Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 98)

3.2.1 Kết quả bài kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau bài học: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, tại 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

Đề kiểm tra được biên soạn theo nguyên tắc đảm bảo kiểm tra được hết các mục tiêu bậc 1 và bậc 2 của bài học đề ra và tiến hành cho học sinh thực hiện trong 15 phút ở cả 2 lớp (phụ lục 1). Chấm điểm theo thang điểm 10 với cách đánh giá: Loại giỏi (đạt từ 9- 10 điểm); Loại khá (7- 8 điểm); Loại trung bình (5-6 điểm); Loại yếu (3- 4 điểm); Loại kém (Từ 3 điểm trở xuống), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm Lớp Số học sinh Kết quả thực nghiệm (%) Loại Giỏi Loại Khá Loại Trung Bình

Loại yếu Loại Kém Thực nghiệm 50 23 HS 46% 18 HS 36% 9 HS 18% 0 HS 0% 0 HS 0% Đối chứng 50 14 HS 28% 14 HS 28% 18 HS 36% 4 HS 8% 0 HS 0%

Qua kết quả của bài kiểm tra nhanh trên có thể nhận thấy, mức độ đạt được kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch rất rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh có bài kiểm tra đạt loại Giỏi và Khá chỉ chiếm 56% trong khi đó tỉ lệ này ở lớp thực nghiệm là 82%. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh có bài kiểm tra xếp loại trung bình chiếm nhiều nhất so với các mục xếp loại khác (tỉ lệ TB là 36%), trong khi đó, ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh có bài kiểm tra đạt loại Giỏi lại cao nhất với 46%.

Với kết quả này, chúng tôi có thể khẳng định việc vận dụng tích hợp vào dạy học cho HS đã thực sự có hiệu quả

3.2.2. Kết quả bài trắc nghiệm về mức độ hứng thú của học sinh sau khi học bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ tại lớp thực nghiệm.

Chỉ với 3 câu hỏi ngắn nhưng kết quả thu được cũng là một bằng chứng rất đáng tin cậy để khẳng định tính hiệu quả của việc vận dụng tích hợp vào dạy học.

Với câu hỏi thứ nhất, khi hỏi về mức độ hứng thú của học sinh sau khi học xong giờ học thực nghiệm:

Bảng 3.2: Điều tra về mức độ hứng thú của học sinh sau giờ học thực nghiệm Mức độ Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không hứng thú Không ý kiến 50 học sinh lớp thực nghiệm 41 82% 8 16% 1 2% 0 0

82% số học sinh tỏ ra rất hứng thú với giờ học mà các em đã học chứng tỏ hiệu quả của việc vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 tạo được hứng thú học tập cho HS.

Với câu hỏi thứ 2, khi hỏi về mức độ hứng thú của học sinh thay đổi thế nào giữa việc học trong giờ học thục hành tiếng Việt có tích hợp với kiến thức của phần Văn, Làm văn và kiến thức trong các môn học khác thì hầu hết học sinh đều chọn phương án: Hứng thú đã tăng lên (với 45 học sinh lựa chọn trên tổng số 50 em). Như vậy, giờ học đã thực sự làm các em cảm thấy thích thú và hơn hết là làm biến chuyển một năng lực quan trọng ở các em, năng lực hứng thú nhận thức.

Đồng thời qua việc quan sát giờ học chúng tôi nhận thấy, trong giờ học có vận biện pháp tích hợp HS sôi nổi, tích cực tham gia phát biểu hơn là trong giờ học theo truyền thống.

Trên đây là một số vấn đề lí luận và biện pháp vận dụng tích hợp vào dạy loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10 mà chúng tôi đề ra và tiến hành thực nghiệm. Qua đó có thể khẳng định áp dụng dạy học loại bài thực hành tiếng Việt lớp 10 nói riêng và phần tiếng Việt, môn Ngữ văn nói chung theo quan điểm tích hợp là cần thiết. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, không có một biện pháp hay phương pháp nào là vạn năng có thể đáp ứng mọi yêu cầu của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy bài thực hành tiếng Việt lớp 10 nói riêng. Mỗi một biện pháp đều có ưu điểm,

nhược điểm riêng, điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn và sử dụng kết hợp các biện pháp dạy học khác nhau như thế nào để có hiệu quả nhất. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn của mỗi giáo viên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.1. Kết luận

Tích hợp là một trong những điểm mới và nổi bật của chương trình và SGK Ngữ văn mới. Vì vậy việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn nói chung và loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 nói riêng là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết. Tuy nhiên dạy học theo định hướng tích hợp cần tiến hành như thế nào cho có hiệu quả là một việc không dễ dàng. Nó đòi hỏi công việc nghiên cứu phải đảm bảo đầy đủ cơ sở lí luận và thực tiễn, từ đó đưa ra được những giả thuyết và phải kiểm nghiệm tính hiệu quả của những giả thuyết ấy trong thực tiễn dạy học. Vì thế mà mặc dù chương trình Ngữ văn mới đã được áp dụng đại trà từ năm 2006 nhưng đến nay giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học các bài học cụ thể. Cho nên kết quả dạy học môn Ngữ văn chưa đạt được mục tiêu của môn học. Việc tìm ra biện pháp dạy học loại bài thực hành tiếng Việt theo định hướng tích hợp là một yêu cầu cấp bách đối với ngành giáo dục, với giáo viên môn Ngữ văn. Xuất phát từ điều này, luận văn đã mạnh dạn đi sâu và nghiên cứu đề tài “Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10” với việc đưa ra và giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu lý thuyết về quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học phần tiếng Việt nói chung và tích hợp trong thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt nói riêng với các nội dung về bản chất khái niệm, đặc trưng (nội dung và cách thức).

- Nghiên cứu tính tích hợp được thể hiện trong loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 nói riêng và chương trình tiếng Việt lớp 10 nói chung.

- Điều tra thực trạng vận dụng tích hợp trong dạy học loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 .

- Xây dựng các yêu cầu cơ bản đối với việc dạy học theo định hướng tích hợp.

- Đề xuất hai biện pháp tích hợp trong dạy loại bài thực hành tiếng Việt là tích hợp trong nội dung dạy học và tích hợp trong kiểm tra đánh giá

- Thực nghiệm và khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.

Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và dựa trên kết quả thực nghiệm, chúng tôi xin nêu ra một số kết luận sau:

Thứ nhất: Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 đem lại hiệu quả cao. Nếu so với cách dạy truyền thống, khiến giờ học Tiếng Việt trở nên khô khan, HS không hứng thú, chưa nhận thấy được vai trò quan trọng của nội dung thì bằng việc vận dụng tích hợp vào dạy học làm cho HS thực sự say mê, thích thú với tiết học. Vì thế HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, biết cách vận dụng các tri thức đó vào phần Văn học, Làm văn và các môn học khác.

Thứ hai: Với thực trạng dạy phần tiếng Việt nói chung, loại bài thực hành Tiếng Việt nói riêng như hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp tích hợp để dạy loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới chương trình, SGK và thực tiễn xã hội là một việc làm rất cần thiết. Nếu thực hiện tích hợp một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiểu quả dạy học nói chung.

Thứ ba: Để việc vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học đạt được hiệu quả cao nhất thì GV đứng lớp phải được trang bị một cách đầy đủ kiến thức về tích hợp. Mặt khác phải nắm chắc chương trình, có sự tìm tòi, nghiên cứu kĩ lượng để có thể xác định nội dung, phạm vi tích hợp sao cho phù hợp với nội dung bài học cũng như là đối tượng HS. Tích hợp trong dạy học là cần thiết tuy nhiên cần phải tránh tuyệt đối hoá quan điểm này dẫn đến việc áp dụng nó một cách khiên cưỡng. Như thế sẽ dẫn tới tình trạng phá vỡ đặc trưng của từng phần, từng môn học. Hi vọng rằng đề tài của luận văn sẽ là một đóng

góp nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực với việc dạy và học môn Ngữ văn hiện nay.

1.2. Khuyến nghị

1.2.1.Đối với Sở giáo dục và đào tạo

- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên, tổ chức hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp, chỉ đạo các trường xây dựng giờ dạy mẫu áp dụng phương pháp dạy học tích cực.

- Hàng năm nên phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao. - Khuyến khích, động viên kịp thời những GV có ý thức đầu tư, áp dụng đổi mới phương pháp dạy học.

1.2.2. Đối với nhà trường

- Đôn đốc các tổ chuyên môn, thao giảng, viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp. Khuyến khích GV đổi mới trong từng giờ dạy.

- Tạo điều kiện thuận lợi để GV có thời gian nghiên cứu và áp dụng việc đổi mới phương pháp, tích cực dự giờ đánh giá, rút kinh nghiệm cho giờ dạy tốt hơn.

- Có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho việc đổi mới phương pháp

1.2.3.Đối với giáo viên

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong từng bài dạy, tiết dạy. Thường xuyên tìm hiểu, đánh giá mức độ hứng thú và nhận thức của học sinh khi GV sử dụng phương pháp mới.

- Phải nắm chắc chương trình các cấp học. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực khi vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học.

- Tích cực tiếp cận công nghệ thông tin, chuẩn bị giáo án mẫu, dạy mẫu để đồng nghiệp học hỏi cũng như rút kinh nghiệm.

- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập cũng như tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * TÀI LIỆU TRONG NƢỚC

1. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), SGK Ngữ văn 10, tập 1 – 2, Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Chương trình THCS môn Ngữ văn, Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn 10, Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn 10 – chương trình nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Bộ giáo dục & Đào tạo (2010), Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

7. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục

8. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2, Nhà xuất bả Giáo dục

9. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.

10. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt,

Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

11. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2003), Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

12. Đỗ Việt Hùng (2011), Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

13. Nguyễn Thanh Hùng (2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (6)

14. Nguyễn Thanh Hùng (2009), Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

15. Trần Bá Hoành (2006), “Dạy học tích hợp”, Tạp chí Khoa học Giáo dục

(12)

16. Phan Trọng Luận (2006), “Về chương trình Ngữ văn và sách giáo khoa

chuẩn lớp 10”, Dạy và học ngày nay (6).

17. Đoàn Kim Nhung (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS theo hướng tích hợp và tích cực, Nhà xuất bản ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

18. Đỗ Chu Ngọc (2003), “Chống tích hợp trong dạy học Ngữ văn mà không

hiểu ngữ, không hiểu văn, không hiểu tích hợp,Tạp chí Thế giới trong ta,

(1).

19. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt Nhà xuất bản Đà Nẵng

20. Nguyễn Ánh Tuyết (2001), “Từ tích hợp trong chương trình nuôi dạy trẻ

đến tích hợp trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non”, Tạp chí giáo dục (1)

21. Nguyễn Thị Hồng Vân (2004), Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp

a. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI

22. Lêvitôp (1963), Tâm lý học lao động. Matxcơva,

23. Platonôp.K.K (1977), Tâm lý học, Matxcơva

24. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển năng lực ở nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục

PHỤ LỤC 1.1. Bài kiểm tra 15 phút

1. Tìm ví dụ có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong văn bảnvăn học mà em đã học trong chương trình Ngữ văn (mỗi biện pháp tìm ba ví dụ)?

2. Viết một đoạn văn khoảng 3-4 câu, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

1.2. Mẫu phiếu hỏi giáo viên

Thưa các thầy cô giáo!

Để nâng cao chất lượng dạy học giờ thực hành Tiếng Việt lớp 10 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô về việc vận dụng tích hợp vào dạy học. Thầy cô vui lòng đánh dấu X vào các phương án mà thầy cô lựa chọn. Các thông tin thu được chúng tôi hoàn toàn sử dụng với mục đích nghiên cứu.

1. Thầy cô đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của việc vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn?

Rất cần thiết Cần thiết

Bình thường. Không cần thiết

2. Thầy cô có thường xuyên vận dụng tích hợp trong dạy học không?

Rất thường xuyên. Thỉnh thoảng.

Thường xuyên. Không bao giờ.

3. Thầy cô tìm hiểu về quan điểm dạy học tích hợp qua nguồn tài liệu nào?

Chuyên đề tập huấn thay sách

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ giáo dục Sách tham khảo

Tạp chí chuyên ngành Công trình nghiên cứu

Tài liệu khác:……… 4. Trong sáng kiến kinh nghiệm hàng năm của các thầy cô có đề cập tới quan điểm tích hợp trong dạy học không?

Từ 2 lần trở lên 1 lần Chưa bao giờ

5. Phần nào trong môn Ngữ văn thầy cô vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học nhiều hơn?

Văn Tiếng Việt

Làm văn. Như nhau

6. Thầy cô có thường xuyên vận dụng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt không?

Rất thường xuyên. Thỉnh thoảng.

Thường xuyên. Không bao giờ.

7. Theo thầy cô có cần thiết phải vận dụng tích hợp vào dạy loại bài thực hành kĩ năng sử dung tiếng Việt lớp 10 không?

Rất cần thiết Cần thiết

Bình thường. Không cần thiết

1.3. Mẫu phiếu hỏi HS

Các em HS thân mến!

Để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 10 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của các em về việc vận dụng tích hợp vào dạy học. Các em vui lòng đánh dấu X vào các phương án mà các em lựa chọn. Các thông tin thu được chúng tôi hoàn toàn sử dụng với mục đích nghiên cứu.

Hãy chọn phương án đúng với bản thân em nhất cho các câu hỏi sau đây, sau khi em học xong bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

1. Sau khi học xong bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ em thấy:

A. Rất hứng thú

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)