Việc thực nghiệm đã được tiến hành theo các nội dung sau:
Bƣớc 1: Tổ chức dạy thực nghiệm:
Luận văn tiến hành dạy học thực nghiệm bài “Thực hành biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ”.
Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi soạn 2 giáo án:
- Giáo án thứ nhất: Soạn theo cách dạy truyền thống, không chú trọng đến việc vận dụng tích hợp vào dạy học
- Giáo án thứ hai: Soạn theo tinh thần dạy học tích hợp
- Dưới đây là giáo án bài “Thực hành biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ”, soạn theo tinh thần tích hợp
TIẾT 43:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:
- Ôn luyện, củng cố và nâng cao kiến thức cơ bản về hai phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ.
- Bước đầu có thể sử dụng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ phù hợp với ngữ cảnh mang lại hiệu quả trong giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Nhận diện hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Phân tích và sử dụng hai phép tu từ này trong văn bản, trong giao tiếp. 3. Giáo dục
- Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt qua bài thực hành trên lớp.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy
- SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo Dục, 2007. - SGV Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, 2007. - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập.
- Yêu cầu HS đọc sách lớp 6 về các biện pháp tu từ. Tập trung hai phép ẩn dụ và hoán dụ, nhớ được khái niệm và phân loại.
1. chuẩn bị của trò
- SGK Ngữ văn lớp 10
- Soạn bài và soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Tích hợp với phân môn làm văn, văn học và vốn kiến thức đã có của HS.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
3. Giới thiệu bài mới
Mời cả lớp cùng nhìn lên màn hình và mời 1 HS đọc cho cô các bài ca dao sau:
1. Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. 2. Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm để chàng sanh chơi.
3. Trời mưa ướt bụi ướt bờ Ướt cây ướt cối ai ngờ ướt em.
4. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
5. Hới cô yếm thắm lòa xòa, Lại đây cuốc đất trồng cà với anh.
Hỏi HS:
1. Các em đã biết đến những bài ca dao này chưa?
2. Nếu đã biết, cho cô hay biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong các bài ca dao này là biện pháp nào?
3. Biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, đã được học ở lớp mấy trong chương trình THCS.
Giờ học hôm nay cô và các em, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trên phương diện thực hành để thấy được giá trị sử dụng trên nhiều lĩnh vực của hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt
mới, kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
? Qua việc soạn bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của cô giáo, các em hãy trình bày cho cô khái niệm, và phân biệt các loại ẩn dụ và hoán dụ đã được học ở lớp 6?
GV: gọi một HS trả lời phép ẩn dụ
Gọi 1 HS trả lời phép hoán dụ Gọi 1, 2 HS khác bổ sung.
HS trả lời và trình bày vào bảng phụ.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp: + Ẩn dụ hình thức + Ẩn dụ cách thức +Ẩn dụ phẩm chất + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
-Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái
GV: nhận xét câu trả lời của HS, cho điểm và chốt: như vậy sau khi học chương trình lớp 6 các em đã biết và phân biệt được các loại ẩn dụ và hoán dụ. Bây giờ lớp ta sẽ thực hành phép tu từ này, tức là vận dụng lý thuyết vào làm những bài tập cụ thể trong SGK.
niệm khác có quan hệ gần gũi với nói nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. - Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp; + Lấy bộ phận để gọi cái toàn thể. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. + Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành phép ẩn dụ.
GV; chia lớp thành 4 nhóm làm 3 bài tập trong SGK (bài 2: có 2
HS làm bài tập theo nhóm
nhóm làm; Nhón 2 làm phần 1, 2. nhóm 3 làm phần 3,4,5)
Các em dựa vào hướng dẫn trong SGK, thảo luận nhóm và trình bày kết quả vào bảnh phụ. GV: thu kết quả, dùng máy chiếu hoặc treo bảng phụ lên vị trí đã chia trên bảng.
GV: gọi HS nhận xét và chữa mẫu bài tập 1. trên cơ sở đó HS nhận xét, bổ sung các bài tập còn lại.
? Ở câu ca dao thứ nhất trong bài tập 1, vì sao tác giả câu ca dao không nói trực tiếp:
Nhóm 1. Bài 1
- Thuyền -> người con trai.
- Bến -> người con gái - Cây đa bến cũ -> kỉ niệm đẹp - Con đò khác xưa-> kỉ niệm đẹp không còn, tan vỡ - thuyền và đò bản chất giống nhau, bến và bến cũ cũng vậy. song chúng lại khác nhau; Thuyền và Bến ở câu 1 chỉ hai đối tượng. Đó là chàng trai và cô gái. Còn bến và đò ở câu 2 lại làcon người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải xa nhau.
Chàng ơi có nhớ thiếp chăng Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi chàng.
? Cách so sánh chàng với thuyền, thiếp với bến dựa trên sự giống nhau như thế nào giữa các đối tượng? Gợi ra được những cảm xúc gì?
HS suy nghĩ và trả lời. - Nói trực tiếp câu ca dao mất đi tính hàm xúc, sự tế nhị, duyên dáng, kín đáo của một cô gái đang có rất nhiều tâm trạng
HS trả lời.
- Thuyền: cơ động, xuôi ngược tự do-> người con trai. (năm thê bảy thiếp)
- Bến: cố định, thụ động, chờ đợi -> người con gái. (chính chuyên chỉ có một chồng)
- Cảm xúc về tấm lòng thủy chung son sắt, nhưng cũng thật tôi nghiệp cho người con gái không có quyền
GV:nhấn mạnh căn cứ vào khung cảnh giao tiếp để lựa chọn sự so sánh, ví von nào cho phù hợp nhất. Từ đó tìm ra những đặc điểm tương đồng và quan hệ tương đồng. ( trường hợp câu 1 và câu 2 trong bài tập 1. Bề ngoài giống nhau, ý nghĩa lại khác nhau) (ý nghĩa đó chỉ có giá trị trong hoàn cảnh đó mà thôi)
GV: Tương tự HS nhật xét, bổ sung, hoản chính bài tập 2,3 còn lại
GV: mở rộng thực hành.
? Hãy tìm cho cô các ví dụ có sử dụng phép ẩn dụ mà em biết. GV chốt lại bằng câu hỏi
? Khi tạo lập, lĩnh hội văn bản, trong giao tiếp, sử dụng phép tu từ ẩn dụ đã mang lại giá trị gì cho ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta ?
GV: chiếu phần kiến thức cần đạt.
chủ động cho cuộc đời của mình.
HS phát biểu
Giá trị của phép tu từ ẩn dụ.
- Ẩn dụ tu từ tạo nên tính đa nghĩa của ngôn
GV: tích hợp với kiến thức THCS. Ở lớp 6 các em cũng đã được học Ẩn dụ từ vựng (ngôn ngữ), chúng ta thấy giá trị của ẩn dụ tu từ khác với ẩn dụ từ vựng. Ngược lại với ẩn dụ tu từ thì ẩn dụ từ vựng có tính cố định, xã hội cộng đồng, ổn định trong hệ thống, trong từ điển. Vì vậy nó có tính mòn sáo, không có tính biểu cảm, không tạo được xúc cảm.
ngữ nhờ vào sự liên tưởng tưởng tượng. - Ẩn dụ tu từ có tính lâm thời vì giá trị của nó phụ thuộc vào ngữ cảnh và trình độ của cá nhân người lĩnh hội. - Ẩn dụ tu từ có tính biểu cảm rất lớn, luôn luôn tươi mới.
->Chính vị vậy nó là một phương tiện biểu hiện quan trọng của ngôn ngữ văn chương
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành phép hoán dụ.
Qua việc soạn bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của cô giáo, các
em làm bài tập phần thực hành phép hoán dụ. GV gọi 3 HS lên bảng làm 3 bài tập, HS khác làm vào vở. GV: Gọi 1, 2 HS nhận xét, bổ sung bài 1. ? Lám thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ, nhà văn đã thay đổi tên gọi của đối tượng đó?
HS làm bài tập Bài 1
(1) Từ đầu xanh, má hồng Nguyễn du muốn ám chỉ Thúy Kiều (lấy tên của đối tượng này để gọi một đối tượng khác dựa vào tương cận. Đầu xanh, má hồng chỉ tuổi trẻ. (2) Từ áo nâu->người nông dân. Từ áo xanh chỉ người công nhân (lấy trang phục để chỉ đối tượng vì họ thường hay mặc màu áo đó.
HS suy nghĩ trảlời Để hiểu đúng một đối tượng khi tác giả đã thay đổi đối tượng ấy phải xác định được mối quan hệ gần gũi, tương cận giữa các đối
GV Nhấn mạnh: Muốn nhận diện đúng biện pháp tu từ hoán du, phải xác định được quan hệ tương cận của các đối tượng.
tượng như quan hệ bộ phận và toàn thể, trang phục và con người, nơi ở và con người… Những quan hệ như vậy là cơ sở để xây dựng hoán dụ và cũng là cơ sở để hiểu đúng hoán dụ
Bài 2.
- Thôn Đoài, thôn Đông là hoán dụ để chỉ hai người trong cuộc tình. (nơi ở chỉ người)
- Cau thôn Đoài và trầu không thôn nào lại sử dụng phép ẩn dụ chỉ những người đang yêu. Bởi quan hệ giữa những người đang yêu có những điểm tương đồng giữa trầu và cau. Đó là quan hệ giữa sự vật gắn bó khăng khít với nhau, tồn tại vì
- Xác định được mối quan hệ gần gũi, tương cận giữa các đối tượng
GV: Gọi 1, 2 HS nhận xét bổ sung bài tập 2. ? Trong một văn bản, một từ ngữ có phải chỉ được sử dụng một phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ đúng không? GV chốt lại.
GV làm rõ thêm từ „đầu xanh” ở bài tập 1. Đầu là hoán dụ chỉ người, “xanh” là ẩn dụ chỉ tuổi
nhau cho nhau.
Quan hệ tương đồng là cơ sở của mọi ẩn dụ. Điều đáng chú ý trong câu thơ này, đích của người nói hướng về người yêu nhưng người nói lại dùng cách nói bâng quơ, lấp lửng của tình yêu lứa đôi. HS suy nghĩ trả lời - Không bắt buộc - Có thể dùng hai phép tu từ trong cùng một văn bản * Lưu ý - Thực tế nhiều trường hợp sử dụng phối hợp hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong một từ ngữ, văn bản.
trẻ. Vì vậy căn cứ vào mục đích, giá trị để xác định cho đúng quan hệ
GV: Gọi 1, 2 HS nhận xét bổ sung bài tập 3, HS có thể viết theo ý của mình. GV tập trung vào các câu hỏi sau.
? Trong đoạn văn bạn viết có sử dụng phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ không?
? Hãy chỉ ra (nhận diện) biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ?
Bài tập 3
Cơn bão số 8 có tên là Sơn Tinh năm 2012 đã đi qua. Sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân miềm Trung thì vẫn còn tiếp diễn. Đó chinh là cảnh nhà cửa đổ nát, người mẹ mất con, vợ mất chồng… gia đình nát tan. Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh. HS nhận xét tập trung trả lời câu hỏi
- có sử dụng hai phép tu từ.
? Phân tích giá trị biểu đạt mà các phép tu từ ẩn dụ,hoán dụ mang lại
GV: cho điểm 3 HS lên bảng
- Nhận diện phép tu từ trong văn bản. + Sóng và biển: hoán dụ chỉ cuộc sống đã dần ổn định trở lại sau cơn bão. + Cơn bão: ẩn dụ chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn về tinh thần và vật chất vẫn diễn ra sau cơn bão.
+ Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa đủ nhận thức thấy được những mất mát đau thương. - Giá trị các biện pháp tu từ mang lại.
+ Tính đa nghĩa, giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm cao cho từ ngữ
+ Tạo tính hình tượng, hàm súc, tươi mới giàu giá trị biểu cảm cho văn bản.
làm bài tập.
GV: hướng dẫn HS tìm tiêu chí phân biệt ẩn dụ và hoán dụ bằng bảng trống, Phát phiếu học tập yêu cầu HS điền nội dung vào.
? Tìm những tiêu chí phân biệt ẩn dụ và hoán dụ và điền vào bảng sau?
Ẩn dụ Hoán dụ
GV: thu phiếu và chiếu một vài phiếu gọi 1,2 HS nhận xét.
GV: chốt lại bằng máy chiếu.
HS điền nội dung vào phiếu học tập
HS nghe và sửa vào phiếu học tập, hoặc ghi vào vở
* Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ.
- Ẩn dụ
+ Dựa trên sự liên tưởng giống nhau (tương đồng) của hai đối tượng bằng so sánh ngầm. Sự giống nhau này mang tính chủ quan
+ Thường có sự chuyển trường nghĩa. - Hoán dụ
+ Dựa trên sự liên tưởng tương cận (gần
GV: giải thích tại sao ẩn dụ lại chủ quan, từ ngữ lại có sự chuyển trường, còn hoán dụ lại khách quan và từ ngữ không chuyển trường.
- Ẩn dụ
+ Ẩn dụ phụ thuộc vào chủ quan của người dùng. Vì không phải là sự giống nhau hiển nhiên (bắt buộc phải như thế).Cho nên ẩn dụ mang tính phát hiện, tính sáng tạo. Người ta có thể so sánh ngầm cô gái với cái bến, bông hoa, vầng trăng, coi qua cái, con sư tử cái…
+ Khi thực hiện phép tu từ ẩn dụ thì thường kèm theo có sự chuyển trường. Ví dụ
Thuyền với nghĩa thông dụng là
phương tiện giao thông đường thủy được chuyển thành nghĩa
cơ động xuôi ngược một cách tự
HS lắng nghe
gũi) của hai đối tượng mà không so sánh. Sự liên tưởng này mang tính khách quan.
+ Không chuyển trường mà cùng trong một trường nghĩa.
do, chỉ người con trai
Bến với nghĩa thông dụng là
đầu mối giao thông được dùng với nghĩa là cố định chờ đợi một cách thụ động, chỉ người con gái
- Hoán dụ
+ Hoán dụ khách quan vì nó mang tính hiển nhiên, tấy yếu hơn.
Ví dụ:
“đầu xanh” là một đặc điểm của con người
“má hồng” là một đặc điểm của cô gái
“ tay, chân” là một bộ phận của cơ thể người
+ Khi thực hiện phép hoán dụ không thay đổi trường nghĩa. Ví dụ: “Đầu xanh, má hồng” vẫn nằm trong trường biểu vật chỉ người.
“áo nâu, áo xanh” vẫn nằm trong trường biểu vật về y phục của người.
Hoạt động 4: Củng cố
GV: cho HS lấy ví dụ (càng nhiều càng tốt) về hai phép tu từ
ẩn dụ và hoán dụ trong ngôn ngữ sinh hoạt và trong các văn bản văn học đã học.
GV: cho HS làm vài bài trắc nghiệm nhanh trên máy.
1. Câu ca dao nào dƣới đây không sử dụng phép tu từ ẩn dụ?
A. Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
B. Ai đi đâu đấy hỡi ai.
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm. C. Ai làm cho bướm lìa hoa, Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
D.Trên trời mây trắng như bông, Ở dưới cánh đồng bông trắng