Tính tích hợp trong chương trình tiếng Việt 10

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 35)

Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, tiên tiến đang được vận dụng vào việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới thiết bị dạy học.Tinh thần tích hợp được thể hiện trước hết trong mục tiêu môn học. Mục tiêu chương trình nhấn mạnh ba mặt sau đây:

- Nhằm trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Môn Ngữ văn hình thành và phát triển ở HS các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.

- Môn Ngữ văn bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; Tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho HS trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.

Đây là mục tiêu tổng quát được xây dựng dựa trên những căn cứ xác đáng, khoa học; căn cứ vào mục tiêu chung của bậc học và căn cứ vào vị trí của môn học trong hệ thống chương trình. Là một môn học thuộc nhóm khoa

học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ, liên hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của đời sống. Do đó, để khắc phục hạn chế lớn của chương trình và SGK trước đây là dạy thiên về lí thuyết, chú trọng truyền đạt một chiều, giảng cái hay cái đẹp trong văn chương chứ không chú trọng hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS. Đặc biệt là việc tách rời ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn thành ba môn học riêng rẽ. Sự tách biệt rạch ròi này đã xoá bỏ khả năng tích hợp giữa chúng, dẫn đến việc xây dựng môn này độc lập với môn kia. Mỗi môn có mục tiêu riêng. Vì thế kiến thức và kĩ năng ở ba phần này ít được tích hợp với nhau. Từ mục tiêu đó mà nguyên tắc xây dựng chương trình và biên soạn SGK cũng thể hiện rõ quan điểm tích hợp. Trong chương trình mới, ranh giới rạch ròi giữa ba phần này không còn nữa. Theo quan điểm tích hợp thì Văn, Tiếng Việt, Làm văn hoà nhập làm một. Bởi vì, ba phần này dù có khác nhau về tên gọi nhưng đều nhằm mục đích hình thành cho HS năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học nghệ thuật một cách chủ động; đồng thời hình thành và rèn luyện cho HS bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Qua bốn kĩ năng này mà hình thành năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học cho học sinh. Đó chính là hướng phấn đấu bao quát của chương trình môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp. Tuy nhiên “giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ nhận việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng cho từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng từng phân môn một cách nhuần nhuyễn nhằm đạt mục tiêu chung của môn Ngữ văn [7, 5]. Mục tiêu riêng cho từng phần đã được xác định trong mục tiêu chung của môn học. Để giải quyết một điểm nào đó trong chương trình phải có sự đóng góp đắc lực của cả ba phần.

Bộ SGK Ngữ văn 10 đã thực hiện tinh thần tích hợp trên phương diện nhận thức lý thuyết cũng như biện pháp thực thi, cụ thể là:

- Về biện pháp thực hiện: Bộ sách được nhìn nhận như một chỉnh thể văn hoá, trong đó tích hợp nhiều yếu tố hữu cơ chứ không phải là sự lắp ghép máy móc các phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đây là điểm mấu chốt cần được nhận thức một cách thấu đáo và triệt để trong tư duy dạy học của giáo viên.

- Về kết cấu nội dung, các nhà biên soạn đã cố gắng sắp xếp cho có sự gần gũi về nội dung, thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu.

- Các bài làm văn và tiếng Việt đều tận dụng tối đa các văn bản đọc hiểu làm ngữ liệu cho sự hình thành các khái niệm và kĩ năng cần có.

- Chương trình có quy định những tri thức đọc - hiểu. Bộ sách này chủ trương không tách thành một phần riêng biệt về kiến thức đọc - hiểu mà lồng ghép vào ngay các phần Tiểu dẫn, phần câu hỏi đọc - hiểu hay các bài luyện tập. Tinh thần tích hợp như vậy càng được thực hiện một cách triệt để hơn.

- Các đề làm văn luôn gắn liền với nội dung tương ứng về đọc hiểu và tiếng Việt.

Quan điểm tích hợp thể hiện rõ nhất là tên môn học, là sự sát nhập ba phân môn (Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn) trong một cuốn sách, một môn học theo hướng “tam vị nhất thể” với nguyên tắc “Không phủ định việc dạy các tri thức, kĩ năng riêng từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào để phối hợp các tri thức, kĩ năng từng phân môn một cách nhuần nhuyễn nhằm đạt mục tiêu chung của môn Ngữ văn” [9, 6]. Tên gọi này đã thể hiện rõ một trong những điểm cải tiến căn bản của việc xây dựng chương trình. Nghĩa là không còn dùng tên gọi tách từng phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn như trước, cũng không gọi theo lối dung hoà Văn - Tiếng Việt hoặc môn Tiếng Việt – Văn mà được gọi tên là môn Ngữ văn. Với cách gọi này đã chỉ rõ định hướng đi theo con đường dạy học tích hợp ba phần trong mỗi tiết học, bài học. Ngữ văn là môn học công cụ cho các môn học khác. Ngược lại, các

môn học khác cũng có ảnh hưởng đến môn Ngữ văn. Tri thức từ các môn khoa học khác nhau sẽ làm tiền đề cho việc tiếp nhận Ngữ văn, đồng thời sẽ giúp kiểm chứng và thực nghiệm nó.

Chương trình Tiếng Việt ở THPT được biên soạn theo tinh thần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, tích hợp là một trong hai đặc điểm chính. Tính tích hợp được thể hiện cụ thể trong nội dung của toàn bộ chương trình Tiếng Việt. Các tri thức về Tiếng Việt được triển khai trên cơ sở kế thừa một cách có hệ thống những kiến thức đã được học ở các cấp học trước. Các kiến thức ở cấp học sau được nâng cao hơn cho phù hợp với trình độ người học. Mặt khác, nôi dung của phần Tiếng Việt luôn được đặt trong mối quan hệ với hai phần còn lại của môn Ngữ văn là Văn và Làm văn. Tính tích hợp này được thể hiện theo hai chiều: Tích hợp ngang và tích hợp dọc.

Tích hợp ngang được thể hiện ở nguyên tắc đồng quy. Từ đây yêu cầu đặt ra trong giảng dạy Tiếng Việt là phải lựa chọn được nội dung bài dạy thích hợp để đảm bảo được tính tích hợp của nó với các môn khác. Tính tích hợp theo chiều dọc được thể hiện ở nguyên tắc đồng tâm. Nhưng không phải là sự lặp lại giản đơn tạo nên sự chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn. Trái lại, đồng tâm được coi như một nguyên tắc sư phạm vừa phản ánh tính nối tiếp và phát triển của hệ thống tri thức, vừa phản ánh một số quy luật nhận thức theo tâm, sinh lý lứa tuổi phân môn trên.

Phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10 được sắp xếp vừa theo nguyên tắc hàng ngang vừa theo nguyên tắc hàng dọc.

1.3.4.1. Tích hợp theo chiều ngang

Theo Ngữ văn 6 – sách giáo viên - tập 1, Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người theo nguyên tắc đồng quy: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn.

Trong SGK Ngữ văn 10, sự tích hợp Tiếng Việt với văn học và làm văn thể hiện ở cả việc lựa chọn lẫn sắp xếp, khai thác nội dung kiến thức môn Việt ngữ học.

- Việc lựa chọn nội dung: Chương trình bố trí học các bài “Ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết”, “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” xen kẽ với học thể loại văn học dân gian và tạo lập văn bản tự sự trong phần Làm văn; bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” được học xen kẽ với phần văn học trung đại gồm những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật cao. Bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” được bố trí ngay sau bài “Tổng quan về văn học Việt Nam”; bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt” được tích hợp với kiến thức về tiến trình lịch sử văn học Việt Nam; bài “Yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” được xen kẽ với các bài học về văn bản để HS có thể vận dụng những kiến thức về tiếng Việt vào việc nói, viết và đọc - hiểu các văn bản. Khi học bài Từ Hán Việt chương trình bố trí với phần học văn học trung đại.

- Việc khai thác nội dung: Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn tận dụng mọi cơ hội để có thể phục vụ cho việc học tập Văn học và làm văn. VD khi dạy bài: “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ” được học sau bài: “Độc tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du đây là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, đặc biệt về phương diện từ ngữ. Với sự sắp xếp này đã tích hợp được kiến thức đọc hiểu văn bản văn học với khả năng giải mã, cảm thụ ngôn ngữ. Từ đó HS tự tin với hướng tiếp cận, lĩnh hội, sản sinh văn bản với phần Làm văn và giao tiếp. Hoặc khi dạy về “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” SGK đã lấy bài “Tổng quan văn học Việt Nam để nhận diện hoạt động giao tiếp bằng cách cho HS tìm các nhân tố giao tiếp thể hiện qua văn bản; ở tiết thực hành của kiên thức này SGK đã sử dụng các văn bản văn học nghệ thuật để HS phân tích các nhân tố giao tiếp. Từ đó góp phần cũng cố và nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS.

1.3.4.2. Tích hợp theo chiều dọc

“Tích hợp theo chiều dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới những kiến thức và kĩ năng đã học ở trước đó theo nguyên tắc đồng trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm hay vòng tròn xoáy trôn ốc), cụ thể là kiến thức và kĩ năng hình thành ở bài học, lớp học, bậc học trước, nhưng cao

hơn, sâu hơn trước” [9, tr. 10]. Đây là kiểu tích hợp khoa học. Xét riêng từng phần trong môn học thì khi tích hợp ngang, ít nhiều phá vỡ tính hàng dọc của hệ thống tri thức thuộc ngành khoa học, trong khi HS đã bước đầu phải làm quen, phải có ý thức về các ngành khoa học từ bậc THCS.

Có thể hình dung mô hình chương trình Tiếng Việt theo nguyên tắc đồng trục (đồng tâm, vòng tròn ốc xoáy) là kiến thức và kĩ năng lớp trên, bậc trên bao hàm và cao hơn, sâu hơn kiến thức, kĩ năng bậc dưới (tất nhiên, đây không phải là sự trùng lặp). Tất cả đều hướng tới mục tiêu rèn luyện các kĩ năng nghe – nói - đọc - viết.

Bảng thống kê mạch nội dung chƣơng trình kiến thức phân môn Tiếng Việt trong nhà trƣờng nói chung.

Lớp Kiến thức Tiểu học THCS THPT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ngữ âm và chữ viết Âm và chữ + + + + + Quy tắc chính tả + + + + + + Từ vựng Mở rộng vốn từ + + + + + + + + + + + + Các lớp từ + + + Cấu tạo từ + + + + + Nghĩa và quan hệ nghĩa

của từ + + + + + + + + + + + + Ngữ pháp Từ loại + + + + + + + + Cụm từ + + Câu và thành phần ngữ pháp của câu + + + + + + + + Câu Các loại câu + + + + + + + + Biến đổi câu + + +

Dấu câu + + + + + + + + + Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ Các biện pháp tu từ từ vựng + + + + + + + + Các biện pháp tu từ ngữ pháp + + + + Ngôn ngữ dạng nói và dạng viết + Các phong cách chức năng + + +

Lời nói cá nhân + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp và các nhân tố của hoạt động giao tiếp

+ + + + + +

Nghi thức lời nói + + +

Hội thoại + Một số kiến thức khác Lịch sử tiếng Việt + Đặc điểm loại hình tiếng Việt + Giữ gìn sự trong sáng

của tiếng Việt +

Nhìn trong mối quan hệ với bậc tiểu học và THCS, chương trình Tiếng Việt được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm. Các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt của chương trình THPT đã được học ở chương trình tiểu học và THCS như: Cấu tạo từ, một số lớp từ có quan hệ về nghĩa (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm), từ loại (danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ), các thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ), các kiểu câu (phân loại theo mục đích nói và phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp). Đến THCS, từ lớp 6, HS được học kĩ về từ: cấu tạo từ, một số biện pháp tu từ từ vựng, các từ mượn.

Lớp 7, HS tiếp tục học về cấu tạo từ (từ ghép, từ láy, nghĩa của từ ghép, từ láy), về từ mượn Hán Việt, về trường nghĩa của từ và tiếp tục học về tu từ từ vựng. HS đã bước sang từ loại và tu từ cú pháp. Đến lớp 8, HS tiếp tục học về từ Hán Việt, tính chất ngữ nghĩa của từ. Ở lớp 9, HS vẫn tiếp tục học từ Hán Việt và các vấn đề từ vựng, ngữ pháp, bắt đầu bước sang ngữ dụng học (hội thoại). Đến THPT, lớp 10 HS vẫn tiếp tục học về từ Hán Việt, các biện pháp tu từ ở dạng bài thực hành; những kiến thức về phong cách ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; lịch sử tiếng Việt.

Bảng thống kê kiến thức đƣợc kế thừa và nâng cao trong chƣơng trình THCS với loại bài thực hành kĩ năng sử tiếng Việt lớp 10 .

Các phép tu từ về từ <lớp 6>

Các phép tu từ từ vựng <lớp 8> Thực hành phép tu từ ẩn dụ Sự biến đổi và phát triển nghĩa hoán dụ <lớp 10>

của từ <lớp 9>

Các phép tu từ cú pháp <lớp 7> Thực hành các phép tu từ: Phép điệp,phép đối <lớp 10

Dấu câu tiếng Việt <lớp 6> Các phép tu từ về từ <lớp 6> Lỗi dùng từ <lớp 6>

Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ <lớp 6> Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt <lớp 10> Các dấu câu <lớp 7>

Chữa lỗi diễn đạt <lớp 8> Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ <lớp 9>

Như vậy có thể thấy tính tích hợp trong loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 đi từ những kiến thức đơn giản, đến những kiến thức phức tạp, hệ thống, khái quát hơn. Bài thực hành tiếng Việt đã thể hiện rõ tính tích hợp với các tri thức đã được học ở bậc Tiểu học và THCS.

Qua việc phân tích đặc điểm chương trình và SGK, chúng ta thấy rõ việc vận dụng tích hợp vào dạy học phần Tiếng Việt 10 nói chung và loại bài thực hành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt nói riêng là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn dạy học, nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận, tạo lập văn bản và thực tế giao tiếp.

1.4. Thực trạng vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 35)