Đây là các yếu tố mà khi tác động đến Ngân hàng sẽ không thể chống được, đó là các rủi ro không thể tránh.Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra.
Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất cả mọi hoạt động của Ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng (1997), Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (1990), Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), các văn
bản pháp luật khác như: chỉ thị, thông tư...Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của Ngân hàng luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp quy. Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của Ngân hàng, cụ thể là hoạt động huy động vốn.Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống Ngân hàng là công cụ đắc lực để thực hiện. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì Ngân hàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi Ngân hàng
Các quy định của pháp luật đòi hỏi các Ngân hàng thương mại luôn phải tuân thủ.Pháp luật quy định số tiền huy động của Ngân hàng không được lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu.Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiết khấu là tuỳ theo định hướng phát triển của từng thời kỳ. Các chính sách đầu tư, ưu đãi, ưu tiên phát triển mũi nhọn... cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốn của NHTM.Nói chung bất cứ NHTM nào khi cần huy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp.
Tình hình chính trị – kinh tế – xã hội
Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành nghề kinh tế, không riêng gì Ngân hàng.Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước có tác động rất rõ. Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của Ngân hàng bị trì trệ bởi người dân không còn tin tưởng. Ngược lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các NHTM huy động vốn được dễ dàng.Như Achentina năm 2002, sau khi có những vấn đề về chính trị, người dân kéo đến Ngân hàng rút tiền ồ ạt làm cho cả hệ thống Ngân hàng chao đảo.Và cuộc chiến Irac gần đây cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thếgiới trong đó có sự khó khăn về huy động vốn của NHTM. Nền kinh
tế ở vào trạng thái tăng trưởng hay suy thoái đã tác động tới việc huy động vốn của Ngân hàng. ở tình trạng tăng trưởng, người dân cần nhiều vốn để đầu tư mở rộng quy mô, trang thiết bị. Các Ngân hàng phải huy động nhiều vốn và càng có điều kiện để huy động do tích lũy được nhiều hơn. Ngược lại ở tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, đầu tư bị thu hẹp, Ngân hàng huy động vốn khó khăn.
Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền
Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc huy động vốn của Ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng, người dân thường có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ huy động được dễ dàng hơn nhiều ở những vùng người dân thường hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản... Đồng thời ngay thói quen thanh toán khi mua hàng hoá cũng góp phần làm tăng hay giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng.Ở nhiều nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt là phổ biến, hầu như người dân nào cũng có tài khoản trong Ngân hàng và Ngân hàng là cái gì đó không thể thiêú trong cuộc sống. Ngược lại, ở một số nước, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Các tập quán tiêu dùng này khó có thể được thay đổi ngay một sớm một chiều. Do đó để mở rộng nguồn huy động, các Ngân hàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách khách hàng...
Một trong những đặc tính của cộng đồng dân cư đó là tính lan truyền nhanh chóng. Cuộc đổi tiền năm 1985 – 1986 với tốc độ lạm phát chóng mặt 600-700 % đã khiến người gửi tiền kéo ồ ạt đến Ngân hàng để rút. Điều này đã kéo theo sự sụp đổ của hơn 7500 quỹ tín dụng nhân dân và làm cả hệ thống Ngân hàng lao đao. Đồng thời gần đây các vụ bê bối, tham nhũng liên quan đến các ngân hàng như dệt Nam Định, vụ Tamexco, Minh Phụng- Epco...đã làm suy giảm uy tín của các Ngân hàng trong con mắt của người gửi tiền. Nó không tạo cho người gửi tiền cảm giác an toàn và nó đã làm hạn chế khả năng hoạt động của các Ngân hàng.
Một trong những lý do nữa là người dân chưa hiểu biết nhiều về các hoạt động của Ngân hàng, các tiện ích mà Ngân hàng có thể cung cấp. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải tăng cường tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo, quảng bá về các hoạt động của mình, các lợi ích của người gửi tiền cũng như các thủ tục cần thiết.