Đảm bảo giảm tải được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập cho

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 63)

tập cho HS

Dạy học theo quan điểm tích hợp hướng tới việc cung cấp kiến thức, hình thành năng lực tổng hợp cho HS. Do vậy trong quá trình dạy học không chỉ liên hệ với các kiến thức, kỹ năng của môn học mà còn với kiến thức, kỹ năng của các môn học khác, với đời sống. Song, không vì thế mà khối lượng kiến thức trong mỗi bài học tăng lên. Điều này dễ khiến cho giờ học trở thành quá tải, đi ngược lại mục tiêu của dạy học tích hợp. Vì vậy, khi tổ chức dạy học theo hướng tích hợp giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, nội dung thích hợp, cách thức hợp lý sao cho giảm tải được kiến thức và rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học. Muốn vậy, đối với mỗi bài học, bên cạnh việc xác định nội dung tích hợp một cách hợp lý thì GV còn cần lựa chọn kiến thức và kỹ năng trọng tâm của bài học. Một bài học có thể hướng tới việc cung cấp nhiều kiến thức, hình thành các kỹ năng khác nhau nhưng với thời lượng có hạn của các giờ học trên lớp thì việc lựa chọn và nhấn mạnh tới kiến thức, kỹ năng trọng tâm là điều rất cần thiết. Dạy học tích hợp không nằm ngoài định hướng đó. Mặt khác, như đã nói ở trên, bản chất của dạy học tích hợp là “bắn một mũi tên trúng nhiều đích”, cho nên việc dạy học phải đảm bảo rút ngắn thời gian học tập cho HS. Tức là với lượng thời gian ít nhất mà HS có thể có được nhiều nhiều kiến thức và kỹ năng nhất. Vì vậy cần tích hợp tối đa những kiến, kỹ năng mà HS đã có để tránh sự chồng chéo, dư thừa không cần thiết.

Ví dụ khi dạy bài “ Thực hành phép tu từ phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ” sử dụng các biện pháp của dạy học tích cực như hoạt động nhóm sẽ phát huy được hiệu quả. Vì bản chất giờ học này thực hành, tức là áp dụng lí thuyết vào làm bài tập, tình huống giao tiếp cụ thể. Từ đó rèn kĩ năng nhận diện, kĩ năng phân tích, kĩ năng sử dụng cho HS. Trên cơ sở đó GV mới còn thời gian để

nâng cao kiến thức ở sự phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ, giữa ẩn dụ hoán dụ từ vựng với ẩn dụ hoán dụ tu từ.

Nếu GV khi dạy loại bài thực hành không chú ý đến giảm tải kiến thức, rút ngắn thời gian thì giờ học thường bị cháy giáo án, tức là không đủ thới gian, và đồng nghĩa là mục tiêu của giờ học không được bảo đảm. Với bài “Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ” nếu không sử dụng biện pháp dạy học tích cực mà sử dụng biện pháp dạy học truyền thống như thuyết trình thì e rằng giờ học đó HS chỉ nêu được hai khái niệm và GV chỉ phân tích được cơ chế của hai phép tu từ này, minh họa bằng một hai ví dụ là hết giờ. Như vậy giờ học làm sao củng cố được lý thuyết, rèn được các kĩ năng nhận diện, phân tích, lĩnh hội và sử dụng. Mà đây chính là mục tiêu chính của giờ học.

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)