Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần– chi nhánh goại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long (Trang 37)

- Tổ kiểm tra nội bộ:

2.2.1Nguyên nhân chủ quan

2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long

2.2.1Nguyên nhân chủ quan

* Môi trường kinh tế Việt Nam chưa lành mạnh

Sau hơn 25năm đổi mới kể từ sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như: tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, ngăn chặn được tình trạng siêu lạm phát, nhiều thành phần kinh tế được ra đời khơi dậy nhiều tiềm năng sản suất kinh doanh, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như: hiệu quả kinh tế còn thấp, tỷ lệ tích lũy đầu tư nhỏ, trình độ quản lý vĩ mô còn yếu kém, bộc lộ nhiều thiếu sót thể hiện qua việc ra đời ồ ạt của các DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn làm ăn kém hiệu quả.

Sự phối hợp giữa các ngành các cấp thiếu đồng bộ. Nền kinh tế chưa khắc phục được sự mất cân đối này lại nảy sinh sự mất cân đối khác.

Hệ thống pháp luật ban hành chậm,thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường dẫn đến tình trạng các DN, các cá nhân lợi dụng sơ hở đó để cố tình làm sai gây thất thoát cho ngân hàng.

Ngành ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh mạo hiểm đã ra đời từ rất lâu nhưng đến tận cuối năm 1997 ở nước ta luật ngân hàng mới chính thức được ban hành song trong đó còn nhiều lĩnh vực chưa được quy định chặt chẽ. Cuối năm 1996 mới có văn bản về quy trình hướng dẫn cho vay và quy trình thẩm định dự án. Chính sự lỏng lẻo này đã gây không ít khó khăn cho cả ngân hàng lẫn khách hàng vay.

Đến khi luật và các văn bản đã có thì việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc như một số văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản bảo đảm nợ vay để Toà án xử lý qua con đường tố tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần– chi nhánh goại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thăng Long (Trang 37)