng Việt, công ty Lòng Việt đã tận dụng những cây có đường kính đẹp có độ tuổi từ 20 năm trở lên làm sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới và được khách hàng ưa chuộng. Đây là chất liệu khá độc đáo có thể tận dụng những gốc cây cà phê làm đồ gỗ mỹ nghệ trang trí làm phong phú thêm danh mục hàng TCMN truyền thống của Việt Nam. Có thể nói việc chú trọng cải tiến mẫu mã nâng cao sức cạnh trang và khẳng định sức mạnh của hàng TCMN trên trường quốc tế như công ty Minh Long tung ra 90% mẫu mã sản phẩm mới.

2.2.1.3. Thương hiệu, nhãn hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay thương hiệu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng TCMN được nhắc tới song còn rất mới mẻ bởi vì thương hiệu phải làm theo sản phẩm độc quyền của từng doanh nghiệp. Trong khi đó, các mặt hàng TCMN rất đa dạng về mẫu mã, trong một thời gian ngắn có thể thay đổi được hoa văn, hoạ tiết. Chẳng hạn như gốm sứ Bát Tràng đã có thương hiệu từ bao lâu nay và hiện nay đã có tới hàng trăm đơn đặt hàng của các công ty của Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Với những chất liệu cao cấp và công nghệ hiện đại, cộng với đôi bàn tay khéo léo, những sản phẩm với chất lượng và giá trị nghệ thuật của gốm Bát Tràng được nhiều

49

thị trường yêu thích. Một cuộc khảo sát thị trường đã được tiến hành ở Nhật và kết quả đáng mừng là 80% người tiêu dùng Nhật Bản đã trả lời không chút băn khoăn về sản phẩm gốm nối tiếng, chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay là Bát Tràng. So với giá bán gốm sứ thông thường thì sản phẩm của Bát Tràng chính hiệu để xuất khẩu thường có giá cao gấp 2 – 5 lần. Về lụa tơ tằm thì có Khai Silk - một thương hiệu đã đi vào lòng người tiêu dùng quốc tế. Bất cứ ai khi đến với Việt Nam đều cố gắng tìm đến Khai Silk ở 96 Hàng Gai dù chỉ một lần. Sản phẩm lụa của Khai Silk luôn làm hài lòng khách hàng cả về thị hiếu lẫn chất lượng, đem lại uy tín cao trên thương trường. Giá một sản phẩm của Khai Silk chẳng hạn như chiếc cà vạt, nếu ngoài thị trường chỉ có giá từ 100,000 đồng đến 200,000 đồng, còn Khai Silk thậm chí lên tới 700,000 đồng/chiếc. Hay như dòng tranh thêu XQ ở Đà Lạt, một bức tranh thêu phong cảnh cỡ trung bình mà giá thị trường là 1 triệu đồng thì đối với XQ lên tới 15 triệu đồng. Thực tế thì chất lượng cao với độ tinh xảo, mẫu mã đẹp đánh vào thị hiếu khách hàng thì đối không thể một ai có thể không sững sờ trước độ tuyệt mỹ của sản phẩm tranh XQ. Hàng năm XQ xuất đi hàng trăm triệu USD sản phẩm của mình.

Tại nhiều địa phương làm hàng TCMN ở Hà Tây, chúng tôi thấy đối với các doanh nghiệp sản xuất và bán hàng nhỏ lẻ, thương hiệu không quan trọng lắm. Những gì mà doanh nghiệp quan tâm là tiêu thụ sản phẩm có được tốt hay không. Họ thường sản xuất và cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp khác hoặc là sản xuất và bán trực tiếp nhưng là những cửa hàng nhỏ lẻ. Đối với các doanh nghiệp lớn, họ đã nhận thức nếu có thương hiệu vấn đề gia nhập thị trường quốc tế sẽ dễ dàng hơn, tạo tiếng tăm và đẩy mạnh xuất khẩu, đăng ký cũng như bảo hộ trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện xây dựng nên thương hiệu hoặc nếu đi đến quyết định xây dựng thì họ gặp nhiều vướng mắc nảy sinh.

Trong đó vấn đề khó khăn nhất là: Chi phí để đầu tư cho thương hiệu là quá

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam (Trang 50)