Từ mục tiêu dạy học của phần Tiếng Việt cũng như cách tổ chức nội dung chương trình và SGK Ngữ văn cho thấy một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới chương trình là phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình dạy học, đánh giá không chỉ có vai trò kiểm chứng kết quả của sự đổi mới nội dung, phương pháp theo mục tiêu đề ra trong những thời điểm học tập nhất định mà còn giúp cho việc định hướng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục tiếp theo được tiến hành phù hợp và có hiệu quả. Nếu như ở chương trình và SGK môn Văn - Tiếng Việt cải cách, việc giảng dạy tách rời ba phân môn dẫn đến một cách đánh giá đã và đang tồn tại lâu nay là coi trọng kiến thức lý thuyết, hàn lâm sách vở, coi trọng việc ghi nhớ và tái hiện nội dung học tập theo hệ thống của mỗi phân môn, chưa chú ý đúng mức đến việc đánh giá năng lực sáng tạo của cá nhân người học, thì với việc xác định mục tiêu và tổ chức các nội dung học tập của chương trình và SGK Ngữ văn mới nên đòi hỏi khi đánh giá phải xác
định trọng tâm là hướng tới năng lực hành động của người học thông qua hoạt động tích hợp. Việc đánh giá thông qua các đề kiểm tra cũng phải thể hiện được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực chủ động của HS khi tham gia vào quá trình học tập, phù hợp với cách tổ chức dạy và học theo nội dung và yêu cầu tích hợp. Khi biên soạn câu hỏi kiểm tra phần Tiếng Việt theo hướng tích hợp có thể dựa trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Biên soạn câu hỏi kiểm tra loại bài thực hành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt theo định hƣớng tích hợp
Phần Tiếng Việt 10 cung cấp cho HS các đơn vị kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ, lịch sử tiếng Việt, thực hành các phép tu từ và các yêu cầu sử dụng tiếng Việt. Các đơn vị kiến thức này không học một cách riêng rẽ mà thường được tích hợp trong các bài đọc hiểu. Việc cung cấp cho HS những hiểu biết về tiếng Việt không chỉ giúp HS có được những hiểu biết tương đối hệ thống về các đơn vị ngôn ngữ cơ bản
Kiểm tra kiến thức Kiểm tra kĩ năng thực hành Nhận biết khái niệm Nhận diện trong ngữ cảnh sử dung Phân tích vai trò và cách thức sử dụng Vận dụng trong đọc hiểu văn bản Vận dụng trong tạo lập văn bản Vận dụng trong giao tiếp hội thoại Kiểm tra Tiếng Việt
của Tiếng Việt mà còn giúp HS có kĩ năng đọc, tiếp nhận các văn bản đã học dưới góc độ ngôn ngữ. Do vậy các bài học về Tiếng Việt thường lấy nội dung trong các văn bản đọc hiểu trước đó làm ngữ liệu để phân tích những đơn vị kiến thức Tiếng Việt, mặt khác có thể mở rộng đến những tình huống sử dụng phong phú khác để tăng cường khả năng vận dụng của HS. Với cách triển khai tích hợp như trên thì các câu hỏi kiểm tra Tiếng Việt không nên dừng ở mức độ ghi nhớ, tái hiện các khái niệm, lý thuyết thuần tuý mà cần yêu cầu HS nhận diện chúng trong các tình huống sử dụng cụ thể, hiểu ý nghĩa của chúng trong trích đoạn hoặc văn bản, tức là gắn các đơn vị Tiếng Việt với các bài học tích hợp. Bên cạnh đó cũng cần có những câu hỏi mang tính tổng kết cho từng phần. Sau mỗi giai đoạn học tập giúp HS hệ thống hoá các kiến thức đã được học.
Đối với việc kiểm tra kiến thức thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 theo hướng tích hợp có thể tóm lược hệ thống câu hỏi kiểm tra như sau:
- Nhận biết khái niệm các đơn vị Tiếng Việt đã học
- Nhận diện các đơn vị Tiếng Việt trong văn bản đọc - hiểu và trong các tình huống sử dụng khác.
- Hiểu và phân tích vai trò và cách sử dụng của chúng. - Vận dụng kiến thức và thực tế sử dụng
Ví dụ: Khi kiểm tra kiến thức của HS về bài “Thực hành phép tu từ: phép điệp và phép đối” có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
(1) Từ mô hình, phát biểu định nghĩa phép điệp?
(2) Chất liệu để xây dựng phép điệp tu từ nghệ thuật là gì?
(3) Với tư cách là chất liệu xây dựng phép điệp tu từ nghệ thuật, yếu tố điệp phải đảm bảo yêu cầu gì?
(4) so sánh cách sử dụng phép tu từ đã học trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
a. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giừa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! (truyện Kiều)
b. Tim anh đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn.
GV hỏi:
- Em có nhận xét gì về phép điệp được sử dụng trong hai ngữ liệu trên? - Màu sắc tu từ của phép điệp được thể hiện như thế nào ở ngữ liệu a? Để kiểm tra kĩ năng thực hành, vận dụng cần phải hiểu rằng năng lực tiếng Việt của HS được thể hiện qua các kĩ năng mà HS có được từ các bài học về tiếng Việt. Những kĩ năng này không chỉ bộc lộ trong việc thực hành các bài học tích hợp của chương trình mà còn thể hiện trong việc ứng dụng vào các tình huống đa dạng của cuộc sống. Các kĩ năng cơ bản của Tiếng Việt mà HS lớp 10 cần có là: kĩ năng nhận diện, kĩ năng phân tích và kĩ năng vận dụng từ ngữ, phong cách ngôn ngữ để đọc hiểu văn bản, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng tạo lập văn bản. Những kĩ năng này không chỉ được hình thành trong giờ Tiếng Việt mà cả trong các giờ đọc hiểu và Làm văn (bởi năng lực bao trùm môn Ngữ văn là năng lực sử dụng tiếng Việt). Do vậy, việc kiểm tra Tiếng Việt cần kết hợp chặt chẽ với đọc - hiểu và tạo lập văn bản. Các câu hỏi kiểm tra cần theo mức độ khó tăng dần để để đánh giá khả năng của HS một cách đầy đủ, chính xác từ những câu hỏi nhận diện các đơn vị Tiếng Việt trong văn bản đến phân tích, lí giải về sự phù hợp của chúng, từ việc hỏi về sự vận dụng các kĩ năng tiếng Việt theo từng bài học đến việc đánh giá và lựa chọn các đơn vị Tiếng Việt trong khi tạo tạo lập các văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau.
Có thể tóm lược hệ thống câu hỏi tích hợp kiểm tra kĩ năng thực hành tiếng Việt như sau:
- Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trong đọc hiểu văn bản - Vận dụng trong việc tạo lập đoạn văn, bài văn
- Vận dụng trong giao tiếp, hội thoại.
Ví dụ khi kiểm tra kĩ năng bài “Thực hành phép tu từ: phép điệp và phép đối”, có thể sử dụng bài tập sau:
Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giừa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! (truyện Kiều – Nguyễn Du)
(1) Tính hàm súc và tính truyền cảm của phép điệp, phép đối được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên?
(2) Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, phân tích nỗi đau đớn của Thúy Kiều khi phải tiếp khách ở lầu xanh.
(3) Phân biệt phép điệp có màu sắc tu từ với lỗi dùng lặp từ?
Hoạt động kiểm tra đánh giá theo quan điểm tích hợp sẽ giúp kiểm tra kiến thức được toàn diện hơn, có thể thực hiện theo hình thức vấn đáp hoặc kiểm tra viết.
Đối với hình thức kiểm tra vấn đáp có thể sử dụng trong kiểm tra bài cũ hoặc trong qua trình dạy bài mới có nội dung cần tích hợp với kiến thức đã được học.
Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một cách cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như mức độ hiểu bài của HS. Ngoài ra đây cũng là hoạt động có tính chất kết nối giữa bài cũ với bài mới. Do đó việc thực hiện tích hợp trong kiểm tra bài cũ là rất cần thiết và khá thuận lợi (cả tích hợp dọc và tích hợp ngang).
Ví dụ khi dạy bài “Thực hành về phép ẩn dụ, hoán dụ” (tiết 45, Ngữ văn 10, tập 1), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ của HS bằng hệ thống câu hỏi:
Lấy ví dụ minh hoạ và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong phép ẩn dụ đó có tác dụng gì? (tích hợp dọc).
Hoặc Phân tích ý nghĩa của hình tượng “chiếc khăn” ở bài ca dao số 4 trong bài “Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa” (tích hợp ngang).
Kiểm tra viết đối với phần Tiếng Việt gồm kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút. Do yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, bài kiểm tra áp dụng một phần thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên một diện rộng các kiến thức đã học. Cấu trúc của đề kiểm tra theo hướng này chính là thực hiện triệt để nguyên tắc tích hợp ba nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn.
* Đối với kiểm tra 15 phút
Bài kiểm tra 15 phút được vận dụng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững kiến thức, kỹ năng của HS sau khi học xong một cụm bài thông qua một đoạn bài viết hoặc một bài viết ngắn, đơn giản.
Khi kiểm tra giáo viên nên nêu ra những câu hỏi, bài tập có tính chất tổng hợp, xâu chuỗi được tất cả các kiến thức, kĩ năng trong cụm bài, đồng thời đánh giá được năng lực trình bày ngôn ngữ viết qua một đoạn hoặc bài viết ngắn.
* Đối với kiểm tra 45 phút
Bài kiểm tra 45 phút được vận dụng nhằm thu thập các thông tin về sự nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học một cụm bài lớn hoặc một mạch nội dung tương đối đầy đủ qua hình thức trình bày một vấn đề bằng bài viết phức tạp hơn, dung lượng dài hơn so với bài 15 phút.
Bằng việc kiểm tra đánh giá theo quan điểm tích hợp sẽ giúp đánh giá năng lực học tập của HS một cách toàn diện và hình thành cho HS ý thức liên hệ nội dung kiến thức đã học với kiến thức mới và kiến thức của ba phần Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với nhau.
Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp là
yêu cầu đặt ra trong việc dạy học Ngữ văn hiện nay. Điều đó đòi hỏi GV phải có những thay đổi về cách thức dạy học và tiến trình giờ học. GV nói chung và GV THPT nói riêng, trong thời gian qua đã quá quen thuộc với việc giảng dạy tách rời từng phân môn theo từng giờ và từng cuốn sách riêng biệt. Yêu cầu mới là dạy ba phần trong môn Ngữ văn như một thể thống nhất. Trong đó mỗi giờ Văn, Tiếng Việt, làm văn vừa giữ được bản sắc riêng vừa hoà nhập với nhau để cùng hình thành cho HS những kỹ năng, năng lực tổng hợp. Đây là một việc làm vừa quen vừa lạ. Quen vì bản chất của dạy học môn Văn - Tiếng Việt trong nhà trường vẫn có sự phối hợp dạy Ngữ qua dạy Văn và dạy Văn qua dạy Ngữ. Lạ vì giờ đây, một giờ học Ngữ văn lại bao gồm cả ba mạch kiến thức, kĩ năng Văn, Tiếng Việt, Làm văn. Phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn có vị trí và vai trò đặc biệt không chỉ với môn văn mà đối với tất cả các môn học khác. Vì thế việc tiến hành dạy học phần nội dung này theo định hướng tích hợp là cần thiết. Để vận dụng tích hợp vào dạy học các môn học nói chung và bài thực hành Tiếng Việt nói riêng có hiệu quả thì giờ học đó phải được chuẩn bị kĩ càng về nội dung cũng như phương pháp, cách thức dạy học. Do đặc trưng của môn học, phần Tiếng Việt không chỉ tích hợp với các môn học khác mà còn tích hợp với chính nó và các phần Văn, Làm văn. Việc đổi mới phương pháp, hình thức, cách thức dạy học cần phải kết hợp với việc đổi mới kiểm tra đánh giá.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM 3.1. Những vấn đề chung
Để có được những cơ sở ban đầu nhằm kiểm chứng độ tin cậy và tính phù hợp trong việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10, hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học, năng lực tạo lập lĩnh hội văn bản và cao hơn là năng lực sử dụng tiếng Việt đúng mục đích trong tình huống giao tiếp cho HS, luận văn đã triển khai dạy thử nghiệm ở 2 lớp 10 (chương trình chuẩn), thuộc trường THPT Trung Văn (lớp 10CB1, 10CB2) thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở để đánh giá một cách khoa học, khách quan, chính xác giá trị thực tiễn của những nội dung đã được đề xuất trong luận văn.
Việc thử nghiệm dạy học nhằm thực hiện mục tiêu đánh giá hiệu quả của việc vận dụng biện pháp tích hợp trong dạy học bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10. Để kiểm chứng một cách đầy đủ và hiệu quả toàn bộ quá trình vận dụng tích hợp vào dạy học loại bài thực hành tiếng Việt lớp 10 cần phải có một quy trình thực nghiệm quy mô, lâu dài với rất nhiều công đoạn phức tạp. Trong khuôn khổ đề tài một luận văn, chúng tôi khồng có điều kiện thực hiện tất cả các quy trình thực nghiệm. Do vậy, luận văn chỉ tiến hành một số thử nghiệm với mục đích những gì được tiến hành và phân tích sẽ là những kết quả bước đầu có tính chất định hướng cho những bước tiếp theo.
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Việc thực nghiệm được tiến hành nhằm hướng tới những mục đích sau đây:
Thứ nhất, luận văn triển khai thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm sự phù hợp của những đề xuất về dạy học bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 theo định hướng tích hợp được đưa ra trong luận văn. Với mục đích
này chúng tôi lựa chọn một số tiết thực hành tiếng Việt lớp 10, thiết kế giáo án vận dụng biện pháp tích hợp và thử nghiệm cho một số đối tượng HS; thông qua phân tích, xử lý bảng hỏi và kết quả kiểm tra của HS để xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học.
Thứ hai, qua việc thu nhận những thông tin phản hồi từ phía GV và HS về vấn đề dạy học loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt theo định hướng tích hợp để phân tích, đánh giá tính khả thi và giá trị thực tiễn của việc vận dụng tích hợp vào dạy bài thực hành tiếng Việt lớp 10 đặc biệt là quy trình biên soạn một giờ học theo định hướng tích hợp để có những giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện và từng bước nâng cao chất lượng của các tiết học Tiếng Việt.
3.1.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Đối tượng chọn để tiến hành thực nghiệm là học sinh 2 lớp 10 trường THPT Trung Văn. Đó là lớp ở 10CB1 và 10CB2. Đây là 2 lớp HS có sức học đồng đều nhau, học theo chương trình chuẩn.
3.1.3. Nội dung và các bước tiến hành triển khai thực nghiệm
Việc thực nghiệm đã được tiến hành theo các nội dung sau:
Bƣớc 1: Tổ chức dạy thực nghiệm:
Luận văn tiến hành dạy học thực nghiệm bài “Thực hành biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ”.
Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi soạn 2 giáo án:
- Giáo án thứ nhất: Soạn theo cách dạy truyền thống, không chú trọng