Nhận thức của giáo viên THPT về vận dụng tích hợp vào dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 44)

Để thực hiện chương trình SGK Ngữ văn mới, trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Đó là những đợt tập huấn về thay sách cho đối tượng là cán bộ chủ chốt của ngành và gíáo viên dạy môn Phương pháp dạy học ở các trường Đại học sư phạm. Đây chính là lực lượng nòng cốt để triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề thay sách cho đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các trường THPT.

Song song với hoạt động tập huấn, ngành giáo dục và đào tạo còn tăng cường các hình thức hoạt động khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Quan trọng nhất phải kể đến hình thức thông qua các bài báo và tập chí chuyên ngành (Báo Gíáo dục & Thời đại, Tạp chí Gíáo dục, Tạp chí thế giới trong ta, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ,…) để tuyên truyền, cung cấp kiến thức cần thiết về vấn đề đổi mới nội dung chương trình và SGK Ngữ văn cũng như quan điểm, nguyên tắc, phương pháp dạy học hiện đại. Đó là những bài viết của các nhà nghiên cứu đầu ngành, của các nhà giáo trực tiếp dạy học ở THPT. Đây là tiền đề quan trọng cho việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học. Kết quả khảo sát ở trường THPT Thượng Cát, trường THPT Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội và trường THPT Kim Thành huyện Kim Thành, Hải Dương cho thấy:

1.4.1.1. Đánh giá của giáo viên Ngữ văn về mức độ cần thiết của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học

Bảng 1.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học

Số lượng Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 40 GV 6 11 23 0 % 15 % 27.5 % 57.5 % 0

Có thể thấy sau 6 năm chương trình Ngữ văn mới được áp dụng đại trà trong nhà trường THPT thì việc nên hay không nên dạy học theo quan điểm tích hợp đã không còn là vấn đề được đưa ra thảo luận nữa. Bởi tất cả chúng ta đều khẳng định rằng tích hợp trong dạy học là bước tiến quan trọng đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như phù hợp với xu thế phát triển của khoa học giáo dục. Tuy nhiên với đại bộ phận giáo viên trực tiếp giảng dạy ở THPT thì mức độ tiếp cận với quan điểm này mới chỉ dừng lại ở cấp độ lý thuyết. Mặc dù tích hợp là nguyên tắc quan trọng trong xây dựng chương trình nhưng với hầu hết giáo viên thì việc vận dụng quan điểm này vào dạy học còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện ngay trong việc họ đánh giá mức độ cần thiết của việc áp dụng tích hợp vào dạy học. Do chưa hiểu sâu và rộng về vấn đề này nên giáo viên chưa thấy được những ưu điểm cũng như sự phù hợp của nó trong việc áp dụng vào dạy học chương trình Ngữ văn THPT hiện hành. Vì vậy họ đánh giá chưa thật thoả đáng về việc áp dụng quan điểm này vào dạy học. Đặc biệt với đặc trưng của môn Ngữ văn thì dạy học theo quan điểm tích hợp có thể xem là nguyên tắc chủ đạo. Với cách dạy học này không chỉ giúp HS nâng cao được các năng lực tiếp nhận và sáng tạo văn bản mà còn tránh được sự chồng chéo, trùng lặp trong quá trình dạy học. Với 57.5 % đánh giá mức độ cần thiết của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở mức bình thường cho thấy họ chưa thực sự xem tích hợp là một nguyên tắc cơ bản của quá trình dạy học.

Bảng 1.2 Mức độ quan tâm của giáo viên tới vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn Số lượng Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 40 20 3 17 0 100% 50 % 7,5 % 42.5 % 0

Trong 40 giáo viên được hỏi thì có tới 42.5% thỉnh thoảng mới quan tâm đến vấn đề áp dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn. Đây là con số không hề nhỏ, phản ánh thực trạng đáng buồn trong dạy học Ngữ văn. Chương trình và SGK Ngữ văn hiện hành lấy tích hợp làm nguyên tắc chủ đạo để biên soạn. Với kết quả thống kê ở trên cho thấy phương pháp dạy học môn Ngữ văn vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của việc đổi mới chương trình lần này.

1.4.1.3. Nguồn cung cấp tri thức về tích hợp cho giáo viên

Bảng 1.3. Nguồn cung cấp tri thức về tích hợp cho giáo viên

Nguồn Số lƣợng %

Chuyên đề tập huấn thay sách 18 45 %

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ

giáo dục 18 45 %

Sách tham khảo 0 0

Tạp chí chuyên ngành 3 7.5 %

Công trình nghiên cứu 1 2.5 %

Có thể thấy những tri thức về dạy học tích hợp mà 40 giáo viên được hỏi có được là thông qua các chuyên đề tập huấn về thay sách và trong cuốn

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn. Do đó những nhận thức của giáo viên về vấn đề dạy học tích hợp chỉ ở mức độ lý thuyết đơn giản.

Bảng 1.4. Mức độ xuất hiện của vấn đề dạy học tích hợp trong các sáng kiến kinh nghiệm hàng năm

Số lượng Từ 2 lần trở lên 1 lần` Chưa bao giờ 40 0 3 37 100% 0 7.5 % 92.5 %

Sáng kiến kinh nghiệm là hoạt động nghiên cứu khoa học thường niên của giáo viên. Tích hợp là điểm mới nhất trong lần đổi mới chương trình SGK này. Thiết nghĩ vấn đề dạy học theo quan điểm tích hợp sẽ là nội dụng được quan tâm nghiên cứu nhiều. Thế nhưng trong số 40 giáo viên được hỏi chỉ có 3 người từng nghiên cứu về vấn đề áp dụng tích hợp vào dạy học. Đây là con số đáng buồn và chưa thoả đáng với vai trò của quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, vấn đề áp dụng tích hợp trong dạy học Ngữ văn đã được giáo viên tiếp cận nhưng chưa thật sự có chiều sâu. Sự tiếp cận ấy có thể chỉ dừng lại ở việc nắm được quan điểm, nguyên tắc xây dựng chương trình và SGK mới là theo định hướng tích hợp và có hai hình thức tích hợp là: Tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Thế nhưng tích hợp như thế nào, với nội dung và phạm vi nào thì thực sự là vấn đề khó khăn với các giáo viên. Do vậy dẫn đến thực trạng là nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng quan điểm tích hợp. Do đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt; nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp không có mối liên hệ gắn bó; nhiều giờ dạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm.Vẫn thừa nhận là dạy học cần vận dụng quan điểm tích hợp. Song, việc vận dụng này là để phục vụ cho mục tiêu của bài dạy chứ không phải bạ đâu là sử dụng tích hợp đó. Kiều vận dụng này, vô hình trung làm lệch nội dung, mục tiêu cần đạt của

tiết dạy; khi vận dụng quan điểm tích hợp, giáo viên thiếu sự chuần bị kĩ, sử dụng tích hợp một cách tùy hứng dẫn đến hiệu quả tích hợp không cao.

1.4.2. Việc vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt lớp 10

1.4.2.1 Mức độ áp dụng tích hợp vào dạy học Văn học, Làm văn và Tiếng Việt

Bảng 1.5. Mức độ áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Văn hoc, Làm văn và Tiếng Việt

Số lượng Văn học Làm văn Tiếng Việt Như nhau 40 22 12 6 0 % 55 % 30 % 15 % 0

Theo tinh thần đổi mới, ba môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn được hợp nhất thành một chương trình chung. Theo quan điểm tích hợp các phần Văn học, Tiếng Việt và làm văn phải gắn kết, hỗ trợ nhau. Làm văn kết hợp với kiểu văn bản ở phần đọc văn, lấy ngữ liệu ở phần đọc văn. Phần Tiếng Việt cũng lấy ngữ liệu ở phần đọc văn. Cơ sở của việc tích hợp này là tiếng Việt là nền tảng của Văn học và làm văn, làm văn là thực hành của tiếng Việt, phần văn học là tinh hoa của tiếng Việt do các bậc thầy văn chương thực hiện. Một cơ sở khác là đọc văn và làm văn luôn gắn bó với nhau. Mọi hoạt động đọc văn đều cần phải khái quát, diễn đạt chính xác các ấn tượng đã tiếp nhận, nghĩa là phải có năng lực làm văn và năng lực sử dụng tiếng Việt hỗ trợ. Hiểu rõ được mối quan hệ hữu cơ giữa Văn học, Tiếng Việt, Làm văn và tìm ra điểm đồng quy giữa chúng trong mỗi bài học cụ thể thì người giáo viên mới có thể dạy tốt môn Ngữ văn. Thế nhưng theo kết quả khảo sát ở trên thì xem ra tinh thần đổi mới của chương trình vẫn chưa được giáo viên lĩnh hội một cách thấu triệt. 55% số giáo viên được hỏi đã cho rằng áp dụng tích hợp vào dạy phần văn học sẽ dễ thực hiện hơn. Con số này cho thấy quan điểm trong dạy học Ngữ văn ở THPT vẫn chịu

sự chi phối của cách nhìn và cách dạy truyền thống, coi trọng phần Văn học hơn Tiếng Việt và Làm văn. Mục tiêu của chương trình Ngữ văn “lấy Đọc văn và Làm văn làm trục đồng quy, cũng có nghĩa là lấy năng lực tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản làm trọng tâm lâu dài. Còn Tiếng Việt trở thành công cụ hữu hiệu và phương tiện đắc lực để giải mã tác phẩm văn học và lập mã mới cho Tập làm văn” [13, 10]. Điều này góp phần khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa ba phân môn và tính cần thiết của việc tích hợp ba phân môn này trong quá trình dạy học. Nhưng thực tế cho thấy phần Tiếng Việt chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù tính tích hợp được thể hiện ở cả ba phần nhưng số lượng giáo viên có sử dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Tiếng Việt là rất ít.

1.4.2.2. Mức độ thường xuyên sử dụng tích hợp vào dạy giờ thực hành Tiếng Việt lớp 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.6. Mức độ thƣờng xuyên sử dụng tích hợp vào dạy giờ thực hành Tiếng Việt lớp 10 Số lượng Thường xuyên thỉnh thoảng Chưa bao giờ 40 gv 5 22 13 % 12.5 55 % 32.5 %

Phần Tiếng Việt thực hành vốn là một nội dung được giáo viên cho là dễ dạy và chỉ cần cho HS nhớ lại những kiến thức lý thuyết trong nội dung bài là đủ, còn vận dụng lý thuyết vào thực hành thì lấy ở đâu cũng được. Vì vậy lâu nay Tiếng Việt chỉ dừng lại ở ngưỡng giúp HS nắm được các kiến thức lý thuyết trong SGK mà chưa quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS. Kết quả khảo sát cho thấy sử dụng tích hợp trong dạy học loại bài tiếng Việt thực hành lớp 10 là vẫn đề khá mới mẻ với giáo viên THPT. Mặc dù chương trình và SGK Ngữ văn 10 đã được đưa vào sử dụng đại trà được hơn sáu năm nhưng vẫn còn số đông giáo viên được hỏi chưa từng dạy nội dung Tiếng Việt trong chương trình theo định hướng tích hợp. Với kết quả

khảo sát như trên, chúng ta có thể thấy phần Tiếng Việt nói chung, loại bài thực hành tiếng Việt lớp 10 nói riêng trong nhà trường phổ thông vẫn đang bị xem nhẹ.

1.4.2.3. Mức độ cần thiết của việc vận dụng tích hợp trong dạy học giờ thực hành Tiếng Việt lớp 10

Bảng 1.7. Mức độ cần thiết của việc vận dụng tích hợp trong dạy học giờ thực hành Tiếng Việt lớp 10

Số lượng Cần thiết Bình thường Không cần

thiết

40 gv 12 20 8

% 30% 50% 20%

Theo kết quả điều tra cho thấy, số lương giáo viên không coi trọng việc sử dụng biện pháp tích hợp vào dạy học giờ Tiếng Việt thực hành là rất lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc kết quả của các giờ học này chưa đạt được mục tiêu của phân môn. Nguyên nhân của thực trạng này là:

Một là, lý thuyết về dạy học tích hợp còn khá mới mẻ đối với HS. Mặc dù trong chuyên đề tập huấn thay sách hay trong các tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ giáo dục có đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung mà chưa chỉ rõ cho giáo viên thấy được nội dung, phạm vi và cách thức tích hợp với các kiến thức cụ thể trong chương trình. Mặt khác nguồn tài liệu cung cấp tri thức về tích hợp vẫn còn hạn chế.

Hai là trong nhà trường THPT hiện nay phương pháp giảng dạy vẫn còn nặng về lý thuyết, kĩ năng thực hành chưa được quan tâm thỏa đáng. Điều này có thể là do cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, do ảnh hưởng phương pháp dạy truyền thống, do thói quen sử dụng ngôn ngữ…do nhiều yếu tố khác nữa mà nhiều HS tốt nghiệp THPT có tâm lí ngại giao tiếp, nói không nên lời, nói mà người nghe không hiểu. Và đây cũng chính là nguyên nhân tại sao HS,

sinh viên của chúng ta học rất khá nhưng lại bị loại ở vòng thực hành hay phỏng vấn.

Ba là, tâm lý ngại thay đổi đã trở thành một trong những rào cản để giáo viên sử dụng những quan điểm mới, phương pháp mới vào dạy học. Dạy học theo quan điểm tích hợp có nhiều ưu điểm, phù hợp với xu thế của thời đại nhưng để thực hiện có hiệu quả thật không dễ dàng. Bởi muốn dạy được theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần có những tri thức tổng quát về toàn bộ chương trình môn Ngữ văn ở THPT để xác định nội dung cũng như phạm vi và cách thức tích hợp. Việc làm này đòi hỏi không ít thời gian. Vì thế nhiều giáo viên hiểu được hiệu quả của dạy học theo quan điểm tích hợp nhưng việc vận dụng nó vẫn còn để ngỏ.

Bốn là, phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn tồn tại những quan điểm xem nhẹ nội dung này. Thực tế cho thấy, trong các giờ hội giảng hay thi giáo viên giỏi thì hầu hết các giáo viên đều chọn các bài Đọc hiểu văn bản để tham dự. Do đó, các tiết dạy tiếng Việt ít được đầu tư thời gian, công sức để dạy cho hay. Bên cạnh đó, nội dung kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT hầu như chưa quan tâm đến việc đánh giá hiệu quả của các tiết dạy tiếng Việt. Kết quả học tập môn Ngữ văn của HS được đánh giá bằng các bài kiểm tra Văn học và Làm văn cũng là một nguyên nhân khiến cho người dạy và người học xác định chưa đúng vị trí của phân môn này.

Qua dự giờ và các phiếu trắc nghiệm liên quan đến việc dạy giờ Tiếng Việt 10 theo hướng tích hợp, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng quan điểm này vào các giờ tiếng Việt thực hành kĩ năng chưa được giáo viên chú trọng. Mặc dù dạy học theo quan điểm tích hợp là một trong các nguyên tắc được nhấn mạnh trong quan điểm xây dựng chương trình. Nhưng với đại đa số giáo viên THPT chủ yếu vận dụng nó khi dạy phần Văn học. Việc xem nhẹ, xác định chưa đúng vai trò, mục tiêu của phần Tiếng Việt nói chung và loại bài thực hành tiếng Việt lớp 10 nói riêng trong nhà trường cho thấy vấn đề dạy

học Ngữ văn ở THPT hiện nay vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. Đó cũng chính là lý do dẫn đến thực trạng đáng buồn của việc dạy và học văn.

Có thể nhận thấy rằng, quan điểm dạy học tích hợp hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực của người học là quan điểm phù hợp với xu thế dạy học hiện đại của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 44)