Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân, tăng cường công tác quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương VN – chi nhánh Bắc Nghệ An (Trang 72)

NGHỆ AN 3.1 Định hướng phát triển

3.2.5 Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân, tăng cường công tác quản lý tín dụng

nghiệp.

- Đối với thông tin và giá trị của tài sản đảm bảo:

Thứ nhất, vì định giá cho mục đích đảm bảo một khoản vay nên thẩm định giá trị tài sản phải gắn với xu thế thị trường. Đối với chi nhánh, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ lớn nên việc thẩm định đúng theo giá cả thị trường và xu thế biến động của nó là rất quan trọng. Giá của Bất động sản (BĐS) càng cao thì giá trị khoản cho vay càng lớn, giá thẩm định càng phải sát với thị trường. Giả sử với một loại tài sản đảm bảo nào đó, giá của nó bỗng nhiên tụt mạnh, nếu điều này xảy ra thì sẽ rất bất lợi cho ngân hàng, rủi ro khoản vay đó càng lớn.

Thứ hai, việc định giá tài sản cũng phải xem xét đến tính thanh khoản của nó trên thị trường. Vì khi khách hàng không trả được nợ, thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đảm bảo để trả nợ.

Thứ ba, khi thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng phải xem xét kỹ tính pháp lý của tài sản ấy, nhất là quyền sử dụng đất. Nếu không thẩm định đúng tính pháp lý của tài sản thì khi tài sản được đem ra xử lý sẽ có rất nhiều phức tạp và tốn kém, dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên liên quan đến tài sản. Đặc biệt là các trường hợp đất sử dụng chung, sử dụng riêng, tính giá đền bù cho đất nằm trong quy hoạch, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai...khi thẩm định những trường hợp này cần hết sức lưu ý.

3.2.5 Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân, tăng cường công tác quản lý tín dụng dụng

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt nên áp dụng phương thức chuyển

khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Những RRTD xuất hiện sau khi giải ngân không chỉ do phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng cho vay không kiểm soát được dòng tiền khi kết thúc phương án kinh doanh dẫn đến khách hàng sử dụng nguồn vồn này vào mục đích kém hiệu quả không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này cần kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay.

Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đặc thù của mỗi khoản vay, chất lượng của từng khách hàng. Do sự khác biệt của từng khách hàng, từng món vay mà cần lựa chọn kế hoạch kiểm tra cụ thể hợp lý đảm bảo an toàn cho ngân hàng cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng để xác định thời gian định kỳ kiểm tra, kết quả xếp hạng cao thì thời gian kiểm tra dài còn khách hàng có điểm số xếp hạng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn.

Cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, đánh giá việc sử dụng vốn, TSĐB để kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng kiểm tra mang tính đối phó.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương VN – chi nhánh Bắc Nghệ An (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w