Mục tiêu

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 32)

Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10 nhằm những mục tiêu chủ yếu sau đây:

Một là, hình thành một số kiến thức về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Trên cơ sở những kiến thức đã có ở THCS, sách Ngữ văn 10 nhằm hình thành và nâng cao những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về sản phẩm của hoạt động giao tiếp là văn bản, về đặc điểm của

hai dạng ngôn ngữ nói và viết, về những yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Từ đó đi đến những kiến thức về hai phong cách ngôn ngữ đã có từ lâu: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Sách cũng giúp cho HS tìm hiểu về lịch sử của tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt để phối hợp những kiến thức về lịch sử văn học Việt Nam.

Hai là, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội văn bản khi nghe, khi đọc. Những kĩ năng này được luyện tập, củng cố và nâng cao qua các hoạt động thực hành. Đồng thời với các kĩ năng ngôn ngữ, là các kĩ năng nhận thức, tư duy cũng được phát triển và hoàn thiện. Ngoài ra, kiến thức và kĩ năng có được trong phần Tiếng Việt còn giúp HS có điều kiện thuận lợi để học tập những môn học khác nhau, trong đó có môn ngoại ngữ.

Ba là, bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Việt, thái độ tôn trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Có ý thức bảo vệ và phát triển Tiếng Việt, theo tinh thần “ tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” Những tình cảm, thái độ và ý thức đó cần được hình thành, nuôi dưỡng thường xuyên qua từng bài học, tiết học Tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 32)