Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng,tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương VN – chi nhánh Bắc Nghệ An (Trang 69)

NGHỆ AN 3.1 Định hướng phát triển

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng,tài sản đảm bảo

Giải pháp này cực kỳ quan trọng bởi vì một số thiếu sót và tồn tại của chi nhánh là xuất phát từ công tác thẩm định thông tin khách hàng và tài sản đảm bảo. Khâu thẩm định là khâu quan trọng góp phần quyết định cho vay hay không, nâng cao hiệu quả khoản vay, bảo đảm hạn chế rủi ro với tổn thất ít nhất, giảm mức rủi ro về mức tối thiểu cho chi nhánh. Công tác thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra quyết định, đảm bảo sự hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng.

Việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng dựa trên những điểm chính sau:

- Tìm hiểu, phân tích và nhận định thông tin về khách hàng.

Thông tin về khách hàng là vấn đề luôn được quan tâm của người cho vay. Đây cũng là cơ sở quan trọng của người cho vay đưa ra quyết địng cấp tín dụng hay không. Cho dù là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới thì việc tìm hiểu thông tin về họ vẫn không thể bỏ qua và phải được coi là một trong những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn những rủi ro tín dụng xảy ra. Ngoài nguồn thông tin được cung cấp từ khách hàng cán bộ chuyên viên có thể chủ động tìm hiểu và khảo sát khách hàng: như tiếp cận cơ sở hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, từ các phương tiện thông tin khác, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN,...Qua đó xử lý một cách khoa học các thông tin

thu thập được để góp phần cho các nhận xét đánh giá của cán bộ phân tích phương án vay và có thể hiểu thêm về khách hàng đi vay, đưa ra các nhận định đúng đắn. Ngoài ra chi nhánh cũng cần tìm hiểu những thông tin liên quan khác như thông tin về thị trường, về môi trường kinh tế, thông tin về lĩnh vực kinh doanh mà người đi vay đang tham gia. Các thông tin này phải đầy đủ chính xác để cán bộ tín dụng có một hệ thống thông tin khách quan về khách hàng trước khi quyết định cho vay hay không.

- Làm tốt công tác thẩm định khi xét duyệt cho vay

Việc thẩm định phải thực hiện theo nguyên tắc khách quan, phân tích, đánh giá, so sánh và đưa ra nhận xét một cách cẩn trọng

Thẩm định tư cách pháp lý của bên đi vay: cán bộ phải tìm hiểu khách hàng có đủ tư cách pháp nhân hay không, có giấy phép kinh doanh hợp pháp, hợp lệ chưa, đơn vị được phép kinh doanh những ngành nghề gì, trong thời gian bao lâu, đơn vị có đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế hay không…mục đích vay vốn có phù hợpvới chức năng, phục vụ cho ngành nghề đơn vị được phép kinh doanh hay không? việc vay vốn có được sự nhất chí của các thành viên liên quan hay không? giám đốc đơn vị đi vay có đủ thẩm quyền ký hợp đồng vay vốn hay không,…? Nếu cán bộ thẩm định là đã không kiểm tra chặt chẽ về mặt pháp lý bên đi vay thì hậu quả xảy ra khó lường, thậm chí hợp đồng cho vay có thể bị coi là vô hiệu, nặng hơn là vi phạm pháp luật. Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ và càng thẩm định kỹ thì sẽ càng đảm bảo cho quyền lợi của ngân hàng khi rủi ro xảy ra và nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay, hạn chế được rủi ro xảy ra.

Thẩm định về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của bên đi vay: Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng cụ thể mà cán bộ thẩm định có thể tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của họ theo các khía cạnh khác nhau. Tìm hiểu về thực tế thị trường, về lĩnh vực mà khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện phương án kinh doanh sau đó cũng như nhữnh kết quả kinh doanh mà đơn vị đã đạt được trong thời gian trước ở cùng ngành sản xuất kinh doanh xin vay vốn.

Tính toán, xác định các hệ số tài chính của phương án vay qua đó xác định mức thu nhập của khách hàng vay: Đây là nhân tố phản ánh tình hình tài chính kinh

tế của dự án. Thông qua các hệ số nhóm chỉ tiêu cần phân tích như: chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu sinh lời và chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng phát triển. Qua phân tích đánh giá mức thu nhập hàng năm của đơn vị là số tiền thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: Thu từ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài phương án…việc tính toán, xác định mức thu nhập phải dựa vào thời gian dự kiến có nguồn thu trên cơ sở đó tính toán số nợ phải thu trong từng kỳ và xác định kỳ trả nợ cho phù hợp.

Thẩm định vốn tự có của đơn vị tham gia thực hiện phương án kinh doanh. Vốn tự có của bên đi vay thường đuợc tính bằng: Tiền,sức lao động, hiện vật (máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất, đất đai nhà xưởng). Tỉ lệ vốn tự có tham gia càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp. Đây là một chỉ tiêu hết sức cần thiết giúp cán bộ cho vay xác định mức cho vay hợp lý.

Thẩm định lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn: Nếu đơn vị đi vay kinh doanh trong ngành nghề phát triển tốt thì khách hàng sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu ngành nghề kinh doanh của đơn vị có nhiều biến động thì khách hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.

Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ quy định của ngân hàng. Công việc này tạo cho ngân hàng cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và triển vọng phát triển của khách hàng để nhận thấy những rủi ro của hoạt động kinh doanh, định ra giới hạn tín dụng hợp lý cho từng khách hàng (nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với ngân hàng, không bao gồm giới hạn tín dụng của các TCTD khác). Nỗ lực xác định mức giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát RRTD một cách hiệu quả.

Cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính về môi trường vĩ mô, vi mô hay lịch sử hoạt động tín dụng của khách hàng để nhận ra những rủi ro tiềm tàng, khả năng kiểm soát hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.

suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia, các TSĐB,... để đảm bảo mức lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Dựa trên cở sở mức lãi suất cơ bản, mức lãi suất do hội sở quy định và mức chi phí vốn của mình chi nhánh cần chủ động xác định mức lãi suất phù hợp với từng khách hàng, đồng thời cần xây dựng biểu lãi suất theo bậc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương VN – chi nhánh Bắc Nghệ An (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w