- Tổ kiểm tra nội bộ:
3 Đề xuất-Kiến nghị
3.3 Kiến nghị với Ngân hàng CPTM Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long
nhánh Thăng Long
- Chi nhánh Vietcombank-Thăng Long cần phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của toàn bộ CBCNV về các khoản vay và công việc của bản thân mình
- Công tác quản lý rủi ro phải được chú trọng hơn nữa. Chi nhánh cần nâng cao chất lượng thông tin đầy đủ, cập nhật , chính xác và mang tính dự báo trước. Việc dự báo và đánh giá rủi ro phải được thực hiện thường xuyên và chú trọng theo từng thời gian, khách hàng,khu vực.Đồng thời chi phí dành cho việc quản lý rủi ro cần được quan tâm hơn.
- Tổ chức các lớp để đào tạo cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tín dụng một cách thường xuyên, nội dung giảng dạy phải liên tục cập nhật để phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ ngân hàng. Ngoài ra chi nhánh cũng nên tổ chức các kỳ thi sát hạch đối với cán bộ ngân hàng để chọn lọc ra những cán bộ có đủ năng lực;phẩm chất đồng thời khuyến khích họ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ. Chi nhánh cần chỉ định những người có năng lực; có phẩm chất đạo đức tốt vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh để công tác quản lý rủi ro có thể thực hiện một cách tốt nhất. Một đội ngũ lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ, tốt về phẩm chất là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ nói chung hoạt động tín dụng nói riêng. Đây cũng chính là một trong những nghệ thuật của nhà một nhà quản lý.
Tóm lại, trên đây là những ý kiến đóng góp của tôi nhằm góp phần vào việc nâng cao quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long. Để đạt được kết quả không những cần sự nỗ lực của CBNV toàn chi nhánh Thăng Long mà cần có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan. Tôi hy vọng những ý kiến trên đây sẽ góp phần làm , nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng để chứng tỏ rằng Vietcombank-CN Thăng Long luôn là một trong những chi nhánh vững mạnh trong hệ thống của VIETCOMBANK.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng tại ngân hàng TMCP VIETCOMBANK – chi nhánh Thăng Long nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng là hoạt động chủ yếu và mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng. Trong đó, rủi ro là vấn đề tất yếu không thể tránh khỏi và nó có thể xảy ra bất cứ khi nào.Công tác quản lý rủi ro được coi là việc hết sức cần thiết và quan trọng nhằm hạn chế mất mát về kinh tế và giúp ngân hàng luôn hoạt động an toàn.
Nền kinh tế nước ta những năm gần đây gặp những khó khăn như: lạm phát lên cao đến 2 con số như năm 2008 lên đến 22.9% ,lãi suất đón những cơ chế quản lý mới; tỷ giá tăng cao và có thay đổi căn bản trong điều hành, tín dụng và một số mảng kinh doanh khác bị thắt chặt... thì hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ gặp những khó khăn. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu thực tiễn kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long,tôi nhận thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh nói riêng và hạt động kinh doanh của toàn chi nhánh nói chung.Điều đó giúp chi nhánh hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra,và công việc hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tuc,bình thường..
Căn cứ vào mục tiêu đó chuyên đề đã đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VIETCOMBANK – CN Thăng Long, đồng thời cũng có một số kiến nghị đối với chính phủ, các bộ ngành liên quan và ngân hàng nhà nước, Hội sở chính với mục đích tạo ra môi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi cho hoạt động của NHTM nói riêng và sự
phát triển kinh tế nói chung.
Hiện nay, do công tác quản lý rủi ro tại các NHTM vẫn còn nhiều phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này còn rất lớn, nhưng do vẫn còn hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu… nên chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc.
Cuối cùng em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô khoa: Khoa học quản lý cùng các anh chị công tác tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Mai Văn Bưu trong suốt quá trình thực tập.