Giá cả luôn thể hiện mối quan hệ giữa lợi ích của người mua và người bán trong trao đổi, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng lãi suất của sản phẩm HĐV chính là giá cả của sản phẩm đó. Lãi suất là công cụ tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc thu hút vốn đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và các công cụ huy động vốn trung và dài hạn. Để tăng cường vốn huy động thì ngân hàng có thể tăng lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên điều này sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần đưa ra mức lãi suất hấp dẫn đối với người gửi tiền nhưng vừa kích thích được công tác tín dụng với chi phí thấp nhất.
Năm 2008, đường cong lãi suất bất hợp lý tồn tại ở bảng lãi suất huy động VNĐ, lãi suất các kì hạn ngắn cao hơn nhiều so với kì hạn dài ở hầu hết các ngân hàng trong đó có chi nhánh Hà Nội. Sang đến năm 2009, 2010 tuy đường cong lãi suất có dấu hiệu ổn định hơn tuy nhiên nó vẫn chưa trở về với hình dạng chuẩn của nó. Vì vậy trong thời gian tới, ngân hàng cần phải tự xây dựng lộ trình
điều chỉnh đường cong lãi suất để từng bước hướng tới thông lệ: Vốn huy động có thời hạn dài thì lãi suất cao hơn vốn huy động có thời hạn ngắn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn, giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định để chủ động đáp ứng nhu cầu cho vay, nhu cầu thanh khỏan, kế hoạch đầu tư, tránh tình trạng bất cân dối nguồn vốn như hiện nay.
Ngoại trừ tiền gửi giao dịch nhạy cảm với lãi suất, các nguồn vốn có kỳ hạn đều có phản ứng nhanh với lãi suất. Với biểu lãi suất thay đổi từng thời kì có thể vẫn dụng mức lãi suất tối đa cho loại tiền gửi có thời hạn mà cần tăng tỷ trọng, khi đó tiền gửi kì hạn đó không nhất thiết phải áp dụng mức lãi suất tối đa, những vẫn phải đảm bảo nguyên tắc “kỳ hạn dài có lãi suất cao”. Thông qua việc áp dụng lãi suất huy động cho từng loại tiền gửi, chúng ta có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài sản nhằm tạo cơ hội tăng doanh lợi. Ngân hàng cần tiến hành phân tích cấu trúc kì hạn của nguồn vốn, dự báo xu hướng biến động của lãi suất để chủ động tạo ra khoảng cách giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất.
Ngân hàng cũng cần áp dụng lãi suất linh họat, phù hợp với thị trường để tối đa nguồn vốn. Quan tâm tới lãi suất cạnh tranh của các ngân hàng khác để thay đổi linh hoạt nhưng vẫn phải tính toán được chi phí hợp lý đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính. Mặc khác, ngân hàng cũng cần thực hiện đồng thời chính sách giá cả linh hoạt và phù hợp tương ứng với chính sách lãi suất của mình. Giá cả ưu đãi được áp dụng với các khách hàng lớn, thời gian dài có thể nhận được từ ngân hàng lãi suất thoả thuận hoặc miễn phí dịch vụ nếu có giao dịch ở mức độ cho phép hoặc ngân hàng có thể áp dụng một số hình thức khác như tặng quà nhân dịp lễ, kỉ niệm thành lâp doanh nghiệp…
Thực hiện chính sách lãi suất cạnh trạnh, linh hoạt có thể làm tăng chi phí nguồn vốn nhưng kết quả đạt được là quy mô nguồn vốn tăng trưởng, cơ cấu vốn hợp lý, sự ổn định cao hơn, hạn chế rủi ro lãi suất, rui ro thanh khoản.