Theo loại tiền huy động thì nguồn vốn của ngân hàng gồm hai loại( không bao gồm nguồn vàng quy đổi) là nội tệ và ngoại tệ.
Bảng 2.6: Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SS 2009/2008 SS 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị Giá trị %
Tổng NVHĐ 15.322 100 14.488 100 17.368 100 (834) (5,44) 2.880 119,88 Nội tệ 14.233 92,89 12.915 89,14 15.702 90,4 (1318) (9,26) 22.787 21,58 Ngoại tệ 1.089 7,11 1.573 10,86 1.666 9,6 484 44,4 93 5,91 ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm).
Biểu đồ 2.4: Tăng giảm nội tệ, ngoại tệ qua các năm
NHNo&PTNT Hà Nội luôn coi việc huy động vốn nội tệ là nhiệm vụ số một có tính quyết định đến sự phát triển kinh doanh. Nhìn vào bảng ta có, lượng nội tệ của ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trung bình chiếm xấp xỉ
90%. Đó là đặc thù của ngân hàng, khách hàng chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức kinh tế trong nước, không có nhu cầu thanh toán quốc tế lớn. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng của nội tệ giảm 9,26% là do sự suy giảm trong tổng NVHĐ. Tuy nhiên đến năm 2010, ngân hàng đã có những chính sách huy động nội tệ hợp lý như khuyến mãi dự thưởng, lãi suất cao đã tăng hiệu quả huy động vốn. Kết quả là năm 2010 tỉ lệ này so với 2009 là 21,58%.
Đối với đồng ngoại tệ mặc dù chiếm một tỷ trọng nhỏ tăng trong tổng nguồn vốn nhưng tăng dần qua các năm, nhưng nó là cần thiết để đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng và hoạt động của NHNo&PTNT Hà Nội. Ta nhận thấy giá trị ngoại tệ tăng qua các năm, trong đó năm 2009 tăng 44% so với năm 2008, điều này là do cuối năm 2009 kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất tăng lên; các doanh nghiệp nhập khẩu lớn cũng muốn tranh thủ nhập khẩu một số loại hàng hóa giá rẻ (hàng tồn kho, thanh lý...) trên thị trường quốc tế, chờ cơ hội để kiếm lời. Bên cạnh đó cuối năm thường là mùa thanh toán hợp đồng, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp cần một lượng USD lớn để trả cho các đối tác nước ngoài. Do đó, ngân hàng liên tục tăng mức lãi suất huy động USĐ để tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên đến năm 2010, giá vàng biến động mạnh nên người dân chủ yếu đầu tư vào vàng mà bỏ qua đầu tư vào ngoại tệ và tình hình lạm phát tăng cao dẫn đến mức độ gia tăng huy động ngoại tệ năm 2010 so với 2009 là 5,91%.
Ta nhận thấy, qua diễn biến hình hình tiền gửi, người dâncó xu hướng dịch chuyển tiền gửi từ VND sang ngoại tệ. Đây là một thói quen ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế nói chung và hoạt động các ngân hàng nói riêng.