0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Công tác thu hồi nợ quá hạn, xử lý các khoản nợ khó đòi.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN– CHI NHÁNH GOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 44 -44 )

- Tổ kiểm tra nội bộ:

2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long

2.3.5. Công tác thu hồi nợ quá hạn, xử lý các khoản nợ khó đòi.

Ngân hàng đã đôn đốc, thu hồi nợ quá hạn, xem xét phân tích những món nợ có khả năng thu hồi trước, bám sát con nợ tìm ra những biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả. Đối với các khoản nợ khó đòi, ngân hàng phải lựa chọn một trong hai hình thức hoặc là khai thác hoặc là phát mãi tài sản thế chấp.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2010 là tốt. Tình hình nợ quá hạn trong năm qua của chi nhánh là thấp so với mặt bằng chung của thị trường tài chính tiền tệ. Nhưng trong thời gian tới chi nhánh cần phải tiếp tục đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản nợ quá hạn.

Đối với những doanh nghiệp có thiện chí trả nợ,Vietcombank-CN Thăng Long áp dụng các biện pháp như đốc thúc phối hợp với doanh nghiệp tìm ra hướng đi khắc phục khó khăn. Nếu ngược lại thì sẽ áp dụng các biện pháp liên quan tới pháp luật để nhanh chóng thu hồi.

Trong thời gian tới chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình trong đó cần phải nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, tận dụng tối đa nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện tại, hoạt động kinh doanh khá an toàn khả năng xảy ra rủi ro thấp. Song cũng như bất kỳ một ngân hàng thương mại nào đều ko thể chủ quan trong hoạt động quản lý rủi ro của mình để đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn, bền vững.

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long

2.2.1Thực trạng thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long

- Công tác xác định rủi ro và lượng hóa rủi ro:Ban lãnh đạo chi nhánh đã ra thông báo đến toàn bộ CBCNV và tất cả các phòng ban thực hiện đúng

theo các nguyên tắc cho vay tín dụng .Luôn luôn cập nhập thông tin,điều đó giúp chi nhánh có thể rất dễ dàng trong việc xác định rủi ro và tầm quan trọng của mức độ rủi ro đó.Đặc biệt từ năm 2008 công tác này được đẩy mạnh và quan tâm hơn vì tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 của CN LÀ 7.1% .Chi nhánh đã đưa ra nhiều quy định và nguyên tắc để kiểm soát hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ và khoa học hơn.

-Công tác điều tra nguyên nhân và phương pháp giải quyết rủi ro:Nhiều năm trước công tác này tại chi nhánh đôi khi diễn ra chậm chạp vì thế gây khó khăn cho việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng làm tổn thất kinh tế của chi nhánh rất lớn.Nhưng vài năm trở lại đây,công tác được đặc biệt chú ý,ban lãnh đạo sát sao đến từng nhân viên,việc báo cáo về rủi ro tín dụng nhanh chóng,kịp thời.Chính vì thế xác định nguyên nhân của rủi ro tín dụng rất nhanh và từ đó ban lãnh đạo có các giải pháp thích hợp để xử lý khi rủi r tín dụng xảy ra.Điều này được thể hiện rõ qua việc các năm gần đây tỷ lện nợ quá hận tại chi nhánh ngày càng giảm.Trong năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn là 7,1% mà đến năm 2009 đã giảm chỉ còn 2,5%

-Công tác quản lý và giám sát:Hệ thống các nguyên tắc và quy định của chi nhánh về hoạt động tín dụng ngày càng chặt chẽ và được cập nhật liên tục giúp công tác quản lý và giám sát rủi ro tín dụng tại chi nhánh các năm gần đây trở lên tốt hơn nhiều.Cùng với việc đầu tư về hệ thống công nghệ thông tin nhanh,kịp thời,chính xác và đội ngũ CBCNV được rèn luyện tốt hơn đã mang lại những kết quả rất tốt trong công tác quản lý rủi ro tín dung tại chi nhánh.

2.2.2Thực trạng sử dụng các công cụ quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Long

Nguyên nhân chủ yếu xảy ra rủi ro tín dụng vẫn là do con người,mà ở đây chính là việc nhân viên của ngân hàng làm sai.Và để công tác quản lý rủi

ro tín dụng tại chi nhánh tốt thì công tác quản lý nhân viên và sử dụng nhân viên một cách hợp lý là việc rất cần thiết.Tất cả các nhân viên trong chi nhánh phỉa có tinh thần tự chủ,tự chịu tr ách nhiệm với việc làm của mình.Những năm gần đây.chi nhánh luôn sao sát việc đào tạo nhân viên không những về nghiệp vụ mà về cả đạo đức làm việc,chọn lựa được những cá nhân giỏi và trung thực làm công tác quản lý rủi ro

Chi nhánh đầu tư trang thiết bị,cung cấp hệ thống thông tin đầy đủ,chính xác,kịp thời và mang có thể dự báo.Điều đó giúp nhân viên xử lý tình huống nhanh và có những giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

* Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Nợ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN bản thân các ngân hàng luôn quan tâm tới công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Tại chi Ngân hàng Vietcombank –CN Thăng Long công tác trích lập dự phòng rủi ro luôn được thực hiện chủ động. Tổng Số trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh qua các năm như sau:

Bảng 11 : Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại Vietcombank CN Thăng Long

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Trích lập dự phòng rủi ro DPRR / Tổng dư nợ

2007 2.189 0.38%

2008 7.230 0,43

2009 10.890 0,495

(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank– CN Thăng Long)

Qua bảng số liệu trên ta thấy trích lập dự phòng rủi ro có sự tăng lên theo các năm. Dự phòng rủi ro năm 2010 là hơn 10.890triệu đồng chiếm 0.495% trong tổng dư nợ. Việc trích lập dự phòng rủi ro giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong công tác quản lý rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN– CHI NHÁNH GOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 44 -44 )

×