Hoàn thiện công tác tổ chức trong hoạt động bán hàng của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trong công ty cổ phần Galanzer Cosmetics (Trang 83)

3 Công ty Leyna (Trung Quốc) Dòng sản phẩm chăm sóc 0.000 14

3.2.3Hoàn thiện công tác tổ chức trong hoạt động bán hàng của công ty

đầu vào khi mới tuyển dụng để trang bị cho nhân viên những kỹ năng cơ bản khi thực hiện bán hàng sản phẩm ở thị trường mà công ty đang thực hiện. Để làm tốt hơn công tác này, xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

+ Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xen kẽ vào quá trình làm việc để nhân viên có điều kiện vừa học tập vừa thực hành.

+ Thuê các chuyên gia về ngành bán hàng đến công ty để hướng dẫn, giảng dạy cho nhân viên về những kỹ năng chuyên môn và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế thành công.

+ Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các buổi hội thảo về nâng cao trình độ kỹ năng bán hàng.

+ Cử nhân viên đi học một lớp nâng cao về huấn luyện bán hàng để về giảng dạy cho nhân viên trong công ty.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên ngoài việc cung cấp cho nhân viên những kỹ năng làm việc còn giúp tác động kích thích tới tinh thần của nhân viên để họ cảm thấy có cơ hội học hỏi và có khả năng phát triển công việc.

3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức trong hoạt động bán hàng của công ty công ty

3.2.3.1 Hoàn thiện quy trình bán hàng

Hiện tại quy trình công nghệ bán lẻ mà công ty cổ phần Galanzer đang áp dụng là bán hàng trực tiếp và trong dài hạn thì hình thức bán hàng này vẫn là phương pháp bán mà công ty cho rằng thích hợp nhất đối với sản phẩm kinh doanh của công ty. Do đó để nâng cao hiệu quả bán hàng trong công ty, đề xuất dưới đây nhằm hoàn thiện hệ thống hóa quy trình bán hàng để nhân viên công ty áp dụng thực hiện.

Những nhân viên bán hàng phải thực hiện đầy đủ các bước sau: Bước 1: Chào hỏi khách

tiếp theo, do đó nhân viên bán hàng phải lịch sự, khéo léo tạo bầu không khí thân mật để tạo cho khách hàng có cảm giác thoải mái.

+ Tìm hiểu nhu cầu: Trong quá trình chào hỏi và giới thiệu sơ qua về bản thân cũng như sản phẩm nhân viên bán hàng phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đang cần loại sản phẩm nào.

Bước 2: Giới thiệu hàng, giúp đỡ tư vấn

+ Giới thiệu hàng: Giới thiệu hàng, chủng loại mặt hàng, mặt hàng đồng bộ mà công ty cung cấp. Đây là bước quan trọng, đòi hỏi nhân viên bán ngoài những kiến thức giao tiếp thì còn cần phải có kiến thức hiểu biết sâu sắc về hàng hóa. Phải giới thiệu chính xác, không sai lệch làm cho khách hàng thấy thuận tiện khi sử dụng đối với những mặt hàng đồng bộ cùng nhau.

+ Gợi mở nhu cầu: Ở khâu này, nhân viên bán hàng phải phát huy tối đa kỹ năng giao tiếp và thuyết phục mua hàng để khách hàng chấp nhận mua sản phẩm.

+ Giúp đỡ tư vấn: Sau khi đã làm tốt công tác gợi mở nhu cầu mua hàng thì đây là công tác kế tiếp, nhân viên bán hàng hướng dẫn cho khách hàng tự lựa chọn hàng hóa, trả lời các câu hỏi cũng như yêu cầu của khách hàng, người bán phải tận tình, chu đáo cẩn thận để khách hàng cảm thấy yên tâm, hài lòng về món hàng mà mình đã chọn.

Bước 3: Tiến hành các thao tác kỹ thuật bán

+ Giao hàng: Lấy hàng, kiểm tra đúng thể tích, chủng loại dưới sự chứng kiến của khách hàng, đảm bảo cả hai bên đều đi đến thống nhất về số lượng sản phẩm.

Bước 4: Kết thúc bán

+ Nhân viên thu tiền, hoặc ghi nợ lập hóa đơn cho khách hàng.

+ Xin số điện thoại của khách hàng để chăm sóc, để lại danh thiếp của nhân viên để khi cần khách hàng có thể tiện liên lạc (áp dụng đối với những khách hàng mới, hoặc những nhân viên bán hàng mới).

+ Nhân viên bán phải đảm bảo tạo được ấn tượng tốt cho khách để khách hàng để tạo điều kiện cho lần mua kế tiếp, hoặc để khách hàng chủ động gọi điện đặt hàng.

Việc hoàn thiện được quy trình bán hàng sẽ giúp cho bộ phận quản lý của công ty dễ dàng đào tạo và giám sát được các hoạt động của nhân viên, và nhân viên bán hàng thì dễ dàng thực hiện hoạt động theo định hướng công việc để hoàn thành được mục tiêu của công ty đề ra.

3.2.3.2 Hoàn thiện công tác kiểm soát kết quả làm việc của nhân viên nói chung và nhân viên bán hàng nói riêng

Hiện tại số nhân viên trong công ty chủ yếu là lực lượng lao động trẻ, có nhiều đức tính là linh hoạt, năng động, giàu sức sáng tạo và có trình độ chuyên môn. Vì vậy nếu có thể tổ chức và quản lý tốt đội ngũ lao động này thì

Chào hỏi khách

Tìm hiểu nhu cầu

Tiến hành thao tác bán Giới thiệu sản phẩm

Gợi mở nhu cầu

Giúp đỡ tư vấn chọn hàng

công ty sẽ có được lợi nguồn lực lao động mang tính cạnh tranh lớn trong tương lai. Vì vậy để phát huy tối đa tiềm năng của lực lượng lao động trẻ mang lại thì công ty phải thực hiện tốt chế độ kiểm soát, đáng giá kết quả làm việc của nhân viên trong công ty nói chung và nhân viên bán hàng nói riêng để đưa ra những biện pháp tác động kịp thời tới người lao động để họ có thể được khuyến khích hay rèn luyện kịp thời giúp tạo động cơ thúc đẩy công ty phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian qua, công tác quản lý và giám sát kết quả làm việc của nhân viên trong công ty cổ phần Galanzer đã đáp ứng được hiệu quả của hoạt động quản trị nhân sự. Tuy nhiên công ty mới chỉ chú trọng vào đánh giá kết quả làm việc của nhân viên bán hàng dựa trên doanh số hàng bán và chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ và hình thức kỷ luật nghiêm khắc, cứng rắn. Bên cạnh đó công tác đáng giá của công ty chưa được chính xác do công ty đáng giá nhân viên dựa trên quy tắc cứng nhắc trong khi trình độ của nhân viên thì không đồng đều. Do đó trong những năm tới công ty cần xem xét lại và làm tốt hơn nữa công tác kiểm soát và đáng giá kết quả làm việc của công ty.

Một số đề xuất về phương pháp đánh gia để công ty hoàn thiện công tác kiểm soát và đánh giá kết quả làm việc của nhân viên như sau:

+ Phương pháp đánh giá theo mức thang điểm: Theo phương pháp này, nhân viên được đánh giá thành tích dựa trên một thang điểm. Các thang được chia khung từ 5 đến 7 số, xác định các mức chỉ tiêu như: Xuất sắc, giỏi, khá, tốt, trung bình, kém, yếu. Phương pháp này khá đơn giản và dễ thực hiện.

+ Phương pháp xếp hạng luân phiên: Sắp xếp từ người giỏi nhất đến người kém nhất dựa theo thái độ làm việc hoặc kết quả của công việc.

+ Phương pháp so sánh cặp: Phương pháp này liệt kê tên của tất cả những người được đánh giá, rồi so sánh mỗi nhân viên với nhân viên khác trong cùng một lúc. Phương pháp này chỉ nên sử dụng để đánh giá đối với nhóm nhỏ riêng trong từng phòng. Công ty có thể áp dụng phương pháp này để giao cho từng trưởng phòng đánh giá nhân viên rồi báo cáo lên cấp trên.

Công tác đánh giá nhân viên nếu được thực hiện tốt, ngoài việc giúp cho công ty đưa ra các hình thức khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với nhân viên thì còn góp phần khuyến khích, động viên, và tác động tới nhân viên để họ có ý thức tự lao động phấn đấu và thi đua học hỏi lẫn nhau giúp cho doanh

nghiệp có thể phát triển.

Ngoài công tác đánh giá chính xác kết quả làm việc của nhân viên thì công ty cũng cần phải tăng cường công tác kỷ luật nghiêm khắc để kiểm soát nhân viên thực hiện công việc theo mục đích công ty hướng tới.Vì vậy một số đề xuất được đưa ra ở đây là:

+ Tăng cường phổ biến, quá triệt các quy định của nhà nước và quy định của công ty để nhân viên tự giác có ý thức thực hiện.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm nội quy, quy tắc của công ty.

+ Khi phát hiện có hành vi vi phạm thì cần kỷ luật theo đúng quy chế, không bao che, thiên vị.

+ Tổ chức các cuộc đánh giá, nhận xét, bình bầu kín để đánh giá thái độ và kết quả làm việc của người lao động.

+ Cần phải có biện pháp giáo dục và thuyết phục kịp thời đối với những nhân viên vi phạm và đưa ra các hình thức kỷ luật thích hợp.

Việc nhân viên công ty hay mắc lỗi trong công việc nói chung, hay đối với nhân viên bán hàng nói riêng, khi thời gian họ hoạt động ở bên ngoài là chủ yếu, nên công ty không thể giám sát và quản lý hoàn toàn được thời gian cũng như thái độ làm việc của nhân viên. Do đó cần phải có một văn bản quy chế của công ty chặt chẽ để kiếm soát nhân viên trong giới hạn hành động của họ. Tuy nhiên, biện pháp này cũng cần linh động và áp dụng phù hợp để tạo cho nhân viên có môi trường làm việc thoải mái, không bị quá gò bó để họ có thể hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trong công ty cổ phần Galanzer Cosmetics (Trang 83)