Xác định được tầm quan trọng của NVHĐ từ dân cư và các TCKT, NHNo&PTNT Hà Nội đã có những bước phát triền nguồn vốn hoạt động trên thị trường này. Thông qua việc tiếp thị, triển khai các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ,
xử lý lãi suất, tác phong giao dịch, đa dạng hóa hình thức HĐV, công tác HĐV qua các thành phần kinh tế đã đạt được nhiều hiệu quả.
Bảng 2.7: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng gửi tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giả trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng NVHĐ 15.322 100 14.488 100 17.368 100
Tiền gửi dân cư 5.587 36,46 3.589 24,77 4.043 23,3 Tiền gửi các TCKT 6.064 39,58 4.859 33,54 4.319 24,9 Tiền gửi các TCTD 1.144 7,47 1.257 8,68 1.574 9,01 Tiền gửi kho bạc 2.527 16,49 4.783 33,01 7.432 42,79
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm).
Biều đồ 2.5: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng gửi tiền
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, lượng tiền gửi kho bạc ngày càng chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm từ 16,49% năm 2008 lên 42,79% năm 2010.Trong khi đó, tiền gửi dân cư và tiền gửi TCKT ngày càng mất đi ưu thế vốn có. Mỗi đối tượng khách hàng có những đặc điểm riêng, vì vậy để có cái nhìn cụ thể nhất về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế, ta sẽ phân tích biến động tiền gửi theo từng đối tượng một.
Tiền gửi dân cư:
Nguồn tiền từ dân cư là nguồn tiền nhàn rỗi, tạm thời người dân chưa có mục đích sử dụng trong hiện tại, thu hút được nguồn tiền này sẽ giúp ngân hàng tăng được nguồn vốn một cách nhanh chóng. Nguồn tiền này chủ yếu được thu hút dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Chính vì vậy chi nhánh sẽ chủ động được nguồn vốn này để đem đầu tư vào tài sản sinh lời. Đây là một nguồn tiền quan trọng giúp chi nhánh phát triển trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên đây là nguồn vốn rất nhạy cảm với lãi suất. Nắm được tâm lý này của khách hàng thì NHNo&PTNT luôn chủ động, triển khai nhiều hình thức huy động vốn tạiHội sở và 17 Phòng giao dịch trực thuộc ngoài các sản phẩm tiền gửi truyền thống còn có các sản phẩm mới như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất gia tăng theo số tiền và thời gian, tiết kiệm gửi góp… đặc biệt với phương châm luôn đảm bảo quyền lợi của khách hàng, NHNo&PTNT Hà Nội đã triển khai sản phẩm mới “Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh”- đây là sản phẩm có tính linh hoạt cao với nhiều lợi ích.Đến 31/12/2010 có 07/17 PGD có nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ cao trên 70% như các PGD : Phương Mai, Khương Trung, Nghĩa Đô, Chợ Hôm, Linh Lang, Đồng Tâm, Minh Khai; Trong đó các PGD có nguồn vốn dân cư tăng trưởng cao như Linh Lang tăng 242%, Bạch Đằng tăng 51%, Giảng Võ tăng 28%, Tân Mai tăng 27% so với năm 2009.
Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi dân cư phân theo thời gian
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá trị % Giá trị %
Tiền gửi dân cư 5.587 3.589 4.043 (1.998) 35,76 454 12,65
_Tiền gửi KKH 3 2 2,5 (1) (33,33) 0,5 25
_ Tiền gửi <12 tháng 3.285 1.973 2.300 (1312) (39,94) 327 16,57 _Tiền gửi > 12 tháng 2.299 1.614 1.740,5 (685) (29,8) 126,5 7,84
Biểu đồ 2.6: Tăng giảm tiền gửi dân cư theo kì hạn
Từ bảng và biểu đồ thị trên ta thấy, trong 3 năm, lượng tiền gửi huy động từ dân cư có xu hướng giảm dần, điều này là do nền kinh tế khó khăn, thu nhập người dân giảm, tích lũy từ kinh tế và dân cư giảm, được cho là những nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến quy mô nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng. Đặc biệt năm 2008, ngân hàng huy động được nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư cao nhất do lãi suất tiền gửi hấp dẫn, là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn so với chứng khoán, vàng, bất động sản.Qua thực tế cho thấy loại tiền gửi ngắn hạn tăng trưởng khá cao, nguyên nhân do biến động lãi suất liên tục, các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng có lãi suất hấp dẫn hơn các kỳ hạn dài do vậy người dân gửi tiền ở kỳ hạn ngắn nhằm sinh lời.
Theo bảng ta thấy trong cơ cấu của lọai tiền gửi dân cư thì lượng huy dộng tiền gửi không kỳ hạn từ dân cư chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn huy động( < 1%). Điều này là do đặc trưng của nguồn gửi từ dân cư là nguồn tiền gửi tương đối ổn định và mục đích chính của người gửi tiền là để nhận lãi suất. Mà nguồn gửi không kỳ hạn lãi suất thấp nhất hầu như không có, và chủ yếu mục đích là sử dụng các phượng tiện do Ngân hàng cung cấp.
Lượng huy động có kỳ hạn của NHNo&PTNT Hà Nội nhìn chung là tương đối ổn định và tăng trưởng, ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động tiền gửi từ dân cư. Đây là hình thức huy động được người dân rất hưởng ứng và quen sử dụng khi có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho nhu cầu chi tiêu trong tương lai. Vì vậy, NHNo&PTNT Hà Nội không ngừng sử dụng đa dạng các hình thức huy động vốn, kết hợp với việc điều chỉnh các cộng cụ huy động tiền gửi như lãi suất, sử dụng chính sách khách hàng một cách hợp lý. Có được nguồn vốn tiết kiệm dài hạn là một lợi thế đối với ngân hàng, nó là nguồn vốn quan trọng nhất để ngân hàng sử dụng cho vay và đầu tư một cách chủ động và mang lại hiệu quả cao.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Đây là phần tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, được gửi vào ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và đảm bảo an toàn. Tiền gửi của TCKT chịu ảnh hưởng của chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, tình hình cung ứng tiền tệ và chính sách của ngân hàng trong từng thời kì. Ngân hàng cần có biện pháp kích thích thu hút các doanh nghiệp, nhất là các khách hàng lâu năm, khách hàng lớn nhằm tăng cường huy động vốn. Bởi vì, đây là lượng tiền gửi có chi phí rẻ và an toàn
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn tiền gửi của TCKT theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/1009 Giá trị % Giá trị % Tiền gửi các TCKT 6.064 4.859 4.319 (1.205) (19,87) 540 11,11 _ TGKKH 1.394 388 1.500 (1.006) (72,16) 1.112 286,6 _ TG < 12 tháng 489 500 583 11 2,25 83 16,6 _ TG > 12 tháng 4.181 3.971 2.236 (210) (5,02) (1.735) (43,69)
Biều đồ 2.7: Cơ cấu nguồn tiền gửi của TCKT theo thời gian
Tỷ trọng NVHĐ từ các TCKT biến động có xu hướng giảm trong 3 năm vừa qua. Một phần nguyên nhân là do tác động từ nền kinh tế gây nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải kể đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng về tiền gửi để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản. Ví dụ thị phần tiền gửi của VIETINBANK trong năm 2009 tăng 33% đó là do ngân hàng có được lượng tiền gửi từ các đối tác truyền thống duy trì ở mức khá cao.
Năm 2009, NVHĐ từ TCKT giảm 19,87%, tương ứng giảm 1.205 tỷ VNĐ, nguyên nhân là do NVHĐ không kì hạn giảm 72,16%, tương đương 1.006 tỷ đồng, chứng tỏ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản TGKKH tại ngân hàng không phát triển. Không thể nói nguyên nhân là do các doanh nghiệp làm ăn kém bởi năm 2009 là một năm tương đối thuận lợi với các doanh nghiệp, tuy là không có những bước tiến dài nhưng mặt bằng nói chung các doanh nghiệp đều làm ăn có lãi. Vậy nguyên nhân chính là do năm 2009 nhà nước liên tục có các chính sách hỗ trợ, tạo đièu kiện cho các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp cũng rút tiền để đổ vào các kênh đầu tư nhiều hơn do đó lượng
tiền gửi của các TCKT tại ngân hàng cũng giảm. Hơn nữa năm 2009, nhà nước ban hành gói lãi suất 4%, doanh nghiệp vay tiền từ gói hỗ trợ rồi gửi vào ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất, đến cuối năm, cũng là thời điểm trả tiền, các doanh nghiệp ồ ạt rút tiền gửi ra để trả nợ khiến lượng tiền gửi giảm xuống. Tuy vậy cũng không thể nói chuyện nguyên nhân hoàn toàn không phải từ phía ngân hàng, ngân hàng cần linh hoạt hơn trong các chính sách để thu hút lượng vốn huy động từ các TCKT vì đây là nguồn vốn rẻ và ổn định, rất cần thiết cho hoạt động của chi nhánh. Rút kinh nghiệ, năm 2010, NHNo Hà Nội đã triển khai một số sản phảm mới góp phần khơi tăng nguồn vốn như: Chi trả lương qua tài khoản cho trên 10 ngàn lao động tại 176 doanh nghiệp với doanh số gần 400 tỷ đồng mỗi năm. Kết nối bán hàng cho các khách hàng lớn như TCty Bia, Cty dịch mại HABECO, CtyCP Cồn rượu HN, Cty một thành viên Rượu Hà Nội, Trung tâm di động KVI, Thương mại Thuốc lá, Thuốc lá Thăng long, Viettel... bằng hình thức này người mua hàng có thể nộp tiền vào bất cứ NH nào cũng có thể được xuất hàng ngay sau đó, doanh nghiệp bán hàng nhanh chóng đối chiếu công nợ kịp thời với sự hỗ trợ của NH, năm 2009 NHNo Hà Nội đã kết nối được 70 ngàn lượt mua hàng cho các doanh.
Tiền gửi kho bạc
Tiền gửi kho bạc tăng đáng kể qua 3 năm qua đặc biệt năm 2010 chiếm 42,79% so với tổng NVHĐ, điểu này thể hiện thực tế nguồn vốn này ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn. Đây là một dấu hiệu đáng lo vì tiền gửi kho bạc là tiền gửi của chính phủ, do tính chất là khoản tiền chi tiêu có kế hoạch nên không có tác động đến lãi suất thị trường nên không được hạch toán vào MS (lượng tiền trong lưu thông), nó được hạch toán bên tài sản có của bảng cân đối tiền tệ toàn ngành với dấu (-), có nghĩa là tiền gửi chính phủ càng lớn thì M2 (tổng phương tiện thanh toán) càng giảm. Nếu tiền gửi Chính phủ gửi tại các ngân hàng thương mại, số tiền này đã tạo tiền, qua đó ảnh hưởng đến cung cầu vốn và lãi suất thị trường mà Ngân hàng Nhà nước không thể kiểm soát
được. Hiện nay, chính phủ đang có kế hoạch liên quan đến việc chuyển số dư tiền gửi Kho bạc tại ngân hàng thương mại về Ngân hàng Nhà nước dể nâng cao điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát.Thực tế ở Việt Nam, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, sự biến động của tiền gửi Kho bạc có những lúc tăng cao đáng kể làm giảm mạnh vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, qua đó làm tăng lãi suất thị trường liên ngân hàng. Ngược lại, cũng có lúc tiền gửi Kho bạc giảm mạnh làm vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại tăng, gây phức tạp cho điều hành tổng phương tiện thanh toán và lãi suất ngắn hạn của ngân hàng Trung ương.Tại Việt Nam, giải pháp chuyển tiền gửi Chính phủ từ các ngân hàng thương mại về Ngân hàng Nhà nước bước đầu tạo thuận lợi cho nhà điều hành chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát dòng tiền tại khu vực công; nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi Ngân hàng Nhà nước đang cần hút tiền về để giảm áp lực tăng tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Do đó, ngân hàng NHNN&PTNT cần có những kế hoạch dự trù để có những nguồn huy động khác mang tính chất ổn định và bền vững trong tương lai.
2.2.4 Chi phí huy động vốn.
Chênh lệch lãi suất bình quân.
Bảng 2.10: Chênh lệch lãi suất bình quân.
Đơn vị: %/ năm.
Năm Chỉ tiêu
2008 2009 2010
% % %
Lãi suất bình quân đầu vào 11,48 8,5 9
Lãi suất bình quân đầu ra 14,36 9,45 11,4
Chênh lệch lãi bình quân 2,92 0,95 2,4 ( Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT qua các năm).
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy có sự thay đổi rõ nét: Năm 2008, lãi suất huy động bình quân đầu vào là lớn nhất với 11,48%, dẫn đến lãi suất bình
quân đầu ra cũng cao nhất trong 3 năm là 14,36%. Điều này được lý giải là, năm 2008 là năm mà lãi suất nhiều biến động do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Đặc biệt là hai quý đầu đã làm cho tốc độ tăng trưởng của lãi suất bình quân không ổn định. Việc chi phí tăng lên quá cao trong khi ngân hàng không thể cho vay với lãi suất quá cao vì dễ làm cho ngân hàng đánh mất những khách hàng truyền thống và không thu hút được khách hàng mới đến với ngân hàng, khiến cho họat động tín dụng trở nên khó khăn hơn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngân hàng. Sang đến năm 2009 thì lãi suất chênh lệch bình quân có xu hướng giảm đáng kể do điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc ngân hàng phải có chính sách lãi suất hấp dẫn, ngoài ra nhờ vào việc ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh lãi suất cho vay, cho vay hỗ trợ lãi suất với dư nợ có thời điểm tới trên 1.980 tỷ VNĐ , do đó lãi suất đầu ra giảm đáng kể xuống 9,45%. Đến năm 2010, kinh tế thủ đô dần đi vào ổn định nên lãi suất binh quân đầu ra trở lại 11,4%, mức cho vay hợp lý ứng với lãi suất huy động 9%.
Chi phí huy động bình quân.
Chi phí huy động vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn. Chi phí huy động vốn thể hiện ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để có một đồng vốn huy động. Nguồn vốn huy động được gọi là có hiệu quả khi có chi phí huy động thấp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời nhất. Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi. Trong đó chi phí phi lãi bao gồm: chi phí tiếp cận khách hàng, chi phí mở rộng mạng lưới, chi phí đổi mới và mở rộng các kênh huy động vốn. Khoản chi phí này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số chi phí huy đông vốn hàng năm của ngân hàng. Chúng ta sẽ quan tâm chủ yếu tới chi phí trả lãi thông qua số liệu sau:
Bảng 2.11: Chi phí trả lãi bình quân trên tổng NVHĐ
2008 2009 2010 SS 09/08 SS 10/09 SS 09/08 SS 10/09 Giá trị % Giá trị % Tổng NVHĐ 15.322 14.488 17.368 (834) (5,44) 2.880 19,88 Chí phí trả lãi 1.823 1.130 1.250 (693) (38,01) 120 10,62 Chí phí TLBQ 11,9% 7,8 7,2
( Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp qua các năm)
Biểu đồ 2.8: Tăng giảm chi phí trả lãi qua các năm
Qua số liệu trên ta thấy, chi phí trả lãi bình quân trên mỗi đồng vốn huy động của chi nhánh trong năm 2008 là lớn nhất 11.9%, trong khi hai năm 2009 và 2010 tương dôi ổn đinh. Bởi nguyên nhân do năm 2008 ngân hàng chay đua lại suất với các ngân hàng khác, dẫn đến đội chí phí trả lãi lên gấp 38,01 so với năm 2009. Mặt khác, ở năm 2009 năm 2010 do chỉ số tiêu dùng xã hội tăng cao, tâm lí lo sợ lạm phát và đồng tiền mất giá, cộng với những diễn biến bất thường từ thị trường ngoại hối: giá vàng tăng cao và diễn biến phức tạp, tỷ giá USD lên xuống không ổn định so với các ngoại tệ chủ chốt khác làm người dân phân tán rủi ro để đảm bảo giá trị cất trữ tài sản, sử dụng một phần VNĐ chuyên sang mua vàng và USD… khiến cho nguồn vốn huy động giảm.
Chênh lệch thu chi lãi
Bảng 2.12: Chênh lệch thu phí lãi qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
2007 2008 2009
Thu từ lãi 2169 1921 2213
Chi phí trả lãi 1.823 1.130 1250
Chênh lệch thu-chi lãi 346 791 963
CLTCL/ chi phí trả lãi 0,19 0,7 0,77
( Nguồn: cân đối tài khoản tổng hợp qua các năm)
Từ bảng trên ta thấy rằng hiểu quạ huy động vôn của ngân hàng đã có