Mối quan hệ giữa phương pháp và biện pháp

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 28)

1.2.3.1. Khái niệm phương pháp

Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã đưa ra khái niệm: “phương pháp là là hệ thống các cách thức sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó” [19, tr. 63]. Nguyễn Văn Đạm trong cuốn Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng cũng cho rằng “ Phương pháp là trình tự cần theo

trong những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một việc có mục đích nhất định” [10, tr. 64]

Như vậy có thể coi phương pháp là quá trình sử dụng một hệ thống các cách thức, công cụ có liên quan đến nhau theo một trình tự lôgics nhất định để thực hiện một hoạt động nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hoàn thiện một sản phẩm, một công việc hay một vấn đề nào đó.Phương pháp là tổng thể chung của các cách thức sử dụng công cụ làm việc khác nhau để hoàn thành một công việc chung. Quá trình này đòi hỏi người thực hiện phải có những hiểu biết về đối tượng, công việc, vấn đề cần hoàn thành và định hướng cũng như con đường đạt tới đích cuối cùng của hành động mà mình thực hiện.

Về bản chất phương pháp là tập hợp của nhiều cách thức, nhiều công cụ khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ nhất định. Đồng thời chịu sự chi phối của đặc trưng công việc và cái đích cối cùng mà công việc cần hoàn thành. Phương pháp có thể biến thiên để đáp ứng sự thay đổi trong quá trình thực hiện công việc nhằm đạt đến kết quả cao nhất.

1.2.3.2. Khái niệm biện pháp

Nguyễn Văn Đạm trong cuốn Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng cho rằng: “ biện pháp là cách làm, cách hành động , đối phó để đi tới một mục đích nhất định [10, tr. 66]

Hoàng phê trong cuốn từ điển tiếng Việt định nghĩa: “ biện pháp là cách làm cách giải quyết vấn đề cụ thể [19, tr. 64]

Hiểu như trên thì biện pháp là cách thức thực hiện một công việc để đạt được mục đích đặt ra. Biện pháp nhấn mạnh cách làm, cách hành động cụ thể. Khi đặt ra một công việc cụ thể, để hoàn thành nó cần có nhiều khâu khác nhau, hoàn thành nhiều công việc nhỏ trong một công việc lớn. quá trình sử dụng các cách thức để hoàn thành một phần nhỏ trong tổng thể lớn của công việc đó chính là biện pháp

Như vậy biện pháp tích hợp được sử dụng trong giờ thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho HS THPT chính là cách thức tổ chức những hoạt động

tác động của GV tới HS giúp HS hình thành các kĩ năng thu thập thông tin, nhận diện, phân tích, sử dụng ngôn ngữ đạt được mục đích giao tiếp ở cả dạng nói và dạng viết

1.2.3.3. Mối quan hệ giữa phương pháp và biện pháp

Có thể thấy cả phương pháp và biện pháp đều hướng tới phụ vụ cho việc hoàn thành một công việc đạt kết quả như mong muốn. Phương pháp cũng như biện pháp đều là cách thức thực hiện công việc trên cơ sở hiểu biết và tri thức vốn có về đối tượng và công việc phải hoàn thành. Giữa phương pháp và biện pháp không có sự đồng nhất, song chúng có sự giao thoa và một phần bao chứa trong nhau. Xét trên phương diện rộng của quá trình thực hiện công việc ta cũng có thể coi biện pháp là một phần của phương pháp.

Khi thực hiện một công việc cụ thể,cần có sự kết hợp cả phương pháp và biện pháp. Nếu không có phương pháp thì không có định hướng và cơ sở xuyên suốt quá trình thực hiện dẫn đến đứt đoạn, không đi đến được đích cuối cùng. Còn biện pháp trang bị cho người thực hiện những cách thức cụ thể để hoàn thiện từng phần của công việc. Khi đi song hành cùng phương pháp thì kết quả mà biện pháp mang lại sẽ là những hạt nhân trong chuỗi kết quả nhỏ của từng công đoạn để hoàn thiện đi tới một kết quả lớn và cuối cùng của công việc đó.

Mặc dù giữa phương pháp và biện pháp có những điểm chung và mối quan hệ nhất định, nhưng chúng vẫn có sự phân biệt rõ nét.

Nếu như phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có qan hệ với nhau tạo nên một hệ thống thì biện pháp lại nhấn mạnh từng cách thức riêng biệt để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể trong tổng thể công viêc. Phương pháp đề cao tính thống nhất và mối tương quan giữa các cách thức, công cụ thực hiện. Biện pháp đề cao vai trò của những cách thức khác nhau. Trong quá trình tiến hành một công việc cụ thể, phương pháp ngoài vai trò là cách thức thực hiện và sử dụng công cụ tác động để hoàn thiện công việc cụ thể thì

nó còn là cơ sở để định hướng tiến trình và kết quả của công việc cần hoàn thiện.

Phương pháp trang bị cho người thực hiện cơ sở về mặt định hướng và cách thức, còn biện pháp lại trang bị cách làm, những kĩ năng cụ thể để thực hiện công việc. Cả phương pháp và biện pháp đều có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện công việc cụ thể. Song xét về mặt thời gian và quá trình thì phương pháp mang tính tổng thể và kéo dài trong quá trình thực hiện trọn vẹn công việc. Biện pháp mang tính giai đoạn, chỉ được thực hiện trong một khâu, một quãng thời gian ngắn để hoàn thiện một phần nhất định của công việc. Do đó, biện pháp có thể bị thay thế hoặc loại bỏ. Nhưng phương pháp thực hiện công việc nói chung thì không thể không đề cập đến trong quá trình thực hiện công việc.

Mặc dù không có vai trò định hướng và xuyên suốt như phương pháp. Nhưng biện pháp chính là những yếu tố cụ thể và là những công cụ hữu dụng nhất trong quá trình thực hiện công việc. Nếu không có biện pháp cụ thể thì cho dù đã xác định được phương pháp cũng không có cơ sở cách thức cụ thể để thực hiện. Khi đó, công việc cũng không được hoàn thành và không đạt được mục đích cuối cùng.

Như vậy, mặc dù phương pháp và biện pháp đều là những yếu tố không thể thống nhất trong nhau. Song cả phương pháp và biện pháp đều là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện một công việc. Trong đó biện pháp là những yếu tố cách thức cụ thể mang tính thực tế và hữu dụng cần được chú ý.

Từ mối quan hệ phương pháp và biện pháp cho thấy, quá trình áp dụng các phươg pháp đổi mới dạy học cần phải có một hệ thống các biện pháp dạy học mới đưa vào thực tiễn dạy học. Việc đưa ra các biện pháp tích hợp để dạy bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS có vai trò quan trọng không chỉ đối với qúa trình dạy học của GV mà còn góp phần nâng cao hiệu quả cảm thụ, viết văn, sử dụng ngôn ngữ hàng ngày cho HS. Khi thực hiện các biện

pháp tổ chức dạy học tích hợp sẽ là cho tiết học trở nên sinh động. Để có đực điều này đòi hỏi người GV phải tìm tòi cách thức thực hiện khác nhau làm cho giờ tiếng Việt không còn khô cứng, mà cuốn hút được HS tham gia học tập. Với học sinh khi tham gia các hoạt động học tập được GV tổ chức nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, giúp các em được trang bị những cách thức, kĩ năng tiếp cận, đánh giá, xử lý những hiện tượng ngôn ngữ một cách hợp lý nhất. Điều này không chỉ dừng lại ở việc trang bị kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, mà thông qua đó HS còn được trao đồi vốn sống, rèn luyện khả năng sản sinh, lĩnh hội văn bản, phản ứng trong giao tiếp. Từ đó không còn bỡ ngỡ, ngại giao tiếp, mà luôn chủ động, tự tin trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Đây cũng chính là nhân tố góp phần hình thành nhân cách, kĩ năng vốn sống cho học sinh.

Khi tổ chức giờ học sử dụng biện pháp tích hợp vào dạy loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS một cách đồng bộ, bản thân mỗi GV đã tự tìm tòi, sáng tạo cách thức tổ chức tiết học một cách sinh động thiết thực, giúp HS nhận thức đúng tầm quan trọng của loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT. Đồng thời qua đó bản thân mỗi GV tự trang bị cho mình những kiến thức kĩ năng dạy học thực tiễn mang lại hiệu quả dạy học. Đối với GV, việc tổ chức các giờ học tiếng Việt chưa thực sự mang lại hứng thú cho HS thì khi áp dụng biện pháp tích hợp sẽ khiến cho HS hứng thú hơn trong giờ học này.

1.3. Chƣơng trình tiếng việt lớp 10 THPT

1.3.1. Mục tiêu

Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10 nhằm những mục tiêu chủ yếu sau đây:

Một là, hình thành một số kiến thức về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Trên cơ sở những kiến thức đã có ở THCS, sách Ngữ văn 10 nhằm hình thành và nâng cao những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về sản phẩm của hoạt động giao tiếp là văn bản, về đặc điểm của

hai dạng ngôn ngữ nói và viết, về những yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Từ đó đi đến những kiến thức về hai phong cách ngôn ngữ đã có từ lâu: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Sách cũng giúp cho HS tìm hiểu về lịch sử của tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt để phối hợp những kiến thức về lịch sử văn học Việt Nam.

Hai là, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội văn bản khi nghe, khi đọc. Những kĩ năng này được luyện tập, củng cố và nâng cao qua các hoạt động thực hành. Đồng thời với các kĩ năng ngôn ngữ, là các kĩ năng nhận thức, tư duy cũng được phát triển và hoàn thiện. Ngoài ra, kiến thức và kĩ năng có được trong phần Tiếng Việt còn giúp HS có điều kiện thuận lợi để học tập những môn học khác nhau, trong đó có môn ngoại ngữ.

Ba là, bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Việt, thái độ tôn trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Có ý thức bảo vệ và phát triển Tiếng Việt, theo tinh thần “ tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” Những tình cảm, thái độ và ý thức đó cần được hình thành, nuôi dưỡng thường xuyên qua từng bài học, tiết học Tiếng Việt.

1.3.2. Cấu trúc loại bài tiếng Việt lớp 10

Phần Tiếng Việt trong sách Ngữ văn 10 có hai loại bài chính:

1.3.3.1. Loại bài cung cấp kiến thức và hình thành kĩ năng mới

Nội dung của những bài này chưa được dạy hoặc chưa được đề cập một cách trực tiếp trong chương trình THCS. Đó là những bài sau:

- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Văn bản và đặc điểm của văn bản

- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Khái quát về lịch sử tiếng Việt

Trong loại bài này tuy có kiến thức mới, song kiến thức sẽ được hình thành thông qua sự phân tích các ngữ liệu trong thực tế giao tiếp ngôn ngữ. Do đó, cấu trúc bài học ngoài kết quả cần đạt thường bao gồm ba phần:

+ Tìm hiểu và phân tích ngữ liệu. Trong phần này sách nêu một số câu hỏi hoặc yêu cầu phân tích văn bản để HS hiểu văn bản. Câu hỏi hoặc yêu cầu đều hướng đến nội dung kiến thức cần hình thành hay kĩ năng cần đạt được.

+ Hình thành kiến thức và ghi nhớ. Khâu phân tích ngữ kiệu sẽ dẫn đến việc hình thành kiến thức. Kiến thức và kĩ năng cốt lõi được đúc kết trong phần ghi nhớ.

+ Luyện tập củng cố và mở rộng kiến thức, kĩ năng. Phần luyện tập có những dạng bài tập: Phân tích, nhận diện, so sánh, đối chiếu, thay thế yếu tố hay hoàn chỉnh văn bản, sửa chữa lỗi hoặc tạo lập văn bản mới… Tất cả đều nhằm mục đích củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng vừa học để nắm chắc, hiểu thấu và có năng lực sử dụng trong giao tiếp.

1.3.3.2. Loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt

Loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhằm mục đích củng cố phát triển kiến thức đã học qua hoạt động thực hành, từ đó hình thành những kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc trưng của giờ tiếng Việt thực hành là HS đã được học lý thuyết ở các lớp dưới, hoặc đã có hiểu biết sơ giản. Đó là những bài sau:

- Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

- Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối. - Yêu cầu chung về việc sử dụng tiếng Việt.

- Ôn tập tiếng Việt cuối năm

Trong loại bài này chỉ có hoạt động thực hành, luyện tập, tức là chỉ tương đương với bước thứ ba trong loại bài cung cấp kiến thức và hình thành kĩ năng mới . Có thể có những bài tập ôn luyện, nâng cao kiến thức, kĩ năng

mà HS đã được biết đến ở lớp dưới. Do đó, cấu trúc bài học ngoài kết quả cần đạt thường bao gồm ba phần:

+ GV gợi dẫn để HS nhớ lại những kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp dưới.

+ Theo yêu cầu nêu ở từng bài tập, dưới sự hướng dẫn của GV, HS lần lượt làm các bài tâp.

+ GV hướng dẫn, theo dõi, nêu ra đáp án, đánh giá, tổng kết. Từ đó nâng cao thêm một bước nhận thức và kĩ năng sử dụng.

1.3.3. Tính tích hợp trong chương trình tiếng Việt 10

Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, tiên tiến đang được vận dụng vào việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới thiết bị dạy học.Tinh thần tích hợp được thể hiện trước hết trong mục tiêu môn học. Mục tiêu chương trình nhấn mạnh ba mặt sau đây:

- Nhằm trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Môn Ngữ văn hình thành và phát triển ở HS các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.

- Môn Ngữ văn bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; Tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho HS trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.

Đây là mục tiêu tổng quát được xây dựng dựa trên những căn cứ xác đáng, khoa học; căn cứ vào mục tiêu chung của bậc học và căn cứ vào vị trí của môn học trong hệ thống chương trình. Là một môn học thuộc nhóm khoa

học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ, liên hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức

Một phần của tài liệu Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10 (Trang 28)